TOP 10 mẫu Thảo luận về vấn đề: Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước (2024) SIÊU HAY

Thảo luận về vấn đề: Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước lớp 8 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 1,291 30/07/2024


Thảo luận về vấn đề: Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước

Đề bài: Thảo luận về vấn đề trong đời sống: Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước?

Thảo luận về vấn đề: Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Thảo luận về vấn đề: Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thế hệ trẻ, nhất là lứa tuổi học sinh chính là tương lai của đất nước, nắm giữ trong tay sự phát triển của nước nhà. Vì vậy, vai trò và trọng trách của thế hệ này đối với đất nước là vô cùng quan trọng vậy nên chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề của đất nước hiện nay.

Sở dĩ nói vậy bởi học sinh là kho lưu trữ tất cả những gì quan trọng và mạnh mẽ trong xã hội. Họ là những lực lượng quan trọng trong cơ thể xã hội. Nếu học sinh không quan tâm đến những vấn đề đang xảy ra của một đất nước, không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước chỉ vì chúng bị dẫn dắt lạc lối và sức sống của chúng bị rút cạn, thì ánh sáng rực rỡ của những hy vọng của đất nước có thể sẽ bị lu mờ. Do đó, điều cần thiết là học sinh phải nhận ra điều này và chuẩn bị đầy đủ để thực hiện đúng vai trò của mình trong xã hội và đáp lại tiếng gọi của thời gian sắp tới.

Việc quan tâm đến những vấn đề của đất nước cũng một phần thể hiện trách nhiệm của học sinh. Chúng ta nên biết rằng các nhiệm vụ cũng rất quan trọng để một quốc gia thịnh vượng. Vì vậy, tất cả chúng ta hãy làm tròn bổn phận của mình đối với Đất Nước. Đất nước, sau tất cả, là quốc gia của chúng ta và cung cấp cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần để tồn tại.

Bên cạnh đó, chúng ta cần thể hiện trọng trách, nghĩa vụ thông qua việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đối mặt với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của thời đại, học sinh là đối tượng phù hợp với tính chất năng động, dễ dàng thích ứng và bắt kịp mọi xu hướng của thời đại, từ đó dẫn dắt đất nước đi theo những định hướng tiến bộ, biểu hiện qua các cuộc thi quốc tế, khoa học kĩ thuật,... đạt giải cao. Có đi theo kịp được thời đại đất nước mới không bị lạc hậu, cập nhật những tiến bộ mới đưa đất nước lên một tầm cao mới, hướng tới một tương lai tươi sáng.

Với những trọng trách to lớn, tuổi trẻ hôm nay phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và trách nhiệm của mình đối với tương lai đất nước. Phải ra sức không ngừng học tập và rèn luyện, tích lũy giá trị của bản thân, đóng góp cho xã hội. Chủ động học tập và làm việc không ỉ lại hay dựa dẫm vào người khác. Đồng thời phải biết lựa chọn và tiếp thu những giá trị tốt đẹp, tránh việc học tập và truyền bá những tư tưởng sai lệch,

Tóm lại, tương lai của đất nước có thể phát triển, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu hay không sẽ do chúng ta quyết định. Mỗi người trẻ chúng ta đang là học sinh trên ghế nhà trường, phải hoàn thành bổn phận và trách nhiệm của mình để đóng góp cho xã hội, đưa đất nước ngày càng tiến bộ, văn minh và mở ra một tương lai tươi sáng.

Thảo luận về vấn đề: Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước (mẫu 2)

Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngay nay với tương lai đất nước dân tộc.

Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên… là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội. Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.

Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.

Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.

Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học, đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.

Mỗi người chúng ta cũng đi qua thời tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường, của cái tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Sức mạnh vô song của tuổi trẻ “sông kia phải chuyển, núi kia phải dời”. Chúng ta chỉ có một lần trong đời là tuổi trẻ vì vậy cần phải nắm bắt, cần đóng góp sức lực cho đất nước.

Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng với số lượng đông đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây dựng đất nước. Chẳng lẽ chúng ta để cho những cụ già đi khuân vác, lao động nặng, những phụ nữ phải ngày đêm làm việc trong các nhà xưởng đầy khói bụi, những trẻ em phải phụ giúp gia đình ngay còn nhỏ mà “quên” đi việc học hành, lúc đó chúng ta sẽ “làm” gì? Chẳng lẽ ngồi không như một “người bị liệt”. Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước như lời dặn của Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn: “Sống như thế nào là đúng đắn là có ích cho xã hội?”. Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước phát triển.

Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời kì kháng chiến. Những người con đất nước như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám… đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc. Đây là những thanh niên của hơn 40 năm trước còn lớp thanh niên ngày nay thì sao?

Vâng. Cách bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: những thế hệ trước đã dâng hiến xương máu để ngày sau độc lập thì chúng ta phải biết “cùng nhau giữ nước” và nối tiếp, kế thừa truyền thống cao đẹp đó. Và một điều quan trọng là các bạn đừng nghĩ đó là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta phải hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và sống tự do, no đủ là một món quà quý báu, vô giá mà quê hương xã hội đã ban tặng. Hạnh phúc không tự nhiên mà có mà đó xương máu, tâm huyết của biết bao người con của đất nước. Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, suy nghĩ riêng. Chúng ta không được bác bỏ, phủ nhận quá khứ hay công sức của những anh hùng dân tộc. Đơn giản là vì mỗi thế hệ đều có sứ mệnh riêng, nhận thức riêng mà chúng ta không nên so bì, tính toán. Vì vậy: “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ” (như tổng bí thư Đỗ Mười nói).

Nhưng tuổi trẻ chúng ta có điều kiện gì để xây dựng đất nước? Vâng, đó chính là học tập. Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói đến việc học hành... Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học như một hình thức giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học tập là một nỗi nhọc nhằn. Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có “bằng cấp” mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là “hàng giả” mà thực lực không làm được. Chúng chẳng những không đưa nước ta “sánh kịp với cường quốc năm châu” mà còn đưa nước ta về lạc hậu, lụi bại.

Cách duy nhất là phải học chân chính, học bằng khả năng của mình. Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, lèo lái chiếc thuyền số phận của non sông Tổ quốc. Và nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nữa, học mãi. Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới xán lạn, lấp lánh hào quang.

Tóm lại, tuổi trẻ là người sẽ quyết định tương lai đất nước sau này. Tuổi trẻ nước ta đầy rẫy nhân tài sẽ góp phần cho dáng hình xứ sở. Ngay từ hôm nay, tôi, bạn và tất cả mọi người phải cố gắng học tập để sau này có thể giúp nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng và phát triển nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Thảo luận về vấn đề: Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước (mẫu 3)

“Tre già măng mọc” quy luật ngàn năm vẫn vậy. Cũng như đời người, sự cống hiến, hy sinh của thế hệ đi trước rồi cũng sẽ đến lúc nhường chỗ cho thế hệ trẻ vươn lên làm chủ vận mệnh đất nước. Và tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước, tuổi trẻ sẽ quyết định sự tồn vong và thịnh suy của một quốc gia.

Tuổi trẻ không ai khác chính là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, họ được trang bị đầy đủ kiến ​​thức, kỹ năng để chuẩn bị hành trang vững chắc bước vào đời, bước vào công cuộc xây dựng đất nước. Những người trẻ của đất nước hôm nay là những người bạn, người anh, người chị lớn hơn mình có mặt trên giảng đường của các trường đại học, cao đẳng, đang làm việc hăng say cống hiến tối đa sức trẻ của mình với đam mê, nhiệt huyết sôi nổi, rực lửa.

Nhiệm vụ của thanh niên luôn có những mục tiêu rất cụ thể. Trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, hàng triệu thanh niên đã ngã xuống, mang lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ngay từ bây giờ, hàng triệu thanh niên Việt Nam cần thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Học tập tốt, lao động tốt”. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần suy ngẫm những lời vàng ngọc từ đáy lòng của Bác Hồ trong “Thư gửi học sinh Việt Nam” nhân ngày tựu trường của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Vậy tại sao chỉ có thanh niên mới là tương lai, là sự phát triển của đất nước? Thứ nhất, theo quy luật nguyên thủy, tre già măng mọc, cây già ngã xuống, cây non vươn lên. Con người không thể trường tồn mãi mãi, nhưng cũng sẽ có lúc phải nghỉ ngơi, và hãy để xã hội tiếp tục phát triển, các thế hệ tiếp theo sẽ tiếp nối. Thứ hai, thế hệ trẻ được trang bị đầy đủ và hoàn chỉnh về mọi mặt: sức khỏe, tri thức và đạo đức để vận dụng những điều đã học vào đời sống cá nhân và xã hội khi trưởng thành. Ảnh hưởng của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước còn thể hiện ở sự phát triển của đất nước khi thế hệ này kế tục.

Một thế hệ tài năng, có tư duy và đạo đức hôm nay là nền tảng vững chãi cho một tương lai tươi sáng và bền vững của đất nước. Không chỉ vậy, thế giới không ngừng phát triển, khoa học công nghệ đã đưa nền văn minh nhân loại lên những bước không thể tưởng tượng được, nhưng thế hệ trẻ là thế hệ có sức trẻ, lòng nhiệt huyết, trí tuệ và óc sáng tạo dễ dàng tiếp thu và vận dụng những tri thức mới. Vì thế họ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Từ những buổi đầu dựng nước, Bác Hồ đã quan tâm đến công cuộc diệt dốt. Bác coi đây là loại giặc nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Với kinh nghiệm, từng chứng kiến ​​nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới, Bác Hồ hiểu rằng: “Một dân tộc dốt nát, dân trí thấp thì trước sau cũng chỉ là nô lệ cho các thế lực bên ngoài”.

Nói đến tuổi trẻ ngày nay là nói tới việc học tập và tu dưỡng đạo đức. Tuy nhiên, có những người coi việc học là một công việc khó khăn. Việc học là do cha mẹ, thầy cô ép buộc. Học tập không có ý thức dẫn đến lười biếng và chểnh mảng. Người coi việc học như một cơ hội để đổi đời, trong khi những người khác coi việc học như một thử thách phải chịu đựng.

Vai trò của việc trau dồi tu dưỡng của thế hệ trẻ không chỉ bây giờ mới được xác định mà từ hàng trăm năm trước đã được thể hiện qua các bậc anh hùng lưu danh sử sách. Lý Công Uẩn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, v.v. đều là những thanh niên có học, cần cù, chịu khó, có thiên phú, đã lập nên những chiến công hiển hách và để lại sự nghiệp văn chương lẫy lừng cho muôn đời sau. Gần hơn, có thể kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, một người thanh niên thông minh, hiếu học đã sẵn sàng rời bỏ quê hương ra đi tìm đường cứu nước khi mới tròn 21 tuổi. Bôn ba hải ngoại, Người đã không ngừng học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Những thế hệ học sinh sinh viên hiện nay cũng đang ngày càng làm rạng danh nền quốc học dân tộc bằng những thành tích lừng lẫy trong các đội tuyển quốc gia dự thi quốc tế và những huân chương cao quý dành được.

Nhìn vào thực tiễn lịch sử, từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là thế hệ đi đầu, tiên phong, sẵn sàng xông pha vào khó khăn, nguy hiểm. Trong chiến tranh, chúng ta còn nhớ đến những anh hùng trẻ tuổi như Lê Văn Tám, v.v. Trong thời bình, những chiếc áo màu xanh lá cây được mặc với khẩu hiệu “Chúng tôi không cần những người trẻ tuổi. Khó có thanh niên” đem sức trẻ giúp đỡ đồng bào cả nước. Vậy chúng ta mới thấy được ý nghĩa vô cùng to lớn của tri thức tuổi trẻ đối với sự phát triển của đất nước.

Một số người coi việc học và thi chỉ là hình thức. Vì họ cần bằng cấp chứ không phải kiến ​​thức. Sinh viên ra trường, họ được “sắp xếp”, được “đặt” vào những vị trí mà bản thân mong muốn, thậm chí theo nguyện vọng của cha mẹ. Vị trí của họ nhanh chóng được xác định, kéo theo một số thanh niên không nỗ lực phát huy khả năng của bản thân đi xuống. Thật nguy hiểm cho lối học cơ hội này vì lối học này sẽ tạo ra những cá nhân cơ hội, một lối làm giàu “chớp thời cơ” không những không đưa nước ta sánh vai với các cường quốc mà ngược lại còn làm dân tộc ta đang tụt hậu và thất bại.

Thời đại của tri thức, khoa học và công nghệ thì ai nắm được tri thức công nghệ, người đó sẽ nắm trong tay cây đũa thần tạo ra bước chuyển mình cho đất nước. Nhiệm vụ của tuổi trẻ phải có chiếc đũa thần này. Bất kỳ ai trong độ tuổi đi học, đều phải được tạo mọi điều kiện, tiếp cận tri thức. Chỉ có tri thức phong phú, đạo đức trong sáng, khát vọng sống trong sáng và tinh thần cống hiến mãnh liệt trong công việc của lớp trẻ thì tương lai của dân tộc mới tươi sáng, lấp lánh ánh hào quang.

Chúng ta phải học tập với tinh thần quyết tâm và quyết tâm cao. Chúng ta phải xem việc học hàng ngày của mình là những chiến công. Người ta nói rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thanh niên ta ngày nay cần lập nên Điện Biên Phủ mới để đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên vinh quang, ấm no và hạnh phúc.

Thảo luận về vấn đề: Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước (mẫu 4)

Đất nước Việt Nam từ trước đến nay luôn được biết đến với tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc, nồng nàn. Dân tộc Việt Nam ta đã anh dũng, kiên cường chống lại các cuộc xâm lăng để lập nên những trang sử oai hùng. Chính vì vậy, mỗi học sinh chúng ta - những con người được sống trong thời bình, những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải sống có trách nhiệm với đất nước để tiếp bước những truyền thống vẻ vang của cha ông đi trước.

Đối với trách nhiệm xây dựng đất nước, mỗi chúng ta cần phải chăm chỉ, sáng tạo, chủ động trong học tập và lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn để mai sau xây dựng đất nước. Đồng thời cần tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe của bản thân; tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, xa rời các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Đặc biệt, mỗi học sinh cần tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa; có ý thức thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện; tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây dựng địa phương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội...

Đối với trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa… Đối với các học sinh nam thì cần có trách niềm tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi và sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời tích cực vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Lịch sử qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao kẻ thù lớn mạnh xâm lược đất nước ta nhưng đều chịu chung một kết cục thất bại. Một dân tộc “nhỏ bé” có thể đánh đuổi hai “đế quốc to” là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Làm được điều đó, có biết bao người con của dân tộc đã ngã xuống, bao người phải hi sinh xương máu để có một đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày nay. Là lực lượng tri thức trẻ, năng động, sáng tạo, là trụ cột của nước nhà, thế hệ trẻ chúng ta có vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Thế nhưng hiện nay, nhiều thanh niên không nhận thức được điều đó. Nhiều người đã không còn quan tâm hay có hiểu biết về lịch sử của đất nước, sống chỉ biết nghĩ đến bản thân, sống một lối sống thực dụng, ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm và thiếu nhiệt tình. Những người này cần kiểm điểm lại bản thân mình và sống có ích hơn. Đứng trước thực trạng trên hơn lúc nào hết, chúng ta phải nâng cao nhận thức, tìm ra những biện pháp thích hợp để kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho giới trẻ. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho giới trẻ, hình thành phẩm chất cao đẹp, khát vọng, hoài bảo lập thân, lập nghiệp, cống hiến, tài đức vẹn toàn cho những người chủ tương lai của đất nước.

“Các vua Hùng đã các công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc nhở các thế hệ người dân Việt Nam về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đó không phải công việc của riêng ai, của riêng một lực lượng nào mà đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc ta, trong đó có thế hệ học sinh - những thế hệ sẽ làm chủ đất nước trong tương lai.

Thảo luận về vấn đề: Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước (mẫu 5)

Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.

Gần một trăm năm dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, cộng thêm hai mươi năm chống đế quốc Mĩ, tuổi trẻ đã bỏ bao công sức, trí tuệ cho sự nghiệp, độc lập, tự do của Tổ quốc, nên việc học tập đã không được chu đáo. Tuổi trẻ hôm nay trong cảnh đất nước thanh bình có điều kiện để học tập tốt hơn.

Ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, trong thư gửi cho học sinh, Bác Hồ có nhắn nhủ ân cần: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Ta hiểu lời dạy đó như thế nào? Đất nước được vẻ vang, dân tộc sánh vai các cường quốc năm châu nghĩa là đất nước giàu đẹp, phát triển và nhân dân ta văn minh, tiến bộ, ấm no như các nước và dân tộc tiên tiến trên thế giới. Đó là một mục đích nằm trong ước mơ của con người Việt Nam khi Tổ quốc được độc lập, tự do. Đó là hoài bão không riêng của Bác, mà của triệu con người Việt Nam biết yêu nước, biết đau lòng trước bao vết thương chiến tranh còn đó sau khi hòa bình lập lại.

“Chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” nhấn mạnh một phần lớn điều kiện để đất nước giàu đẹp, dân tộc phồn vinh thì chính do việc học tập của thế hệ trẻ - người chủ nhân đất nước tương lai đang ngồi trên ghế nhà trường.

Tại sao việc học tập của học sinh chúng ta lại liên quan đến tương lai của non sông, của dân tộc? Bởi các thế hệ đi trước đã bỏ bao công sức cho độc lập,tự do của đất nước, điều kiện học tập không có. Thế hệ trẻ trong một đất nước độc lập như hôm nay chắc chắn có điều kiện học tập tốt hơn.

Bởi chỉ có thể một nền khoa học hiện đại mà qua học tập mới đưa đất nước thay đổi từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành phồn vinh, tiến bộ. Chỉ có một cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mới làm nên sự tiến bộ vượt bậc, trong đó việc học tập của tuổi trẻ thế hệ mới sẽ tạo thành một lực lượng lao động có trí thức mới đủ sức làm nên sự nghiệp lớn lao ấy.

Chúng ta phải học tập như thế nào để có thể đáp ứng được yêu cần to lớn đó?. Học tập và học hỏi không ngừng, cộng với tình cảm yêu nước thiết tha, nhận lãnh trách nhiệm làm chủ nhân tương lai của đất nước là những việc phải làm ngay đối với tuổi trẻ chúng ta. Có đau lòng trước sự tụt hậu của dân ta so với nước ngoài, trước bao vết thương chiến tranh vẫn còn đầy rẫy thì tuổi trẻ mới hăm hở “học, học nữa, học mãi”.

Xác định rõ mục tiêu học tập như trên, tuổi học sinh còn cần thiết coi việc rèn luyện học tập khoa học kĩ thuật là then chốt, để trở thành những nhà khoa học trẻ tuổi tương lai. Học đi đôi với hành, lí thuyết gắn bó với thực nghiệm để kích thích sáng tạo, tìm tòi cái mới.

1 1,291 30/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: