TOP 10 mẫu Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (2024) SIÊU HAY

Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu lớp 8 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 2,068 30/07/2024


Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Trong bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”, Tú Xương đã xây dựng nhiều chi tiết trào phúng. Nhưng tôi cảm thấy ấn tượng nhất với chi tiết khắc họa hình ảnh sĩ tử và quan trường. “Sĩ tử” vốn là những người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, theo nghiệp bút nghiên nên mang phong thái nho nhã. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” ở đây lại hiện lên thật lôi thôi, nhếch nhác. Cách sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa từ láy “lôi thôi” lên đầu câu thơ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Không chỉ vậy, khung cảnh trường thi lúc này không còn là chốn tôn nghiêm mà trở nên ồn ào, chẳng khác nào cảnh họp chợ nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” - những người coi thi cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có. Qua chi tiết này, người đọc cười đấy mà cũng buồn đấy trước tình cảnh đất nước lúc bấy giờ.

Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (mẫu 2)

Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của Tú Xương đã khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến. Trong bài thơ, tôi đặc biệt ấn tượng với chi tiết về sự xuất hiện của ông Tây và mụ đầm: “Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến;/Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”. Một kì thi mang tính trọng đại của đất nước. Nhưng hình ảnh xuất hiện ở đây - “lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” - lũ cướp nước đầy long trọng. Không chỉ vậy, từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười. Qua chi tiết này, chúng ta thấy được sự suy thoái của đất nước lúc bấy giờ. Tiếng cười trước cảnh tượng lố lăng nơi trường thi nhưng cũng là tiếc khóc cho cảnh ngộ mất nước lúc bấy giờ.

Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (mẫu 3)

Bài thơ Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu đã miêu tả lễ xướng danh khoa thi tại trường Nam 1897, thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ khoa cử nhốn nháo:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa, sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.

Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (mẫu 4)

TOP 10 mẫu Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Hai câu đề giới thiệu một nét mới của khoa thi Đinh Dậu:

Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Việc thi cử ngày xưa là của vua, của triều đình nhằm mục đích kén chọn kẻ sĩ tài giỏi, chọn nhân tài ra làm quan giúp vua, giúp nước. Bây giờ nước ta đã bị thực dân Pháp thống trị, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa” nhưng đã cuối mùa. Và kẻ chủ xướng ra các khoa thi ấy là nhà nước là chính phủ bảo hộ. Câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp của kì thi này: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Đời Nguyễn, ở Bắc Kì có hai trường thi Hương là trường thi Hà Nội và trường thi Nam Định. Tây thực dân chiếm trường thi Hà Nội, nên mới có chuyện sĩ tử Hà Nội phải thi lẫn với trường Hà như thế. Theo Nguyễn Tuân cho biết khoa thi 1894, trường thi Nam Định có mười một ngàn sĩ tử, đỗ 60 cử nhân và 200 tú tài. Tú Xương đỗ tú tài khoa thi đó. Chắc chắn khoa thi Hương năm Đinh Dậu số người dự thi còn đông hơn nhiều!

Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (mẫu 5)

Hai câu thực miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh bằng hai nét vẽ rất đặc sắc. Vì là người trong cuộc nên Tú Xương mới làm nổi bật cái thần của quang cảnh trường thi như vậy. Dáng hình sĩ tử thì “vai đeo lọ” trông thật nhếch nhác, “lôi thôi”. Sĩ tử là người đi thi, là những trí thức trong xã hội phong kiến từng theo nghiệp bút nghiên. Trong đám sĩ tử “lôi thôi” sẽ xuất hiện những ông cử, ông tiến sĩ, ông tú nay mai. Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai đeo lọ”. Lọ mực hay lọ đựng nước uống trong ngày thi? Đạo học (chữ Hán) đã cuối mùa, “Sĩ khí rụt rè gà phải cáo - Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi” nên trường thi mới có hình ảnh mỉa mai “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” ấy.

Nét vẽ thứ hai cũng thật tài tình:

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ đưa hai tiếng tượng thanh “ậm oẹ” lên đầu câu thơ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường “miệng thét loa”. Trường thi không còn là chốn tôn nghiêm nền nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ, nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” như thế. Tú Xương đối rất chỉnh làm hiện lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có. Bức tranh nhị bình biếm hoạ độc đáo này gợi lại cảnh hoàng hôn của chế độ phong kiến ở nước ta:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (mẫu 6)

Hai câu luận tô đậm bức tranh “Lễ xướnq danh khoa Đinh Dậu” bằng hai bức biếm hoạ về ông Tây và mụ đầm. Tài liệu cũ cho biết, năm đó toàn quyền Paul Doumer và vợ chồng tên công sứ Nam Định Le Normand đã đến dự. Các ông cử lẫn khoa, các ông tú mền, tu kép... phải cúi rạp mình xuống mà lạy ông Tây, lay mụ đầm “váy lê quét đất”, “ghế trên, ngoi đít vịt”. Cái nhục của hàng vạn sĩ tử Bắc Hà không thể nào kể hết:

Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.

Tây thực dân đang đè đầu cưỡi cổ dân ta. Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kì long trọng. Đó là nỗi đau mất nước. Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén mảng đến nơi kén chọn nhân tài. Thế mà bây giờ, không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến với “váy lẽ quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô cùng nhục nhã:

Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân, ông cử ngỏng đầu rồng.

Nguyễn Tuân đã nói về nỗi nhục đó như sau: “Không đỗ cũng cực, mà đỗ để phải phủ phục xuống mà lạy Tây, lạy cả đầm, thì quả là nhục”.

Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (mẫu 7)

Nguồn mạch trữ tình như được chiết xuất ra từ những điều mắt thấy tai nghe, từ những nhố nhăng, lôi thôi, lộn xộn trong ngoài, trên dưới nơi trường Nam năm Đinh Dậu:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Câu thơ như một lời than; trong lời kêu gọi hàm chứa bao nỗi xót xa, tủi nhục và cay đắng. Nhân tài đất Bắc là những ông nghè, ông cống, những con người có lòng tự tôn dân tộc,... ở vùng Sơn Nam, ở Kinh kì Thăng Long ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ nhân tài, tinh hoa của đất nước. Ba tiếng “nào ai đó” phiếm chỉ càng làm cho tiếng than, lời kêu gọi trở nên thấm thía, lay gọi thức tỉnh. Chữ “ngoảnh cổ” gợi lả một thái độ, một tâm thế không thể cam tâm sống nhục mãi trong cảnh đời nô lệ. Phải biết “ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”. “Cảnh nước nhà” là cái cảnh nhục nhã:

Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu...
(...) Kẻ chức bồi người tước cu li
Thông ngôn, kí lục chi chi
Mãn đời, lính tập, trọn vị quan sang
(Á tế Á ca)

Tú Xương là một trong hàng vạn sĩ tử dự khoa thi Hương năm Đinh Dậu. Ông là người tham dự, là người chứng kiến,... Từ nỗi đau của người hỏng thi mà ông ngẫm về cái nhục của sĩ tử, của trí thức, của nhân tài đất Bắc. Nỗi đau nhục về mất nước như ngưng đọng uất kết lại thành tiếng thở dài, lời than, có cả những dòng lệ...

Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (mẫu 8)

“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà!”

Đây là hai câu thơ em thực sự ấn tượng vì khả năng trào phúng của nó trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của Tú Xương. Trong câu thơ "Nhân tài đất Bắc nào ai đó?", Tú Xương đặt câu hỏi mỉa mai về việc tìm kiếm nhân tài ở miền Bắc. Bắc ở đây thể hiện cho vùng đất Bắc, nơi truyền thống học vấn đã phát triển từ lâu đời và được coi là nơi có nhiều tài năng. Tuy nhiên, câu hỏi ngụ ý rằng trong thực tế, liệu có thực sự có nhân tài ở miền Bắc hay không, hoặc liệu những người có tài năng thực sự có được công nhận và tận dụng hết tiềm năng của mình trong xã hội đang thống trị bởi chính quyền Pháp. Câu hỏi này chứa đựng sự châm biếm với việc mô phỏng cách thức chính thức công nhận và tôn vinh nhân tài trong một thực tế không thực sự công bằng và đầy ràng buộc. Câu thơ "Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà!" cũng mang tính trào phúng và châm biếm. "Ngoảnh cổ" tượng trưng cho hành động quay đầu lại, chứng tỏ sự chán nản và mất hy vọng. Cảnh "nước nhà" thể hiện tình hình đất nước đang chịu đựng trong thời kỳ khó khăn và thống trị của thực dân Pháp. Câu thơ này chỉ ra rằng những người lãnh đạo và quyền lực chỉ quan tâm đến việc ngó lơ, không chịu nhìn thẳng vào tình hình thực tế và tìm cách cải thiện nó. Chỉ bằng hai câu thơ, Tú Xương đã cho thấy hoàn cảnh nước nhà và tình trạng xã hội lúc bấy giờ.

Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (mẫu 9)

Tú Xương là một nhà thơ được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn có thể nói là bi thương nhất của đất nước – nước ta bị Pháp tấn công và thống trị. Trước cảnh đất nước bị tù đày ấy, thơ của ông là một bức tranh hiện thực vừa bày tỏ sự đau xót của một người con nước Nam, đồng thời cũng tố cáo tội ác đen tối của bọn thực dân. Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là tác phẩm có tính trào phúng mà em ấn tượng nhất. "Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét loa.” Từ “lôi thôi” được đặt lên đầu câu, nhấn mạnh vẻ lếch thếch, không gọn gàng của các vị “sĩ tử”. Bình thường, những người đi thi đều là những người đọc sách, những người luôn gọn gàng, chỉn chu. Vậy mà nay, thí sinh đi thi với vẻ xốc xếch, với lọ chai lỉnh kỉnh, không còn cái vẻ tao nhã của người đọc sách. Chỉ một đối tượng, nhưng cũng đủ để chỉ sự xuống cấp của toàn xã hội. Thí sinh không còn vẻ nho nhã trí thức thì những vị giám khảo cũng không còn vẻ nghiêm túc, đáng kính như trước nữa, chỉ còn cái dáng “thét loa” như ngoài chợ, mà nói thì cũng “ậm ọe” chẳng thành câu. Một lần nữa, tính từ miêu tả “ậm ọe” lại được cho lên đầu câu giống như từ “lôi thôi” ở trên để làm nổi bật lên sự bất tài của đám quan trông trường thi. Chúng chỉ là những kẻ vênh váo, dựa hơi, chẳng có tài năng cũng chẳng có thực quyền. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh của một trường thi nhốn nháo, quan trông thi thì luôn miệng hống hách, quát tháo, sĩ tử đi thi thì lôi thôi, lếch thếch, xiêu vẹo lều chõng lọ giấy đi thi.

Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (mẫu 10)

Trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của nhà thơ Tú Xương, tôi ấn tượng nhất với chi tiết "Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”. Chi tiết này không chỉ mô tả sự xuống cấp của xã hội thông qua hình ảnh các sĩ tử và quan trường thi, mà còn tác động mạnh mẽ vào cảm xúc của độc giả. Với việc sử dụng từ ngữ tiếng Việt phong phú và hình ảnh rõ ràng, Tú Xương đã thể hiện sự phân biệt rõ ràng giữa tầng lớp trí thức và quan trọng với tầng lớp quyền quyết. Đồng thời, thông qua việc thiên vị cho các sĩ tử và chỉ trích các quan trường thi, tác giả đã truyền đạt một thông điệp sâu sắc về sự thất vọng và bi phẫn đối với hiện tượng vênh váo, vọng về trong xã hội thời đó. Mặc dù đã viết trong những năm cuối cuộc chiến tranh Việt Nam, bài thơ vẫn mang lại cái nhìn sắc bén và sắc nét về sự thực tại xã hội, đồng thời dấy lên những suy tư sâu sắc về con người và cuộc sống.

1 2,068 30/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: