TOP 10 mẫu Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt (2024) SIÊU HAY

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 1,461 08/08/2024


Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt

Đề bài: Em hãy biết bài văn ngắn thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học "Dế Mèn phiêu lưu kí" với chủ đề: Hiện tượng bắt nạt

TOP 10 mẫu Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 1

“Bài học đường đời đầu tiên” được trích trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Đoạn trích đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Đặc biệt nhất là hiện tượng bắt nạt được gợi ra từ tác phẩm, hôm nay, chúng ta cùng nhau thảo luận về vấn đề này nhé.

Trong đoạn trích, Tô Hoài đã xây dựng nhân vật Dế Mèn - nhân vật chính trong truyện. Tác giả đã khắc họa đầy đủ những nét ngoại hình, tính cách của Dế Mèn hiện lên một cách sinh động, chân thực. Dế Mèn hiện lên là một chàng dế thanh niên khỏe mạnh, cường tráng nhưng lại có tính kiêu căng, hống hách. Nhân vật này được xây dựng là một nhân vật trong truyện đồng thoại - vừa có đặc điểm của loài vật, vừa mang đặc điểm của con người. Từ đó, truyện trở nên gần gũi, hấp dẫn hơn với người đọc. Không chỉ có Dế Mèn, mà Dế Choắt - hàng xóm của Dế Mèn cũng vậy. Nhà văn đã miêu tả đó là một chú dế có thân hình “gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện”.

Dế Mèn luôn tỏ ra coi thường bạn hàng xóm của mình. Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng…Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Sau đó, chàng ta trở về mà chẳng nghĩ ngợi gì.

Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Dế Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc, khiến chị ta nổi giận. Để rồi cuối cùng, chàng Dế Choắt tội nghiệp là người phải chịu tội thay, bị chị Cốc mổ vào người cho đến chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Cái chết của Dế Choắt đã giúp Dế Mèn nhận ra lỗi lầm. Chôn cất Choắt xong xuôi, Dế Mèn “đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình”. Chi tiết cuối chuyện gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc. Tô Hoài đã mượn chuyện loài vật để khuyên nhủ con người bài học về tính kiêu căng, ngạo mạn.

Câu chuyện trong đoạn trích thật gần gũi, chân thực trong cuộc sống hằng ngày. “Bài học đường đời đầu tiên” đã đem đến cho mỗi người đọc bài học giá trị. Có thể nói, đây là một trong những đoạn đặc sắc nhất trong truyện.

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 2

Đọc câu chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí, em bắt gặp một hiện tượng đã và vẫn đang nhức nhối trong cuộc sống ngày nay. Đặc biệt là ở môi trường học đường. Đó chính là hiện tượng bắt nạt. Chúng ta hãy cùng thảo luận về vấn đề này nhé!

Bắt nạt là việc một người hoặc một nhóm người ỷ vào việc bản thân có sức mạnh hoặc vị trí, quyền lực, để đánh đấp, sai khiến, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác. Hành vi đó khiến nạn nhân cảm thấy đau khổ, mệt mỏi và bất lực vô cùng. Việc bị bắt nạt không chỉ ảnh hưởng nạn nhân ở thời điểm đó, mà còn để lại các vết thương khó phai, kéo dài đến tương lai.

Hiện tượng bắt nạt không hề xa lạ gì với mỗi chúng ta. Đó cũng là một hiện tượng vô cùng nhức nhối trong xã hội hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phát triển, thì cùng với việc bạo lực trong đời sống, việc bạo lực mạng cũng là hiện tượng ngày càng đáng lo ngại. Đó là việc mọi người cùng chê bai bằng từ ngữ thậm tệ về ngoại hình hay một hình ảnh bất kì của một người, khiến họ bị cô lập, chỉ trích nặng nề. Là việc rủ nhau tẩy chay một người đến mức khiến họ không thể đi chơi với bất kì ai và ở nơi nào. Ngoài ra, bắt nạt còn thể hiện ở những hành động sai khiến, lợi dụng người khác làm việc cho mình một cách thái quá, không đền đáp hay hồi trả bất cứ điều gì. Cực đoan hơn nữa, chính là việc đánh đập, xúc phạm về an toàn thể xác người bị bắt nạt.

Tất cả mọi hình thức bắt nạt từ nhẹ đến nặng đều gây ảnh hưởng đến người bị bắt nạt, từ tinh thần đến thể xác. Nó không chỉ khiến người đó buồn bã, đau khổ mà còn gián tiếp thúc đẩy họ đến các hành vi tiêu cực. Như rời khỏi tập thể, không chịu giao lưu tiếp xúc với mọi người, thậm chí là tự làm hại bản thân. Không chỉ vậy, những tác động ấy còn không phai mờ theo thời gian. Không ít bạn học sinh bị bắt nạt từ khi còn đi học, thì mãi đến lúc trưởng thành vẫn không thoát khỏi lớp bọc tự ti, e dè khi giao lưu với người khác. Tuy nhiên, bắt nạt cũng là con dao hai lưỡi, vì nó không chỉ gây hại đến người bị bắt nạt, mà còn tác động vào chính những kẻ đi bắt nạt. Những kẻ đó trở thành đối tượng xấu, kẻ tệ hại trong mắt tập thể. Họ dễ bị tập thể cô lập lại, bị tách khỏi nhóm những người học sinh tốt. Đồng thời, họ cũng sẽ bị thầy cô, người lớn nhắc nhở thường xuyên, áp dụng các hình phạt. Nặng nề, thì sẽ ảnh hưởng đến cả tượng lai của người đó. Chính vì thế, bắt nạt là điều chỉ đem đến tác hại mà thôi.

Do đó, chúng ta cần phải ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng bắt nạt một cách triệt để trong xã hội, ngay từ khi mỗi người mới chỉ còn là một đứa trẻ. Thông qua những bài học, tuyên truyền trong sách báo, phim hoạt hình, ca nhạc… Ngoài ra, còn cần sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để sớm phát hiện ra những hình thức bắt nạt để xử lí triệt để và kịp thời. Cùng với đó, cũng cần có hình thức xử phạt răn đe phù hợp, để các trường hợp bắt nạt không còn tái phạm nữa. Hiện tượng bắt nạt là một mối nguy hại của toàn xã hội, do đó mọi người cần phải chung tay cùng nhau đẩy lùi hiện tượng này.

Bản thân em là một học sinh may mắn được sống trong môi trường lành mạnh, chan hòa. Em mong rằng, hiện tượng bắt nạt sẽ sớm bị đẩy lùi khỏi xã hội văn minh ngày này.

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 3

Ngày hôm qua, khi đi dạo ở nhà sách thì em đã mua được một cuốn sách rất tuyệt. Đó là quyển sách Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Phần đầu tiên của quyển sách là phần Bài học đường đời đầu tiên vô cùng ý nghĩa. Hôm nay, em rất vui khi thầy cô và các bạn cùng tham gia thảo luận về “hiện tượng bắt nạt” được gợi ra từ tác phẩm. Rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của mọi người ạ.

Đọc phần truyện Bài học đường đời đầu tiên, em đã rất ấn tượng với hình ảnh nhân vật Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng, mạnh mẽ. Hình ảnh cậu ta vui vẻ và tự tin về bản thân mình khiến em rất thích và ngưỡng mộ. Bởi Dế Mèn rất siêng năng luyện tập nên mới có cơ thể khỏe mạnh như vậy. Nhưng sau khi thấy những gì cậu ta gây ra cho Dế Choắt, em lại có phần ghét cậu ta lắm. Chỉ vì một phút nông nổi bày trò nghịch dại trêu chọc chị Cốc, mà Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Cũng từ đó, cậu ấy mới nhận ra được sai lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Qua câu chuyện ấy, trong em dấy lên những suy nghĩ về hiện tượng một số bạn trẻ hiện nay có cách hành xử nóng nảy và bồng bột, không suy nghĩ cẩn thận để dẫn đến hậu quả đau lòng.

Đó là những bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường với sự tò mò, thích thú với thế giới của người trưởng thành ngoài kia. Các bạn ấy đôi khi chỉ vì sự hiếu kì mà đã xem, đã làm, đã thử những điều cấm kị và không nên. Hay những bạn học sinh vì tính kiêu căng, nóng nảy, muốn khẳng định bản thân mình mà đã có hành vi bắt nạt bạn học, gian lận trong thi cử, trốn học… Những hành động ấy là sai trái nhưng các bạn ấy vì một phút bồng bột nên đã thực hiện, gây nên những hậu quả ảnh hưởng đến bản thân về sau. Nhẹ thì bị bạn bè xa lánh, nặng thì bị phạt kỉ luật, bị ghi vào học bạ. Nặng hơn nữa, có bạn đã bị đình chỉ, thôi học, thậm chí là bị tạm giam, đưa đến trại cải tạo. Những tình huống ấy vô cùng đáng tiếc và đáng thương. Bởi những hành động xốc nổi ấy đã khiến cả tương lai phía trước của các bạn có một vết đen khó mà xóa bỏ.

Từ đó, chúng ta cần quan tâm hơn và có các biện pháp cụ thể giúp hạn chế tình trạng các bạn trẻ có hành động nóng nảy, bồng bột thiếu suy nghĩ. Trước hết và cũng là quan trọng nhất chính là sự giáo dục của nhà trường và gia đình.

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 4

Bạo lực học đường hiện nay đang là một vấn nạn đáng báo động đang len lỏi vào các môi trường giáo dục gây ra tâm lý hoang và lo sợ cho các em học sinh và phụ huynh. Chỉ cần lướt qua một số trang mạng xã hội mọi người đều có thể bắt gặp những clip học đánh nhau, kéo bè kéo phái bắt nạt bạn học.

Bạo lực học đường có thể biểu hiện bằng rất nhiều hành động khác nhau, không chỉ đơn thuần là các hành động xúc phạm hay tác động vật lý. Những hành động khủng bố bạn học trên môi trường ảo cũng tác động mạnh mẽ đến tâm lý các em học sinh và gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trước hết là do ý thức của các bạn học sinh còn kém, các bạn muốn thể hiện cá tính, bản thân mình hơn người nên dùng bạo hành và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh. Nguyên nhân khách quan là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Tình trạng bạo hành học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo hành; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung vàgây ra những hình ảnh xấu cho học sinh, nhà trường và gia đình. Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, bạn bè xung quanh, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo hành để giải quyết vấn đề. Ngoài ra chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi bản thân, đóng góp có ích cho trường lớp, giúp cho môi trường sư phạm phát triển bền vững, sống có ước mơ, khát vọng, lí tưởng, biết vươn lên để thực hiện những ước mơ, hoài bão đó.

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 5

Hiện tượng bắt nạt là một vấn đề đời sống đặc biệt nghiêm trọng và cần phải được chú trọng giải quyết trong xã hội hiện nay. Trong tác phẩm văn học "Dế mè phiêu lưu kí" của Tô Hoài, chúng ta có thể thấy một hình ảnh rất rõ về hiện tượng bắt nạt qua câu chuyện về Dế mè - một nhân vật bị bắt nạt và bị coi thường bởi những con vật khác trong rừng

Trong tác phẩm, Dế mè không chỉ phải đối mặt với sự ghen tị, đố kỵ từ phía những con vật khác mà còn phải chịu đựng sự khinh bỉ và bị coi thường. Dù Dế mè luôn cố gắng chứng minh khả năng và giá trị của mình, nhưng vẫn bị xem thường và lôi đào bởi những kẻ ác ý. Hiện tượng bắt nạt trong tác phẩm này thể hiện rõ sự tàn nhẫn, không công bằng và thái độ độc ác của những kẻ làm hại người khác

Từ tác phẩm "Dế mè phiêu lưu kí" của Tô Hoài, chúng ta có thể thấy rằng hiện tượng bắt nạt không chỉ tồn tại trong thế giới văn học mà còn là một vấn đề đời sống đáng quan ngại trong xã hội hiện nay. Bắt nạt không chỉ gây ra tổn thương về tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và tự tin của các em nhỏ. Chúng ta cần phải hướng dẫn và giáo dục trẻ em về tình cảm, lòng nhân ái và sự tôn trọng đối với người khác để ngăn chặn hiện tượng bắt nạt và xây dựng một xã hội trong sạch và hòa bình hơn

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 6

Trong thời đại ngày nay, với sự bùng nổ và phát triển của công nghệ, những câu chuyện đau lòng về bạo lực học đường đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, buộc các nhà quản lí giáo dục phải xem xét và quan tâm sâu hơn về vấn đề này. Do đó, hiện tượng bắt nạt trong môi trường học đường đã trở thành một hiện thực xấu, đáng bị chỉ trích.

Chúng ta thường nghe đến cụm từ 'bạo lực' hoặc 'bắt nạt' trong môi trường học đường. Nhưng bắt nạt trong học đường là gì? Đó là những hành vi bạo lực hoặc phi bạo lực, ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của nạn nhân. Dù có gây ra tổn thương về thể chất hay không, nhưng chắc chắn nó sẽ để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí của người bị hại. Điều này làm cho ai trong chúng ta cũng có nguy cơ trở thành mục tiêu của sự bắt nạt, sự chế giễu một cách vô tình.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bắt nạt, ví dụ như tâm lý không ổn định. Những người này thường bị ảnh hưởng từ gia đình hoặc xã hội, dẫn đến việc bắt nạt như một hình thức giải tỏa cảm xúc. Còn nạn nhân, họ sống trong nỗi sợ hãi, không dám đứng lên bảo vệ bản thân vì lo sợ bị đe dọa hoặc bị chế nhạo. Họ thường chọn cách im lặng để giải quyết vấn đề. Nhưng quan trọng nhất, sự thờ ơ và vô tâm của những người xung quanh lại càng khiến tình trạng bắt nạt trở nên tồi tệ hơn. Tất cả những điều này đã khiến cho vấn nạn này tồn tại suốt nhiều năm.

Thực tế cho thấy, nhiều sự kiện đau lòng đã xảy ra do bắt nạt. Không chỉ là hành động bạo lực mà còn là lời nói ác ý, sự trêu chọc, chỉ trích quá mức. Tất cả điều này khiến nạn nhân cảm thấy tự ti, tủi thân và cô đơn.

Vậy làm thế nào để chấm dứt vấn đề này? Đầu tiên, chúng ta cần cố gắng phát triển và hoàn thiện bản thân. Giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi người. Sau đó, nhà trường cũng cần chăm sóc học sinh và đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời để tránh những sự việc không mong muốn. Cuối cùng, mỗi người trong lớp học và trong trường cần hỗ trợ lẫn nhau và lan tỏa tình yêu thương.

Trường học là nơi để học hành và vui chơi. Vì vậy, chúng ta cùng nhau xây dựng một môi trường lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau. Chỉ khi vấn đề này được giải quyết, học sinh mới có thể học hành một cách yên tâm và góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 7

Chúng ta đã quá quen thuộc với cảnh học đường phong phú và đa dạng. Nơi đó, chúng ta thấy cuộc sống vui vẻ, hồn nhiên của tuổi học trò nhưng cũng không ít khía cạnh tiêu cực, đặc biệt là vấn đề bắt nạt.

Trước hết, hãy cùng nhau hiểu rõ hơn về khái niệm 'tệ nạn bắt nạt'. Bắt nạt không chỉ là hành vi bạo lực hoặc phi bạo lực, mà còn ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần của một cá nhân. Tệ nạn này đã và đang gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân: từ tổn thương cơ thể đến những vết sẹo tâm hồn không thể xóa nhòa. Thường nghĩ rằng những người bị bắt nạt là những người lập dị, yếu đuối, nhưng thực tế không phải như vậy. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân, dù là người bình thường hay nổi bật. Đây thực sự là một vấn đề dai dẳng và khó giải quyết.

Vậy tại sao vấn nạn này vẫn còn tồn tại lâu như vậy? Nguyên nhân chính đến từ tâm lý lệch lạc của những kẻ bắt nạt. Đó là những cá nhân nổi loạn, phản đối xã hội, muốn thu hút sự chú ý bằng mọi cách. Ngoài ra, nạn nhân thường do lo sợ trả thù mà không dám phản kháng. Một số người biết chuyện nhưng chọn lựa im lặng, ngó lơ. Nhà trường lo sợ ảnh hưởng đến danh tiếng, các bạn học lo sợ rủi ro cho bản thân, dẫn đến tình trạng cô đơn của nạn nhân.

Thực tế cho thấy, hiện tượng bắt nạt trong học đường diễn ra phổ biến, đa dạng. Hậu quả của nó là đáng tiếc: trẻ em rơi vào tình trạng cô lập, xa lánh xã hội, thậm chí từ bỏ cuộc sống vì sự châm chọc, chế giễu từ bạn bè. Điều này gây ra đau đớn cho các gia đình và suy giảm đạo đức xã hội.

Làm thế nào để loại bỏ sự tiêu cực đó khỏi xã hội? Đầu tiên, chúng ta cần bắt đầu từ việc dạy dỗ, rèn dũa ngay từ gia đình. Cách mà trẻ em được đối xử sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tâm lý và hành vi của họ trong tương lai. Sau đó, nhà trường và cộng đồng cần thiết lập các biện pháp răn đe, trừng phạt mạnh mẽ. Tình đoàn kết, yêu thương giữa bạn bè cũng rất quan trọng để ngăn chặn bạo lực học đường. Hãy học cách lan tỏa tình yêu thương, bạn nhé!

Tóm lại, vấn nạn bắt nạt trong trường học gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến cá nhân, cộng đồng. Chúng ta cần đứng lên bảo vệ bản thân và những người xung quanh, xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh.

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 8

Chúng ta đã không còn quá xa lạ với thế giới học đường muôn màu muôn vẻ. Ở đó, ta được thấy cuộc sống hồn nhiên, vui tươi của tuổi học trò. Nhưng bên cạnh đó, ta cũng phải chứng kiến không ít mặt tiêu cực, đặc biệt là vấn nạn bắt nạt học đường.

Trước tiên, ta cần hiểu rõ về cụm từ 'tệ nạn bắt nạt'. Bắt nạt có thể là những hành động bạo lực hoặc phi bạo lực, tác động đến thể chất và tinh thần của một cá nhân nào đó. Tệ nạn này đã và đang để lại nhiều tổn hại cho nạn nhân: tổn thương cơ thể, bóng đen tâm lí không thể xóa nhòa. Ta thường hay nghĩ người bị bắt nạt chắc là những kẻ lập dị, yếu đuối. Nhưng không, đó có thể là bất cứ ai. Nạn nhân có thể là một bạn học sinh rất bình thường, cũng có thể là người vô cùng nổi bật. Đây quả là một thực trạng vô cùng dai dẳng và khó xóa bỏ.

Vậy tại sao hiện tượng tiêu cực này lại có thể tồn tại lâu đến như thế? Nó bắt nguồn từ tâm lí lệch lạc của những kẻ bắt nạt. Đó là những cá nhân nổi loạn, mang tâm thế chống đối xã hội, muốn làm những điều để bản thân có được mọi người chú ý. Không chỉ vậy, những nạn nhân do lo sợ bị trả thù, cũng không dám phản kháng để bảo vệ chính mình. Ngoài ra, một điều ta thấy rất rõ ràng là việc tiếp tay cho những hành vi sai trái kia, Một vài người biết chuyện nhưng lựa chọn im lặng, ngó lơ. Nhà trường sợ ảnh hưởng đến danh tiếng, các bạn học sợ liên lụy đến bản thân, thành ra nạn nhân chỉ có thể cô độc chịu đựng.

Nhìn vào thực tế, có thể nói, hiện tượng bắt nạt trong học đường xảy ra rất phổ biến, dưới nhiều hình thức. Hậu quả nó mang lại là vô cùng đáng tiếc: những đứa trẻ thu mình lại, xa cách với xã hội, lựa chọn từ bỏ cuộc sống vì sự châm chọc, chế giễu của bạn bè. Nó đem đến nỗi đau cho những gia đình cùng sự tiêu cực, xuống dốc của đạo đức xã hội.

Vậy làm cách nào để ta có thể loại bỏ sự tiêu cực ấy ra khỏi xã hội? Đầu tiên, nó phải được bắt đầu từ việc dạy dỗ, rèn dũa ngay trong gia đình. Cách đứa trẻ được đối xử sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tâm lí và hành động của chúng sau này. Tiếp đó, nhà trường và xã hội cũng cần đề ra những phương thức răn đe, trừng phạt nghiêm khắc. Tình đoàn kết, yêu thương giữa những người bạn cũng là yếu tố không thể thiếu để loại trừ bắt nạt học đường. Vì thế, hãy học cách lan tỏa yêu thương, bạn nhé!

Tóm lại, tệ nạn bắt nạt trong trường học đã mang đến nhiều thứ tiêu cực, gây ảnh hưởng đến cá nhân, tập thể và cộng đồng. Chúng ta cần đứng lên bảo vệ chính bản thân mình và những người xung quanh, xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh.

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 9

Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội.

Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân.

Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.

Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh.

Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.

Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.

Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 10

Hiện nay, vấn đề bạo lực học đường đang trở thành một thách thức đáng kể với xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe của học sinh mà còn đặt ra câu hỏi lớn với giáo dục nói chung. Để giải quyết hiện tượng xấu này, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc về nguyên nhân, hậu quả để từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp để xóa bỏ nó.

Bạo lực học đường có thể bao gồm nhiều hình thức như lăng mạ, đánh nhau, đe dọa, lan truyền thông tin xấu hay bất kì hành động nào gây tổn thương tâm lí và vật lí cho nạn nhân. Điều này có thể xảy ra trực tiếp trong các cơ sở giáo dục hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Những hành vi bạo lực này khiến nạn nhân cảm thấy bị cô lập và không an toàn trong môi trường giáo dục.

Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Có thể là tâm lí lứa tuổi học sinh muốn thể hiện bản thân nhưng lại lựa chọn con đường bạo lực để thể hiện sức mạnh, quyền uy của bản thân. Áp lực học tập, áp lực từ phía thầy cô, gia đình cũng có thể gây đến bạo lực học đường. Sự thờ ơ của nhà trường, việc phụ huynh chưa quan tâm, sát sao với con cái cũng dẫn đến những khiếm khuyết về tâm lí, tính cách, suy nghĩ sai lệch dẫn đến hành động cực đoan của các em.

Khi bạo lực học đường diễn ra, các học sinh sẽ trở nên kém tập trung, lo âu, kết quả học tập giảm sút. Lâu dài, các em sẽ mất niềm tin vào giáo dục và có thể mắc các hội chứng trầm cảm, tự kỉ, sợ giao tiếp xã hội,... Vấn nạn này không chỉ tác động đến tâm lí, tinh thần của học sinh mà còn gây hậu quả lớn về mặt xã hội. Nó tạo ra môi trường học tập không an toàn, lành mạnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và sự phát triển toàn diện của học sinh.

Để đối mặt với vấn đề này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp nhất quán và đồng bộ từ nhiều phía khác nhau. Trước hết, hệ thống giáo dục cần thiết lập các chương trình đào tạo và hoạch định giáo dục tâm lí, giúp học sinh xây dựng kĩ năng kìm chế cảm xúc và giải quyết xung đột. Gia đình và nhà trường cũng cần kết hợp chặt chẽ để giáo dục con em về những tác hại, hệ quả xấu của nạn bạo lực học đường. Các bạn học sinh là người trực tiếp tiếp xúc với bạo lực, cho dù có nghe, nhìn hay là nạn nhân của vấn nạn này, các bạn cũng phải dũng cảm lên tiếng để bảo vệ chính mình và mọi người xung quanh. Ngoài ra, các cấp quản lí và xã hội cũng cần tạo ra các cơ chế xử lí công bằng đối với các trường hợp bạo lực học đường.

Bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của trường học mà còn là thách thức đối với toàn xã hội. Tất cả mọi người cần chung tay xây dựng một môi trường học tập an toàn, tích cực để giúp học sinh phát triển toàn diện về cả kiến thức và tâm lí. Từ đó, mầm mống bạo lực sẽ dần được loại bỏ, trường học sẽ thực sự là “ngôi nhà thứ hai” đầy hạnh phúc của học sinh.

1 1,461 08/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: