TOP 10 mẫu Thảo luận về vấn đề xây dựng góc sáng tạo trong lớp (2024) SIÊU HAY

Thảo luận về vấn đề xây dựng góc sáng tạo trong lớp gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 465 09/08/2024


Thảo luận về vấn đề xây dựng góc sáng tạo trong lớp

Đề bài: Em hãy viết bài văn ngắn thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân) - Vấn đề xây dựng "góc sáng tạo" trong lớp

TOP 10 mẫu Thảo luận về vấn đề xây dựng góc sáng tạo trong lớp (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thảo luận về vấn đề xây dựng góc sáng tạo trong lớp - mẫu 1

Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta cùng nhau thảo luận về vấn đề xây dựng “góc sáng tạo” trong lớp học. Rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp từ mọi người.

Chúng ta đều biết rằng môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi ươm mầm cho sự phát triển nhân cách tốt. Xuất phát từ mục tiêu đó, hội thi “Trang trí lớp học” đã tạo môi trường học tập thân thiện, thu hút các em học sinh thêm gắn bó, yêu thương trường, lớp, giúp các em học sinh trao đổi thông tin của lớp học, tạo hứng thú cho quá trình dạy và học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc trang trí lớp học đảm bảo yêu cầu hài hoà, phù hợp, sạch đẹp, tiết kiệm thể hiện sự sáng tạo, có tác dụng giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh.

Với sự đồng lòng của thầy cô và học sinh cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, các em học sinh đều háo hức tham gia. Sau một thời gian phát động, các lớp đã hoàn thành việc trang trí và đạt kết quả cao, nhiều chi đoàn đã phát huy được sự sáng tạo, tích cực, trang trí lớp học đẹp, thiết thực, phù hợp, sáng tạo và tiết kiệm, có tác dụng giáo dục. Không gian các lớp học đã được bày trang trí hài hòa, tao nhã, những nội quy trường, lớp, góc học tập, thư viện thân thiện, góc thiên nhiên, góc trưng bày sản phẩm, góc sáng tạo…

Ngày 07 tháng 11 năm 2019, nhà trường đã gửi công văn số 36/KH-THCSLHP V/v triển khai kế hoạch thi đua trang trí lớp học đến từng đơn vị lớp và đến16 giờ 30 ngày 18/11/2019, Ban giám khảo đã tổ chức chấm thi trang trí lớp học. Các em học sinh cũng đã giới thiệu và thuyết minh vềý tưởng trang trí lớp của mình một cách sáng tạo và thuyết phục. Ban giám khảo đã phải giải “một bài toán khó” để có thể đi đến kết quả cuối cùng. Kết thúc cuộc thi Ban giám khảo đã chọn ra các lớp có thành tích cao trong hội thi để tiến hành trao giải vào ngày 25/11/2019, đó là: 02 Giải Nhất ; 02 Giải Nhì; 02 Giải Ba; 02 giải Khuyến khích.

Không gian lớp học là ngôi trường chung, là ngôi nhà thứ hai của các em. Ở trong môi trường đó, học sinh được tiếp thu những tri thức bổ ích, được giáo dục rèn luyện thành người. Môi trường học tập càng thân thiện, gần gũi, hấp dẫn, thu hút thì sự hứng thú, say mê học tập càng tăng và hiệu quả giờ học sẽ càng cao. Không những vậy thông qua hội thi các em đã được trải nghiệm và tự mình thể hiện ý tưởng sáng tạo để có cho mình không gian học tập Xanh - Sạch -Đẹp - Văn minh, đồng thời nó cũng là một hoạt động ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống bằng hoạt động thực tiễn. Hi vọng, sau cuộc thi này các em học sinh sẽ có thêm yêu trường, lớp, tích cực hơn nữa trong các hoạt động, đạt kết quả cao trong học tập. Đây chính là món quà ý nghĩa dâng tặng thầy cô như một món quà tri ân khi ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần.

Xác định được tầm quan trọng của việc trang trí không gian lớp học. Từ năm học 2019 – 2020 Ban giám hiệu trường THCS Lê Hồng Phong- Thành phố Hải Dương đã phát phong trào trang trí lớp học trong toàn liên đội với nội dung: “Trang trí lớp học thân thiện”- đây là một trong những tiêu chí trong nội dung đánh giá phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Để thực hiện tốt việc trang trí lớp học, Các chi Đội đã có nhiều sáng tạo trong việc trang trí, tạo nên các “lớp học thân thiện”, môi trường học tập Xanh- Sạch - Đẹp.

Như chúng ta cũng đã biết, thiên nhiên luôn có tác động tích cực đến sự phát triển và kích thích sự sáng tạo của học sinh một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc đưa thiên nhiên như: cây cỏ, hoa lá vào lớp học chính là biện pháp tốt nhất để tạo hứng khởi trong học tập cho học sinh. Mặt khác điều này cũng giúp học sinh cảm thấy yêu thiên nhiên hơn để từ có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh, đồng thời tạo nên một không gian tươi xanh, mát mẻ, giúp giải tỏa căng thẳng cho cả thầy lẫn trò sau những giờ học căng thẳng. Để thực hiện tốt việc trang trí lớp học, Các chi Đội đã có nhiều sáng tạo.

Một số lớp đã đặt một kệ gỗ gồm nhiều nấc ngay góc lớp và lựa chọn những chậu cây nhỏ nhắn với khả năng ưa sống trong bóng râm đặt lên đó, đồng thời có thể trang trí thêm trên kệ những quyển sách, một vài hộp quà để tăng thêm sự sinh động. Cửa sổ là một khu vực lý tưởng để đặt các chậu cây xanh ưa ánh sáng, làm dây treo và treo các giỏ cây nhỏ trên cao hoặc các loại cây thân dây dài. Vì vậy tất cả các cửa sổ trong mỗi lớp học ở trường THCS Lê Hồng Phong đều được trang trí từ 2 chậu cây leo trở lên.

Như đã nói ở trên, cửa sổ cũng là một không gian để dễ dàng trang trí tạo nên điểm nhấn cho lớp học. Ngoài cách trang trí bằng cây xanh, có thể trang trí cửa sổ bằng rèm cửa. Ngoài sử dụng rèm cửa, các em có thể trang trí cửa sổ lớp học với giấy. Bạn hãy thể hiện sự khéo tay của mình để cắt những bông hoa, lá hoặc các con vật để treo hoặc dán trên cửa sổ. Đây cũng chính là điều mà chúng ta thường thấy ở nhiều trường học. Giấy dán đủ màu sắc ngộ nghĩnh và thu hút sẽ là nơi để nuôi dưỡng tâm hồn và sự phát triển thể chất của học sinh.

Cũng như các sản phẩm trang trí cửa sổ bằng giấy bạn có thể trang trí không gian lớp học với những chú hạc bay được làm từ giấy hay túi bóng,… Hãy tạo ra các chú hạc với kích thước nhỏ, lớn khách nhau để tăng thêm sự độc đáo. Tiếp sau đó, giáo viên hãy xâu chúng lại thành một chiếc rèm có độ dài vừa phải. Vậy là chỉ cần một vài thao tác đơn giản, giáo viên vừa có rèm để che nắng lại giúp trang trí không gian cửa sổ trong phòng học thật ngộ nghĩnh, độc đáo.

Nhiều người thường đùa vui rằng: ''Trên lớp học đâu chỉ có học sinh, thầy, cô giáo - bảng đen - phấn trắng mà còn có cả bốn bức tường". Chính vì thế, điều này cũng có nghĩa là mọi thông tin gắn lên tường đều góp phần giáo dục. Tùy theo sự sáng tạo của họ sinh mà có thể trang trí lên tường lớp học của mình những nội dung, hình ảnh với tính chất giáo dục sao cho thật phù hợp chẳng hạn như: các bước học tập, nội quy tự quản của học sinh, góc cảm xúc, biển kiến thức,...

Trang trí tường lớp học bằng hình vẽ của học sinh: Với mục đích tạo nên sự tự nhiên một cách tối đa, các thầy các cô nên hạn chế việc in ấn hình ảnh đồng loạt, dễ dẫn đến nhàm chán, giáo viên chủ nhiệm có thể làm cùng học sinh. Đặc biệt dù cho nét vẽ, nét cắt còn ngô nghê, thế nhưng đó là sản phẩm của các em. Kể cả chân dung các em cũng để bạn vẽ cho nhau hoặc tự vẽ. Chắc chắn rằng mỗi khi đến lớp, được ngắm nghía các sản phẩm tự tay mình làm ra, học sinh sẽ cảm thấy tự tin, hưng phấn nhiều hơn trong giờ học.

Việc tạo nên các góc với những chủ đề như: góc nghệ thuật, góc thiên nhiên, góc học tập, góc địa phương,... cũng là cách giúp tăng sự phấn khởi trong học của các em học sinh một cách hiệu quả. Ở những góc như vậỵ, một số lớp đã sáng tạo nên những cách trang trí thật ấn tượng và thu hút chẳng hạn như:

Góc thiên nhiên thì sắp xếp cây xanh, cây dây leo trong một không gian hợp lý và trang trí bằng những hình ảnh về thực vật, cây cỏ,...

Góc học tập” thì trưng bày những cuốn sách mới dành cho học sinh tham khảo, những bài làm tốt, kết quả thi đua, những tấm gương điển hình. Từ đó tạo nên động lực để các em học sinh có kết quả học tập không được tốt phấn đấu mỗi ngày một nhiều hơn để những bài làm hay những sản phẩm của mình tạo nên có thể được trưng bày ở góc.

Góc địa phương thì có thể trưng bày những đặc sản, sản phẩm làng nghề truyền thống (bằng hiện vật hay tranh ảnh), giúp các em có thể tìm hiểu rõ hơn những sản vật của địa phương mình.

Thảo luận về vấn đề xây dựng góc sáng tạo trong lớp - mẫu 2

Thưa các bạn, để hướng ứng phong trào trang trí lớp, chúng ta đề xuất vấn đề xây dựng góc sáng tạo trong lớp học. Các bạn nghĩ sao về vấn đề này? Chúng mình cùng thảo luận nhé.

Hòa cùng khí thế thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11, nhằm tạo bầu không khí thoáng mát, trong lành, tạo cảnh quan môi trường lớp học, đồng thời tạo nên phong trào thi đua giữa các tập thể lớp, động viên tinh thần học sinh trong những giờ học, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường đã tổ chức phong trào thi đua vui tươi học tốt và hưởng ứng phong trào “Trang trí lớp học thân thiện”. Hội thi “Trang trí lớp học thân thiện” năm học 2019 - 2020 tại Trường Tiểu học Sông Lô nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; triển khai có hiệu quả nội dung “trang trí lớp học thân thiện” theo hướng phát huy tính tích cực học sinh. Đây dịp để thầy và trò thể hiện khả năng sáng tạo, khiếu thẩm mỹ, sự khéo léo; qua đó thêm gắn kết tình thầy trò, tình bạn tươi đẹp của tuổi học trò, giúp các em say mê trong quá trình học tập.

Hội thi được diễn ra trongngày 15 tháng 11 năm 2019 đã thu hút được 11/11 giáo viên chủ nhiệm của 11 lớp tích cực tham gia. Không khí nhà trường trong những ngày này thật là nhộn nhịp và khác lạ hẳn lên.Thầy cô miệt mài bên lớp học, học sinh háo hức, phụ huynh nhiệt tình ủng hộ như chuẩn bị cho một ngày Hội. Bằng những tư duy sáng tạo, óc thẩm mỹ phong phú, những đôi bàn tay khéo léo, cách bố trí sắp xếp khoa học của thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các em học sinh nhà trường đã đem đến cho hội thi những ý tưởng phong phú. Các lớp đã nắm được mục đích của công cụ, trang trí hài hoà, phù hợp, đẹp mà không tốn kém, màu sắc mà không loè loẹt, nhiều mà không rối,… Chỉ trong hai ngày mà các lớp học ở Trường Tiểu học Sông Lô như thay da đổi thịt. Mỗi nội dung là những hình ảnh sống động, dễ thương, phù hợp với nhu cầu và hứng thú của các em, tạo các góc mở để phát triển khả năng tư duy của học sinh qua các hoạt động … Các góc được bài trí đẹp đẽ, tao nhã. Từ nội quy lớp học, góc học tập, hòm thư cá nhân đến góc thiên nhiên, góc sáng tạo,…mỗi lớp một vẻ nhưng cuối cùng đã tạo ra cho mình tác phẩm nghệ thuật mang đầy ý nghĩa nhân văn và tính giáo dục cao như: về tình yêu quê hương đất nước, biển đảo quê hương, tinh thần đoàn kết, lễ hội truyền thống, những sản vật của địa phương, những khu vườn thiên nhiên....

Cụ thể: Với học sinh lớp 1, tuy các em mới chập chững bước vào môi trường mới nhưng các em đã biết xem ngôi trường như là ngôi nhà thứ hai của mình nên các em đã cùng cô giáo trang trí những hình ảnh vui tươi, đẹp mắt, gần gũi như hộp thư kiến thức, ngôi nhà tri thức thật dễ thương nhằm giúp các em thích nghi với môi trường học tập mới và cảm thấy vui thích khi được đi học “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

Với kết quả đó không chỉ mang đến không khí vui tươi, náo nhiệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11 mà “Trang trí lớp học thân thiện” còn mang đến cho thầy cô sự bất ngờ, niềm vui và có ý nghĩa vô cùng. Thông qua Hội thi đã tạo môi trường học tập thân thiện, thu hút các em học sinh thêm gắn bó, thêm yêu trường học, lớp học mình hơn; giúp các em học sinh có nhận thức về cái đẹp, có ý thức giữ gìn trường lớp của mình sạch đẹp; trao đổi thông tin của lớp học, tạo hứng thú cho quá trình dạy và học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh phù hợp Thông tư 22/ 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tôi nghĩ rằng: Đây không chỉ là mang tính chất một cuộc thi mà là một bữa tiệc thật hoành tráng, trong đó mỗi thành viên đều có dịp thể hiện tài năng của chính mình, cùng chung tay vì một tập thể, là một sân chơi bổ ích chohọc sinh, giải thưởng chỉ là một phần rất nhỏ, mà thứ quan trọng hơn đó chính là các em biết phát huy năng lực, sức sáng tạo của mình, xây dựng sự đoàn kết trong tập thể, biết sống có kỷ luật và yêu thương lẫn nhau… Với tâm huyết và sự sáng tạo, thầy - trò và cha mẹ học sinh của nhà trường đã mang lại một luồng gió mới cho mỗi lớp học góp phần tạo ra cho nhà trường ngày một khang trang hơn, thân thiện hơn!

Thảo luận về vấn đề xây dựng góc sáng tạo trong lớp - mẫu 3

Một môi trường lớp học tốt luôn đòi hỏi phải có sự sáng tạo – điều khiến cho các bài học và công việc học tập trở nên thú vị. Yếu tố sáng tạo được tích hợp trong chương trình giảng dạy sẽ giúp học sinh học hỏi những điều mới, cải thiện năng lực giao tiếp và các kĩ năng cảm xúc và xã hội. Các lớp học sáng tạo sẽ làm thay đổi cách học sinh học tập và cách chúng áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực.

Trong bài viết này, chúng ta hãy xem tầm quan trọng của sự sáng tạo trong lớp học ngày nay và lợi ích của nó.

Các lớp học sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh học tập trong niềm vui. Các hoạt động giảng dạy như kể chuyện, diễn kịch, thiết kế mô hình… sẽ giúp học sinh học tập mà không cảm thấy bị áp lực. Học sinh sẽ có cơ hội tương tác với các bạn, nhận được sự hỗ trợ từ giáo viên, được thể hiện bản thân, được lắng nghe và chia sẻ. Chính điều đó khiến cho việc học không còn cảm giác nhàm chán, nặng nề.

Không giống như các phương pháp giảng dạy truyền thống, các lớp học sáng tạo cho học sinh cơ hội thể hiện bản thân. Cho dù đó là cuộc tranh luận hoặc thảo luận trong lớp học hoặc các chuyến đi thực địa, học sinh có cơ hội bước ra khỏi vùng an toàn và thể hiện bản thân. Việc có cơ hội được thể hiện sẽ mang lại cho học sinh cảm giác hạnh phúc và động lực học tập.

Sự sáng tạo rất quan trọng đối với sự phát triển cảm xúc của học sinh. Học sinh phải học cách tương tác và thể hiện bản thân trước các bạn xung quanh. Sáng tạo cho học sinh tự do khám phá môi trường xung quanh và học hỏi những điều mới. Học sinh sẽ luôn thích một khung cảnh lớp học giúp chúng khám phá tự do mà không có bất kỳ ranh giới nào. Khi học sinh có thể thể hiện cảm xúc thật của mình một cách sáng tạo trong lớp học, chúng sẽ cảm thấy tự tin hơn.

Sáng tạo có thể kích thích khả năng tư duy tưởng tượng ở học sinh. Đó là lý do tại sao giáo viên thúc đẩy các hoạt động như câu hỏi mở, hoạt động nhóm, các buổi thảo luận, tranh biện. Một số giáo viên khéo léo sử dụng các kỹ thuật này để dạy những bài học khó để khiến học sinh học một cách vui vẻ và dễ dàng. Các câu hỏi mở sẽ mở ra một thế giới tư duy giàu trí tưởng tượng và học sinh có thể đưa ra những câu trả lời sáng tạo.

Việc học tập theo cách truyền thống sẽ khiến học sinh cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Hãy tưởng tưởng việc học sinh phải cố gắng học thuộc để trả bài trong giờ kiểm tra bài cũ hay việc học sinh phải đi học thêm để có thể giải được những bài tập khó, đó quả thực là những điều khiến học sinh cảm thấy vô cùng căng thẳng. Sự sáng tạo, cảm giác vui vẻ này giúp học sinh thư giãn và giảm bớt sự lo lắng, từ đó chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Chính vì vậy, giáo viên nên thiết kế các hoạt động thực hành thay vì chỉ dạy lý thuyết, nên vận dụng đa giác quan trong quá trình học tập, khuyến khích các hoạt động thảo luận và linh hoạt trong cấu trúc giờ học.

Các hoạt động động não sẽ kích thích các kỹ năng giải quyết vấn đề ở học sinh. Sáng tạo thực sự có thể thay đổi cách học sinh tiếp cận một vấn đề, suy nghĩ sâu và giàu trí tưởng tượng hơn. Với cách này, học sinh có thể đưa ra được nhiều giả thuyết và giải pháp khác nhau, được thử, sai là làm lại để từ đó thực sự làm chủ quá trình học tập của bản thân.

Khoảng chú ý hoặc tập trung trung bình của một học sinh ở bậc tiểu học chỉ khoảng vài phút, đối với các lớp trên cũng không quá 10 phút. Các phương pháp giảng dạy truyền thống thường gây nhàm chán khiến học sinh cảm thấy buồn ngủ, mất tập trung. Các chiến lược giảng dạy sáng tạo sẽ cải thiện sự tập trung và sự chú ý của học sinh, từ đó khiến thời gian dành cho việc học trở nên hiệu quả hơn.

Một môi trường lớp học sáng tạo mở ra cho học sinh một thế giới giao tiếp. Học sinh có thể thực hiện việc thảo luận cởi mở và chủ động. Điều này cũng kích thích kĩ năng giải quyết vấn đề trong nhóm và cảm giác gần gũi với nhau. Các cuộc tranh luận trong lớp học không chỉ giúp học sinh suy nghĩ sáng tạo mà dạy học sinh kĩ năng lắng nghe và thấu hiểu những quan điểm khác của người khác. Điều này giúp học sinh cởi mở với nhau và trở thành người có kĩ năng giao tiếp tốt hơn.

Việc tìm được điều là niềm đam mê và theo đuổi nó chính là yếu tố tạo nên thành công trong cuộc sống. Trong các lớp học sáng tạo, học sinh được học tập với các hoạt động học tập đa dạng dựa trên thế mạnh của người học. Học sinh có cơ hội theo đuổi niềm đam mê của bản thân cho dù đó là âm nhạc, khiêu vũ, thơ ca, vẽ hoặc các loại hình nghệ thuật khác. Điều này mang lại học sinh cảm giác hạnh phúc, tự do và thoải mái để sáng tạo.

Những người sáng tạo thường có lợi thế hơn hẳn trong tương lai so với những người có kỹ năng học tập đơn thuần. Nhất là trong bối cảnh thế giới có những chuyển biến mạnh mẽ như ngày nay, kĩ năng sáng tạo sẽ giúp học sinh có khả năng thích ứng và khẳng định mình, tạo ra sự khác biệt của bản thân trong cuộc sống. Chính các lớp học sáng tạo là nơi nuôi dưỡng và chuẩn bị điều đó cho học sinh.

Câu hỏi mở và thảo luận trong lớp là hai chiến lược giảng dạy sáng tạo phổ biến giúp học sinh phát triển tư duy đổi mới. Học sinh có cơ hội suy nghĩ nghiêm túc hơn các chủ đề và đưa ra những ý tưởng sáng tạo. Các lớp học sáng tạo luôn đòi hỏi học sinh phải làm việc và tư duy tích cực để tạo nên những ý tưởng và sản phẩm mới chứ không phải là lặp lại một cách máy móc các kiến thức trong sách. Đó cũng là nơi mà học sinh được rèn luyện tư duy đổi mới trước khi bước vào cuộc sống.

Một người có tư duy sáng tạo luôn có mong muốn học những điều mới. Đó chính là kĩ năng học tập suốt đời. Nó giúp học sinh luôn tích cực tham gia vào các hoạt động học tập không chỉ trên lớp mà cả ngoài cuộc sống. Nói cách khác, chính các lớp học sáng tạo sẽ dạy học sinh các kĩ năng cần thiết của việc học tập suốt đời.

Trong hai bài diễn thuyết trên TED talk, đó là “Liệu trằng trường học đã giết chết sự sáng tạo” và “Làm thế nào để có thể thoát khỏi thung lũng chết của giáo dục” Sir Ken Robinson đã nêu lên tầm quan trọng của sáng tạo trong nền giáo dục ngày nay. Để làm được điều đó, có lẽ chúng ta cần phải thực hiện rất nhiều công việc, nhưng trong đó quan trọng nhất vẫn là người giáo viên – người có thể tạo dựng được môi trường học tập sáng tạo – người thực hành các phương pháp giảng dạy sáng tạo – người là hình mẫu và truyền cảm hứng cho học sinh về sự sáng tạo.

Thảo luận về vấn đề xây dựng góc sáng tạo trong lớp - mẫu 4

Một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “ngôi nhà thứ hai” của mình. Từ đó, các hoạt động trong trường học đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh tích cực sẽ góp phần tạo nên môi trường học thân thiện – học sinh tích cực.

Vậy làm thế nào để xây dựng trường học thân thiện hiệu quả? Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng đó? Việc tạo nên một môi trường giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh học tập, đảm bảo quyền được đi học, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường. Xây dựng trường học thân thiện là cơ hội huy động các nguồn lực xã hội vào quá trình thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường thân thiện, vui vẻ.

Trong môi trường trường học thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.

Qua đó, các em học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc phục được những khó khăn của bản thân và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề liên quan như: phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng.

Bên cạnh đó, để góp phần vào việc xây dựng trường học, học sinh cũng cần tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Cần xây dựng, nâng cao và khuyến khích dần thói quen tự học, tìm tòi, đề xuất và giải quyết vấn đè nhằm đạt kết quả học tập cao nhất. Ngoài ra, học sinh cần có tinh thần trách nhiệm,tham gia vào việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan nhà trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp, nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao và tích cực cho các hoạt động tập thể.

Như vậy, song song với việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tham gia và ủng hộ sẽ tạo nên sự thành công trong việc hình thành và phát triển môi trường giáo dục, đây cũng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

1 465 09/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: