TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến (2024) SIÊU HAY

Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 1,676 04/08/2024


Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến

Đề bài: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự thiếu chủ kiến

TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến - mẫu 1

Sống có chính kiến không chỉ giúp cho con người sống đúng với "bản ngã" của mình mà còn là yếu tố quan trọng để giúp con người thành công. "Chính kiến" là những nhận định, đánh giá riêng. Khi có chính kiến con người sẽ phát huy được sự tỉnh táo, sáng suốt trong bất kì hoàn cảnh nào mà không bị dao động, hoang mang trước những tác động của ngoại cảnh. Trước một vấn đề mỗi người sẽ có cách đánh giá riêng bởi họ tiếp nhận bằng lăng kính chủ quan, nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, bởi vậy mà quan điểm nào cũng đáng được tôn trọng và cũng không ai có thể ép người khác phải có cùng quan điểm, lập trường với mình. Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều lần ý kiến, quan điểm của bạn sẽ đi ngược lại với mọi người, thế nhưng không có nghĩa là suy nghĩ của bản là sai. Kiên định với ý kiến, lập trường của mình sẽ góp phần tạo nên những giá trị khác biệt. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận khách quan về hoàn cảnh, về tính khả thi của những ý kiến, tránh việc bảo thủ với những ý tưởng viển vông, không có khả năng thực hiện trong cuộc sống. Sống có chính kiến không có nghĩa là từ chối mọi lời góp ý, nhận xét của người khác. Hãy lắng nghe những lời góp ý để giúp bản thân có cái nhìn sâu rộng, khái quát hơn về vấn đề, tuy nhiên hãy tiếp thu một cách sáng suốt, tỉnh táo và có chính kiến. Để làm chủ hoàn cảnh và hạn chế những tác động tiêu cực từ cuộc sống, chúng ta cần có sự chuẩn bị, suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi đưa ra bất kì quyết định nào. Khi có sự chuẩn bị, suy nghĩ thấu đáo thì chúng ta sẽ tự tin hơn vào chính kiến của bản thân.

Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến - mẫu 2

Cuộc sống chứa đựng muôn vàn những thách thức, để tạo nên giá trị, bản sắc riêng của bản thân, bên cạnh việc phát huy tài năng, sự cố gắng con người cần phải có chính kiến, lập trường riêng. "Chính kiến" được hiểu là những quan điểm, lập trường, ý kiến mang tính cá nhân. Người có chính kiến là người có quan điểm, lập trường nhất quán, họ kiên định với quan điểm của bản thân mà không bị tác động bởi những lời nói, hành động của người khác. Trước sự tác động của thế giới bên ngoài, việc giữ vững chính kiến của bản thân giúp con người kiên định với mục tiêu ban đầu, có định hướng phát triển nhất quán, thống nhất. Có chính kiến phẩm chất quan trọng giúp con người thực hiện được những ước mơ, hoài bão bởi người có chính kiến sẽ luôn bình tĩnh trước sự thay đổi của hoàn cảnh, không bị lung lay trước những bình luận trái chiều của mọi người. Trước một sự vật, sự việc, mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau, bởi vậy việc giữ vững chính kiến của bản thân là vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ không thể hoàn thành được mục tiêu của bản thân nếu cứ mãi bị tác động bởi hoàn cảnh hay mải chạy theo những quan điểm, nhận định chủ quan của người khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt rõ chính kiến với tư duy bảo thủ, cố chấp. Sống có chính kiến không có nghĩa là bỏ ngoài tai tất cả những đóng góp của người khác mà cần nhận thức, tiếp thu một cách chọn lọc mà không đánh mất đi khả năng đánh giá vấn đề, chính kiến riêng của bản thân. Để làm chủ cuộc sống và đạt được những mục tiêu, hiện thực hóa những lí tưởng của bản thân, mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài, bên cạnh đó cần tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của người khác một cách tỉnh táo, sáng suốt.

Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến - mẫu 3

Làm việc nhóm là một khái niệm không hề xa lạ với chúng ta hiện nay. Từ những người đã đi làm đến các bạn học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bất kì ai trong chúng ta cũng đã và đang làm việc nhóm. Bởi đó là cách giúp chúng ta giảm thời gian, tăng năng suất khi làm việc. Tuy nhiên, không phải lúc nào làm việc nhóm cũng đạt hiệu quả cao, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số đó chính là sự ba phải, thiếu chủ kiến khi làm việc nhóm.

Cũng như tên gọi, sự ba phải và thiếu chủ kiến là một nét tính cách của con người khi hoạt động nhóm và làm việc tập thể. Đặc trưng của hoạt động nhóm là nhiều người cùng giải quyết chung một vấn đề. Dựa trên vốn hiểu biết, cách tư duy mà mỗi người sẽ đưa ra một quan điểm cá nhân của mình. Sau đó tất cả cùng thảo luận, tranh luận để đi đến thống nhất với một quan điểm cuối cùng. Trong tình huống này, những cá nhân có thói ba phải, thiếu chủ kiến, thường có thái độ đồng ý với tất cả những quan điểm được đưa ra. Bất kì ai là người phát biểu, đưa ra ý kiến như thế nào thì họ đều thấy đúng và phù hợp. Và nếu người đó có ý kiến khác với những người còn lại, thì thay vì tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình, thì họ lại dễ dàng bị thuyết phục để buông bỏ lập trường của bản thân.

Đó thực sự là một tính cách mang lại ý nghĩa tiêu cực cho việc hoạt động nhóm. Bởi những cá nhân có tính ba phải, thiếu chủ kiến sẽ chẳng thể đem lại đóng góp gì cho các cuộc thảo luận cả. Bởi ý kiến nào họ cũng thấy hay, thấy đúng, ai nói gì cũng thấy hợp lý, thì làm sao có thể đi đến kết luận cuối cùng được. Mà một khi không thể thống nhất ý kiến, thì làm sao triển khai các hoạt động phía sau được? Thói ba phải, thiếu chủ kiến sẽ chỉ khiến hoạt động nhóm bị trì trệ, mất thời gian mà thôi.

Đáng buồn là hiện tượng đáng buồn này lại đang rất phổ biến trong xã hội. Hầu như ai đã từng làm việc nhóm thì đều đã từng gặp phải các cá nhân có thói xấu này. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp phù hợp để thay đổi sự ba phải, thiếu chính kiến đó. Trước hết là từ những người cùng nhóm. Chúng ta nên tạo khoảng lặng, tạo cơ hội cho các cá nhân được nêu lên ý kiến của bản thân một cách hoàn chỉnh, tránh ngắt lời, phủ nhận ngay khi họ vừa phát biểu, điều đó sẽ giúp họ thêm tự tin để trình bày ý kiến của mình. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tạo không khí dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm, để ai cũng cảm thấy bản thân có vai trò và trách nhiệm với bài tập chung. Từ đó nghiêm túc và mạnh dạn hơn trong việc nêu ra quan điểm của mình. Còn đối với bản thân người có thói ba phải, thiếu chính kiến, thì họ cần phải tự nhìn nhận lại bản thân sau những góp ý của người khác. Thông qua những việc như tìm hiểu kĩ về vấn đề cần thảo luận, tăng tương tác với các thành viên trong nhóm, chọn nội dung làm việc nhóm phù hợp với bản thân… Để từ đó tăng khả năng đóng góp ý kiến trong nhóm.

Có như vậy, chúng ta mới có thể dần loại bỏ được sự ba phải và thiếu chính kiến. Không chỉ trong làm việc nhóm mà còn cả trong cuộc sống nữa.

Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến - mẫu 4

Tại sao chúng ta thường thiếu quyết đoán? Có phải đó xuất phát từ tâm lý thiếu tự tin, sợ sai lầm, hay sợ thất bại? Việc tránh xa khỏi việc vấp ngã và thất bại là một nguyên lý tự nhiên, nhưng liệu nếu không có những trải nghiệm đó, chúng ta có thể trưởng thành và đạt được thành công không? Nếu mọi người đều lựa chọn những quyết định an toàn, liệu chúng ta có đang bỏ lỡ cơ hội để bứt phá?

Sự thiếu quyết đoán trong công việc thường phản ánh sự không tin tưởng vào khả năng cá nhân. Nếu chính bạn còn không tin vào bản thân, ai sẽ tin tưởng và đánh giá bạn? Sự chắc chắn và tự tin trong quyết định của mình sẽ là yếu tố quyết định sự tin tưởng từ sếp và đồng nghiệp, tạo nên sự an tâm và tôn trọng.

Thiếu quyết đoán thường đi kèm với nỗi sợ hãi. Sợ hãi thường khiến chúng ta giữ lại bản thân trong vùng an toàn. Chúng ta trở nên ngần ngại, không dám tỏ ra, không dám bảo vệ ý kiến của mình. Thay vào đó, chúng ta dễ dàng đồng thuận và thỏa hiệp với ý kiến của người khác, chỉ vì sợ mắc phải sai lầm, sợ xấu hổ, sợ đánh giá và chê cười, sợ vấp ngã và sợ thất bại.

Thiếu quyết đoán làm cho chúng ta trở nên dễ bị kẻ xấu lôi kéo. Đồng nghiệp và đối thủ sẽ nhận ra điều này và tận dụng tính cách yếu đuối để chi phối và lôi kéo bạn theo hướng họ muốn. Tính nhút nhát và dễ thay đổi khiến bạn trở thành công cụ trong tay kẻ xấu, mà bạn thậm chí không hề biết.

Thiếu quyết đoán cũng làm mất đi cơ hội. Cơ hội thường chỉ đến một lần, và những người dám nắm bắt cơ hội đó thường đi đến thành công nhanh chóng. Ngược lại, nếu bạn thiếu quyết đoán, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội do sự do dự, lo lắng và sợ hãi. Sếp có thể không tin tưởng giao trọng trách cho bạn, và những cơ hội thăng tiến có thể vuột mất chỉ vì tính thiếu quyết đoán.

Đối mặt với thách thức là một cơ hội, và chỉ khi đối mặt với thách thức, cơ hội mới mở ra. Trong cuộc sống, có vô số cơ hội, nhưng đối với những người do dự, cơ hội sẽ trôi qua một cách nhanh chóng. Điều quan trọng là khi ra quyết định, bạn cần có sự quyết tâm và sẵn sàng đón nhận thách thức.

Có một yếu tố nữa khiến chúng ta thiếu quyết đoán là bản tính biếng nhác. Để đưa ra quyết đoán hiệu quả, bạn cần phải thu thập thông tin một cách chăm chỉ và kiên trì. Thu thập đầy đủ thông tin là bước quan trọng để đưa ra quyết định chính xác. Sau đó, bạn cần phải đánh giá và so sánh thông tin, đánh dấu cộng hoặc trừ để đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu bạn là người biếng nhác, bạn có thể không muốn làm điều này và chần chừ. Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ khi quyết định đã được đưa ra, sự lo lắng và chần chừ cần phải kết thúc.

Quyết đoán không phải là sự làm bừa, mà là sự dám nghĩ và dám làm. Sự chủ động, kiên quyết và có chiến lược trong hành động sẽ đưa bạn đến thành công. Hãy nhớ, khi đã quyết định, đừng để lo lắng và sợ hãi làm mất đi sự quyết đoán của bạn. Quyết định ý chí là một liều thuốc mạnh mẽ, và khi đã đưa ra quyết định, hãy giữ vững và không dao động. Cơ hội đến với những người dám nghĩ và dám làm, và đôi khi, sự quyết đoán có thể quyết định đến sự thành bại của bạn.

Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến - mẫu 5

Mỗi cá nhân mang theo một góc nhìn kinh nghiệm riêng và việc chấp nhận những ý kiến đa dạng này sẽ tạo ra các giải pháp sáng tạo và toàn diện hơn cho vấn đề đang đối mặt. Tuy nhiên, khi một số thành viên nhóm không có ý kiến riêng và chỉ đồng ý với ý kiến của người khác mà không suy nghĩ, sẽ làm mất đi sự đa dạng và tiềm năng sáng tạo của nhóm. Khi một người không thể tự tin đưa ra ý kiến của mình và luôn đồng ý với ý kiến của người khác mà không có bất kỳ sự tranh luận hoặc thảo luận có thể làm giảm đi sự đóng góp tích cực từ phía họ.

Vậy nên, để khắc phục sự ba phải và thiếu chủ kiến trong nhóm cần thiết phải xây dựng một môi trường mà mọi ý kiến được tôn trọng và đề cao. Cần khuyến khích sự thảo luận, tranh luận một cách xây dựng và tạo điều kiện cho mọi người có thể tự tin trong việc đưa ra ý kiến của mình.

Trước hết, việc tạo ra một môi trường thoải mái cho mọi thành viên trong nhóm là quan trọng. Bằng cách tạo ra không gian cho mỗi cá nhân có thể tự do diễn đạt ý kiến của mình mà không sợ bị phê phán, chúng ta có thể khuyến khích sự tự tin và tính chủ động trong việc thảo luận. Thứ hai, việc xây dựng một môi trường dân chủ và bình đẳng là chìa khóa để khuyến khích mọi người tham gia tích cực và đóng góp ý kiến của mình. Tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội tham gia vào quyết định và thảo luận sẽ giúp họ cảm thấy có trách nhiệm hơn đối với mục tiêu và nhiệm vụ của nhóm.

Đối với những người có thói quen ba phải và thiếu chủ kiến, việc tự nhận ra và chấp nhận góp ý từ người khác là rất quan trọng. Họ có thể cải thiện bản thân bằng cách học hỏi thêm về vấn đề đang được thảo luận, tăng tương tác với các thành viên khác trong nhóm và hiểu về vai trò và trách nhiệm của mình. Bằng cách này, họ có thể tự tin hơn trong việc đưa ra ý kiến và đóng góp vào quá trình làm việc nhóm. Chỉ khi mọi người cùng nhau làm việc hướng đến mục tiêu chung và tôn trọng lẫn nhau chúng ta mới có thể đạt được thành công trong hoạt động nhóm và cả trong cuộc sống.

Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến - mẫu 6

Thiếu quyết đoán là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Một phần lớn của vấn đề này nảy sinh từ việc không tin tưởng vào khả năng và kiến thức của bản thân. Khi bạn không tự tin vào bản thân, bạn có thể sẽ cảm thấy không chắc chắn về quyết định mình đưa ra và dễ dàng bị lừa bởi ý kiến của người khác. Sự thiếu tự tin này có thể phát triển từ nhiều nguồn gốc khác nhau từ trải nghiệm thất bại trước đó đến áp lực xã hội và tự hình thành từ định kiến của người khác.

Tuy nhiên, sự thiếu quyết đoán không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn có thể có tác động tiêu cực đến môi trường làm việc và mối quan hệ xã hội. Đối với mối quan hệ xã hội, sự thiếu quyết đoán có thể làm mất lòng tin và sự tôn trọng từ người khác, khiến bạn trở thành một đối tác không đáng tin cậy. Hãy nhớ rằng không có ai hoàn hảo và việc đưa ra quyết định là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Hãy tập trung vào việc làm sao để học hỏi và phát triển từ mỗi trải nghiệm, thay vì chỉ lo sợ về những khó khăn có thể xảy ra. Đồng thời, việc tìm kiếm sự hỗ trợ và phản hồi tích cực từ những người xung quanh cũng có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định và hành động một cách quyết đoán. Để có thể đưa ra quyết định một cách quyết đoán, chúng ta cần phải tạo ra một tinh thần quyết tâm và sẵn lòng đối mặt với thách thức. Chúng ta cần phải nhận ra rằng cơ hội thường đến cùng với những thách thức và rủi ro và chỉ khi chúng ta dám bước ra khỏi vùng an toàn và đối mặt với những thách thức đó mới có thể khám phá được những cơ hội mới và đạt được thành công.

Để vượt qua sự thiếu quyết đoán, chúng ta cần phải có lòng kiên nhẫn và sự tự tin vào khả năng của bản thân. Khi chúng ta học được cách vượt qua sự sợ hãi và quyết đoán đối diện với những khó khăn, chúng ta sẽ thấy bản thân mình trở nên mạnh mẽ hơn và có khả năng đạt được những mục tiêu cao hơn trong cuộc sống và sự nghiệp.

Một cách để vượt qua bản tính biếng nhác là thiết lập một kế hoạch làm việc cụ thể và tuân thủ nó một cách nghiêm túc. Đặt mục tiêu nhỏ và cố gắng hoàn thành chúng từng bước một có thể giúp bạn vượt qua tình trạng biếng nhác và tập trung vào việc thu thập thông tin một cách hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, việc lo lắng và nghi ngờ sau khi đã đưa ra quyết định cũng là một vấn đề quan trọng. Mặc dù việc đánh giá rủi ro là cần thiết nhưng việc lo lắng quá mức có thể làm mất đi sự tự tin và quyết đoán. Điều quan trọng là học cách tin tưởng vào bản thân và vào quyết định của mình và không để cho sự lo lắng và nghi ngờ làm phân chia tâm trí.

Quyết định đòi hỏi sự dũng cảm và sự tự tin. Đôi khi, việc dám nghĩ và dám làm có thể dẫn đến những kết quả xuất sắc hơn mà chúng ta không thể ngờ tới. Hãy nhớ rằng cơ hội không đến với những người lười biếng, mà chỉ đến với những người dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình và đối mặt với thử thách. Và khi đã ra quyết định, hãy kiên quyết và không dao động bởi đó là chìa khóa để đạt được thành công.

Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến - mẫu 7

Mỗi cá nhân khi chào đời đều mang trong mình một đặc điểm độc đáo, một tâm hồn riêng biệt, và một con người không giống bất kì ai khác. Cuộc sống của mỗi người là một bức tranh độc lập, không ai giống ai, và không có người nào được sinh ra để bắt chước người khác.

Vì vậy, hãy tự mình xây dựng cuộc sống theo cách của mình và có quan điểm riêng. Chính kiến là những suy nghĩ, quan điểm của riêng bạn, định hướng tư duy và lập trường trong cuộc sống. Người có chính kiến là những người biết giữ vững quan điểm của họ, không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những lời nói hay hành động của người khác. Chính kiến giúp bạn duy trì mục tiêu và kế hoạch của mình, không bao giờ lạc hướng theo ý người khác.

Giá trị của bạn không phụ thuộc vào nơi bạn sinh ra, hoặc bắt đầu từ đâu. Nó được đo bằng những nỗ lực và cố gắng mà bạn bỏ ra trong cuộc sống để đạt được những mục tiêu của riêng bạn. Việc đạt được thành công luôn đòi hỏi những nỗ lực và khó khăn. Quá trình này sẽ giúp bạn khám phá giá trị thực sự của bản thân.

Từ chối chính bản thân là như bạn đang từ chối cơ hội để hoàn thiện mình. Đồng thời, có rất nhiều người chỉ theo đuổi theo phong trào, không có quan điểm cố định, và luôn thay đổi dựa trên ý kiến của người khác. Những người này thường gặp khó khăn trong việc đạt được thành công trong cuộc sống.

Mỗi người sinh ra đều có những tài năng riêng mà họ cần tự tìm hiểu. Tự nuôi dưỡng tâm hồn, sống đơn giản và chấp nhận bản thân là cách bạn tìm thấy con đường đúng đắn và hạnh phúc trong cuộc đời. Đừng dựa vào sự ngưỡng mộ và sao chép con đường của người khác, hãy tự mình xây dựng con đường của riêng bạn

Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến - mẫu 8

Câu ca dao "Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân" đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội suy tư về chính kiến cá nhân khi đối mặt với áp lực và tác động từ xung quanh. Nhưng chính kiến là gì và tại sao nó lại quan trọng trong cuộc sống hàng ngày? Chính kiến đại diện cho quan điểm và lập trường của chúng ta. Người có chính kiến thường có lập trường riêng, không dễ bị đánh bại hoặc thay đổi quan điểm bởi lời nói và hành động của người khác.

Trái lại, người thiếu chính kiến riêng thường dễ dàng bị cuốn theo những lời đánh giá, hoặc tự tạo ra căng thẳng và hoang mang cho bản thân. Chính kiến hoặc việc giữ vững lập trường là một trụ cột quan trọng, giúp ta thực hiện những mục tiêu và ước mơ một cách mạnh mẽ. Nó giúp ta duy trì tinh thần minh mẫn và tỉnh táo, mà không phải lúc nào cũng phải lo lắng về ý kiến của người khác hoặc lo sợ những suy nghĩ về bản thân mình trong mắt người khác.

Trong mọi tình huống, mỗi người đều có suy tư và nhận định riêng, dựa trên góc nhìn và trải nghiệm cá nhân. Chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn việc có chính kiến riêng với việc sống kín đáo, không chịu nghe người khác, luôn tự cho mình đúng và tốt hơn người khác. Có lúc, ta cần phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác để hiểu rõ hơn quan điểm của mình có đúng không. Vì vậy, quan trọng là chúng ta phải có lập trường vững vàng trong khi cũng biết cách thông minh và tỉnh táo tiếp thu những quan điểm khác nhau, sử dụng sự hiểu biết để đánh giá và điều chỉnh quan điểm của chúng ta.

Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến - mẫu 9

Mỗi con người chỉ có một cuộc đời, và vì vậy, tại sao chúng ta lại phải cố gắng làm cho bản thân trở nên giống ai khác? Hãy sống tự do, tự chủ với sự độc đáo của bản thân và giữ vững lập trường riêng giữa những áp lực từ thế giới bên ngoài. Sự tự tin trong bản thân và việc sống đúng chính mình là điều quan trọng.

Người sống là chính mình luôn tự tin vào khả năng của mình và tự hào về ngoại hình của mình. Họ không so sánh mình với người khác và không bị ám ảnh bởi cuộc sống của người khác. Thay vì vậy, họ có mục tiêu, kế hoạch, ước mơ và biết cố gắng để đạt được những mục tiêu đó.

Thêm vào đó, người sống là chính mình không dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác và luôn có quan điểm riêng. Họ biết cách bảo vệ và duy trì quan điểm của mình mà không để cho bất kỳ áp lực nào từ bên ngoài ảnh hưởng đến nó.

Việc sống là chính mình mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng. Mỗi người sống là chính mình mang đến sự đa dạng, màu sắc và cá tính riêng biệt. Từ đó, chúng ta có cơ hội học hỏi và tiếp thu những điểm mạnh từ người khác để phát triển bản thân. Hơn nữa, sự kiên định trong lập trường giúp chúng ta có động lực và niềm tin để thực hiện những kế hoạch của mình.

Ngược lại, khi chúng ta không là chính mình, chúng ta chỉ đơn giản là bản sao của người khác, tự cấp, và cuộc sống trở nên vô nghĩa. Nhiều người tự ti vào bản thân, không tin tưởng khả năng của mình, và luôn tập trung vào nhược điểm của bản thân. Họ sống trong sự so sánh và ao ước trở nên giống người khác. Nếu không thay đổi cách sống này, họ sẽ dần mất đi cái tôi của mình.

Cuộc sống là của chúng ta, và chúng ta có quyền tự quyết định cách sống của mình. Hãy luôn là chính mình, hãy phấn đấu để trở nên tốt hơn mà không phải để trở thành ai đó khác.

Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến - mẫu 10

Sống với chính kiến không chỉ giúp con người thể hiện bản dạng riêng của họ mà còn là một yếu tố quan trọng đưa họ đến thành công. Chính kiến đại diện cho sự riêng biệt trong nhận thức và đánh giá. Khi chúng ta có chính kiến, chúng ta thể hiện sự tỉnh táo và suy nghĩ mạch lạc trong mọi tình huống, không bị đánh bại hoặc hoang mang trước áp lực của bên ngoài.

Trước mỗi tình huống, mỗi người có cách đánh giá riêng, dựa trên góc nhìn cá nhân và quan điểm đặc biệt của họ. Vì vậy, tất cả các quan điểm đều xứng đáng được tôn trọng, và không ai có quyền ép buộc người khác phải chấp nhận quan điểm hay lập trường giống với mình. Trong cuộc sống, sẽ có nhiều lúc quan điểm của bạn sẽ trái ngược với ý kiến của đa số, nhưng điều này không tức là suy nghĩ của bạn là sai. Việc kiên trì với quan điểm và lập trường riêng có thể tạo ra giá trị và sự khác biệt.

Tuy nhiên, đừng mất đi cái nhìn khách quan về hoàn cảnh và khả năng thực hiện của những quan điểm này. Hãy tránh những ý tưởng không thực tế và không khả thi trong cuộc sống. Sống với chính kiến không nghĩa là từ chối tất cả những góp ý và nhận xét từ người khác. Hãy lắng nghe những góp ý này để cải thiện cái nhìn sâu rộng và khách quan hơn về vấn đề. Tuy nhiên, hãy tiếp thu những góp ý này một cách tỉnh táo và sáng suốt, để có thể duy trì chính kiến của mình.

Để kiểm soát tình hình và giảm bớt tác động tiêu cực từ cuộc sống, chúng ta cần phải chuẩn bị và suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra quyết định nào. Bằng việc có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và suy nghĩ thấu đáo, chúng ta sẽ tăng thêm sự tự tin vào chính kiến của mình.

1 1,676 04/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: