TOP 10 mẫu Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì (2024) SIÊU HAY

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 1,769 03/08/2024


Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì

Đề bài: Em hãy viết bài giới thiệu ngắn trình bày về cuốn sách Đêm hội Long Trì

TOP 10 mẫu Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì - mẫu 1

Đêm hội Long Trì được lấy bối cảnh lịch sử vào thời Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm, trị vì 1767 – 1782. Trịnh Sâm là vị chúa thứ 8 của vương tộc Trịnh cầm quyền ở miền Bắc Đại Việt, ông nổi tiếng là vị chúa tàn bạo nhất lịch sử Việt Nam. Vốn thông minh và quyết đoán trong việc trị vì, nhưng sau năm 1775, Trịnh Sâm càng ngày càng sa vào tửu sắc, ăn chơi sa đọa, chính trị suy bại, cuộc sống nhân dân trở nên cơ cực, lầm than.Tiểu thuyết lịch sử “Đêm hội Long Trì” đã thành công tái hiện một thời điểm lịch sử điển hình cho sự suy thoái và phân rã của triều đại, khi chúa Trịnh Sâm tài giỏi nhưng háo sắc và bị Tuyên Phi Đặng Thị Huệ – người được chúa sủng ái do nhan sắc xinh đẹp lợi dụng và thao túng quyền lực, làm đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn.

Đêm hội Long Trì” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng không chỉ mô tả những sự việc trong một đêm hội mà còn mở rộng mạch truyện và mô phỏng hai tuyến nhân vật đối lập, cùng với số phận bi thương của những người dân chốn kinh kì.

Đêm hội Long Trì là một tiểu thuyết lịch sử xuất sắc, phản ánh chân thực xã hội phong kiến rối ren, trụy lạc. Đêm hội Long Trì đã được chuyển thể thành kịch nói, phim, cải lương,… để dễ dàng tiếp cận với khán giả Việt.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì - mẫu 2

Đêm hội Long Trì là một cuốn tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được sáng tác vào năm 1942. Truyện xoay quanh không gian lịch sử hoàn toàn mới lạ: Chuyện nhà chúa Trịnh Sâm Tĩnh Đô Vương, khắc họa hiện thực của xã hội Việt Nam trong giai đoạn suy thoái và phân rã của triều đại phong kiến và khai thác các mâu thuẫn, xung đột lịch sử. Vì thế đã đem đến một cái nhìn sâu hon vào từng nhân vật được xuất hiện trong câu chuyện.

Đêm hội Long Trì được lấy bối cảnh lịch sử vào thời Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm, trị vì 1767 – 1782. Trịnh Sâm là vị chúa thứ 8 của vương tộc Trịnh cầm quyền ở miền Bắc Đại Việt, ông nổi tiếng là vị chúa tàn bạo nhất lịch sử Việt Nam. Vốn thông minh và quyết đoán trong việc trị vì, nhưng sau năm 1775, Trịnh Sâm càng ngày càng sa vào tửu sắc, ăn chơi sa đọa, chính trị suy bại, cuộc sống nhân dân trở nên cơ cực, lầm than.

Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì đã thành công tái hiện một thời điểm lịch sử điển hình cho sự suy thoái và phân rã của triều đại, khi chúa Trịnh Sâm tài giỏi nhưng háo sắc và bị Tuyên Phi Đặng Thị Huệ – người được chúa sủng ái do nhan sắc xinh đẹp lợi dụng và thao túng quyền lực, làm đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn.

Có thể nói, Đêm hội Long Trì đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của một cuốn tiểu thuyết lịch sử nhờ ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng. Truyện phản ánh chân thực cái ác qua nhân vật “Cậu Trời” Đặng Lân, và người đàn bà nhiều thủ đoạn Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Đồng thời, nó cũng bộc lộ cái thiện hiếm hoi qua sự trượng nghĩa của nhân vật Nguyễn Mại. Và cuối cùng, tiểu thuyết đã khép lại với cái kết “thiện giành thắng trước ác”, đây là một kết thúc “có hậu” theo cảm quan văn học dân gian.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì - mẫu 3

Đêm hội Long Trì là một cuốn tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, được xuất bản năm 1942. Tác phẩm lấy bối cảnh triều đại Lê – Trịnh, giai đoạn chúa Trịnh Sâm lên nắm quyền. Cuốn tiểu thuyết đã khắc họa chân thực bức tranh hiện thực về sự suy tàn của triều đại này, thông qua những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội, cũng như số phận của những con người nhỏ bé bị cuốn vào vòng xoáy của lịch sử.

Cuốn tiểu thuyết kể về câu chuyện của Nguyễn Mại, một thanh niên làng chài nghèo, mang trong mình chí lớn cứu nước. Anh tình cờ gặp gỡ và yêu Thuý Vân, một cô gái xinh đẹp, con gái của một quan lại nhà Trịnh. Nguyễn Mại đã bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc đấu tranh giữa hai phe cánh trong triều đình, và cuối cùng phải trả giá bằng mạng sống của mình.

Cuốn tiểu thuyết có thể được chia thành hai phần chính:

Phần 1 của cuốn tiểu thuyết giới thiệu bối cảnh lịch sử và các nhân vật chính. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1775, khi chúa Trịnh Sâm lên nắm quyền. Trịnh Sâm là một người tài giỏi, nhưng sau khi trở thành chúa, ông ngày càng sa đọa, ăn chơi hưởng lạc. Điều này đã dẫn đến sự suy thoái của triều đình, và cuộc sống của nhân dân trở nên lầm than.

Trong bối cảnh đó, Nguyễn Mại xuất hiện. Anh là một thanh niên làng chài nghèo, nhưng mang trong mình chí lớn cứu nước. Anh tình cờ gặp gỡ và yêu Thuý Vân, một cô gái xinh đẹp, con gái của một quan lại nhà Trịnh. Nguyễn Mại đã quyết định gia nhập triều đình với hy vọng có thể thay đổi được tình hình.

Phần 2 của cuốn tiểu thuyết là phần chính của tác phẩm. Trong phần này, các mâu thuẫn và xung đột trong xã hội được đẩy lên cao trào. Nguyễn Mại bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc đấu tranh giữa hai phe cánh trong triều đình, và cuối cùng phải trả giá bằng mạng sống của mình.

Cuộc đấu tranh giữa hai phe cánh trong triều đình là một trong những mâu thuẫn chính của tác phẩm. Phe cánh của chúa Trịnh Sâm ngày càng trở nên lộng hành, tham nhũng, gây ra nhiều tai tiếng. Phe cánh đối lập, đứng đầu là Tuyên phi Đặng Thị Huệ, cũng không phải là một phe cánh tốt đẹp. Họ sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình.

Nguyễn Mại là một nạn nhân của cuộc đấu tranh này. Anh bị Tuyên phi Đặng Thị Huệ lợi dụng để chống lại chúa Trịnh Sâm. Cuối cùng, anh bị bắt và bị giết.

Đêm hội Long Trì là một tác phẩm văn học xuất sắc, đã góp phần tái hiện một thời kỳ lịch sử quan trọng của dân tộc. Tác phẩm đã khắc họa chân thực bức tranh hiện thực về sự suy tàn của triều đại Lê – Trịnh, đồng thời thể hiện niềm tin của nhà văn vào sức sống của dân tộc.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì - mẫu 4

Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì mang nặng tính chất lịch sử của tác giả Nguyễn Huy Tưởng viết. Tác phẩm cũng mang lại nhiều chiêm nghiệm sâu sắc về các vấn đề nhức nhối trong cuộc sống. Tác phẩm lấy nền là một giai đoạn lịch sử đầy biến động, đó là thời kì suy thoái và phân rã của xã hội. Từ đó, tạo nên tình huống gây cấn, đặc sắc về nhiều vấn đề như đất đai, giai cấp làm nền móng cho những mâu thuẫn phát triển, đẩy tình tiết lên đến cao trào. Qua đó, gửi vào bộ tiểu thuyết những quan niệm, suy nghĩ về các vấn đề đó rồi rút kết, áp dụng vào những vấn đề tương tự ở hiện đại. Tác phẩm lấy điểm xuất phát là diễn biến của một đêm hội, rồi mở rộng mạch truyện trên hai tuyến nhân vật cùng với số phận bị kẹt giữa hai phía của một số nhân vật khác. Bộ tiểu thuyết là tập hợp của các mối quan hệ trong xã hội rối ren, hỗn loạn, trái luân thường đạo lý. Tác giả đã xây dựng tình tiết theo hướng đẩy cái ác lên đến tột cùng để làm nền làm bật sức mạnh to lớn của cái thiện, tạo một kết thúc có hậu mang âm hưởng của văn học dân gian.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì - mẫu 5

Tiểu thuyết “Đêm hội Long Trì” được phát hành từ cuối năm 1942, xuất bản thành sách năm 1944.

Đêm hội Long Trì được lấy bối cảnh lịch sử vào thời Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm, trị vì 1767 – 1782. Trịnh Sâm là vị chúa thứ 8 của vương tộc Trịnh cầm quyền ở miền Bắc Đại Việt, ông nổi tiếng là vị chúa tàn bạo nhất lịch sử Việt Nam. Vốn thông minh và quyết đoán trong việc trị vì, nhưng sau năm 1775, Trịnh Sâm càng ngày càng sa vào tửu sắc, ăn chơi sa đọa, chính trị suy bại, cuộc sống nhân dân trở nên cơ cực, lầm than.Tiểu thuyết lịch sử “Đêm hội Long Trì” đã thành công tái hiện một thời điểm lịch sử điển hình cho sự suy thoái và phân rã của triều đại, khi chúa Trịnh Sâm tài giỏi nhưng háo sắc và bị Tuyên Phi Đặng Thị Huệ – người được chúa sủng ái do nhan sắc xinh đẹp lợi dụng và thao túng quyền lực, làm đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn.

Đêm hội Long Trì” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng không chỉ mô tả những sự việc trong một đêm hội mà còn mở rộng mạch truyện và mô phỏng hai tuyến nhân vật đối lập, cùng với số phận bi thương của những người dân chốn kinh kì.

Đêm hội Long Trì là một tiểu thuyết lịch sử xuất sắc, phản ánh chân thực xã hội phong kiến rối ren, trụy lạc. Đêm hội Long Trì đã được chuyển thể thành kịch nói, phim, cải lương,… để dễ dàng tiếp cận với khán giả Việt.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì - mẫu 6

Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Tri tân năm 1942 – là dấu ấn để nhà văn Nguyễn Huy Tưởng khẳng định tên tuổi của mình trên văn đàn. Với Đêm hội Long Trì, người đọc sớm nhận thấy ở Nguyễn Huy Tưởng một ngòi bút có khuynh hướng lịch sử không trộn lẫn. Nếu như các tác phẩm khác cùng thời thường đi sâu vào chuyện riêng tư của nhà chúa, với sự đam mê nữ sắc của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm, âm mưu và tham vọng của Đặng Tuyên phi, sự càn rỡ của Cậu Trời Đặng Lân... trong không gian ít vượt khỏi khuôn viên phủ chúa, thì ở Đêm hội Long Trì, quy mô đề tài cùng các tuyến nhân vật được mở rộng hơn rất nhiều. Dựa trên tấn bi kịch trong gia đình nhà chúa mà sử sách ghi lại, Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lên một bức tranh xã hội thời phong kiến với nhiều vấn đề được đặt ra. Việc tranh ngôi đoạt vị đã dẫn đến kết cục là gia đình nhà chúa rồi cả ngôi vị chúa Trịnh đều tiêu vong. Không những thế, sự an nguy của kinh thành, hay rộng hơn, của đất nước cũng đều chịu chung hệ lụy. Tác phẩm cũng đặt ra vấn đề trách nhiệm của kẻ sĩ và người thi hành công vụ trước cái ác lộng hành. Với một cốt truyện gọn gàng, giàu chất thơ và kịch tính, Đêm hội Long Trì đã được chuyển thể thành chèo, cải lương, điện ảnh, trong đó phim truyện Đêm hội Long Trì được đánh giá là một thành công của điện ảnh Việt Nam.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì - mẫu 7

Tiểu thuyết “Đêm hội Long Trì” được phát hành từ cuối năm 1942, xuất bản thành sách năm 1944. Sau đó do nhiều nguyên nhân, Đêm hội Long Trì đã không được tái bản suốt một thời gian dài. Mãi cho đến thời kỳ đổi mới, “Đêm hội Long Trì” mới lại được tái xuất bản và trở thành một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của Nguyễn Huy Tưởng.

Đêm hội Long Trì được lấy bối cảnh lịch sử vào thời Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm, trị vì 1767 – 1782. Trịnh Sâm là vị chúa thứ 8 của vương tộc Trịnh cầm quyền ở miền Bắc Đại Việt, ông nổi tiếng là vị chúa tàn bạo nhất lịch sử Việt Nam. Vốn thông minh và quyết đoán trong việc trị vì, nhưng sau năm 1775, Trịnh Sâm càng ngày càng sa vào tửu sắc, ăn chơi sa đọa, chính trị suy bại, cuộc sống nhân dân trở nên cơ cực, lầm than.

Tiểu thuyết lịch sử “Đêm hội Long Trì” đã thành công tái hiện một thời điểm lịch sử điển hình cho sự suy thoái và phân rã của triều đại, khi chúa Trịnh Sâm tài giỏi nhưng háo sắc và bị Tuyên Phi Đặng Thị Huệ - người được chúa sủng ái do nhan sắc xinh đẹp lợi dụng và thao túng quyền lực, làm đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn.

Sự đam mê nữ sắc của chúa Trịnh Sâm đã được tác giả nhìn nhận không chỉ như một bi kịch cá nhân mà còn để lại những hậu quả khôn lường cho an nguy xã tắc và đất nước.

Theo chính sử, Tĩnh Đô vương si mê và độc sủng Đặng Tuyên phi, nghe lời Đặng Tuyên Phi mà gả con gái chúa là Công nữ Ngọc Lan cho em trai bà là Đặng Lân – nổi tiếng càn rỡ và dâm dật. Lại chiều lòng sủng phi, chúa không lập con trưởng Trịnh Tông làm Thế tử. Khi chúa qua đời, Tuyên phi cùng vây cánh của mình đưa con trai là Trịnh Cán vừa tròn 4 tuổi lên ngôi chúa.

Được thể là con rể chúa, mang danh Quốc cữu và chị gái được chúa sủng ái, Đặng Lân giở giọng “Cậu Trời”, lộng hành, càn rỡ, khiến người dân kinh thành lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bởi nếu rơi vào tay hắn nhà cửa nếu không bị cướp bóc thì vợ con bị hãm hiếp khổ sở… Sự lộng hành của Đặng Lân đã thổi bùng ngọn lửa thù hận của người dân, càng đẩy sự bất mãn của nhân dân lên cao trào.

Trong không khí đêm hội lớn nhất kinh kỳ, các nhân vật chính, phụ, lịch sử và hư cấu đã lần lượt xuất hiện. Nhân vật có thật trong lịch sử như chúa Tĩnh Đô Trịnh Sâm và Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Nhân vật có thật nhưng được tác giả ít nhiều hư cấu như Quận mã Đặng Lân và Quận chúa Quỳnh Hoa – nạn nhân của gã. Nhân vật hoàn toàn do tác giả sáng tạo nên, như thi sĩ Bảo Kim, và đặc biệt là quan Hộ thành binh mã sứ Nguyễn Mại, người đã được chúa tin cậy giao trọng trách giữ việc trị an kinh thành.

Nếu như trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”, Đặng Lân vì tội cưỡng bức phụ nữ nhà lành, làm loạn kinh thành và bị chúa bắt đi đày, thì ở “Đêm hội Long Trì”, Đặng Lân đã bị quan Hộ thành binh mã sứ Nguyễn Mại chém đầu công khai trước dân chúng khi đang thực hiện hành vi đồi bại, bất kể gã là em trai của Tuyên phi Đặng Thị Huệ - người được chúa sủng ái nhất.

Nguyễn Mại trong “Đêm hội Long Trì” là một nhân vật nghĩa khí, trượng nghĩa và là đại diện cho cái thiện được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng hư cấu nên. Tuy nhiên trong chính sử Việt Nam cũng có vị Quận công Nguyễn Mại (1655 – 1720) làm quan dưới triều vua Lê Hy Tông. Ông là một vị quan văn võ song toàn, được nhân dân ca tụng là “bậc thần giáng Hải Đông”, là “quý nhân Nam quốc”, và được coi là Bao Công nơi đất Việt.

Thoát khỏi sự mô phỏng trong lịch sử, “Đêm hội Long Trì” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng không chỉ mô tả những sự việc trong một đêm hội mà còn mở rộng mạch truyện và mô phỏng hai tuyến nhân vật đối lập, cùng với số phận bi thương của những người dân chốn kinh kì. Từ trung tâm là một chuyện tình của hai nhân vật Bảo Kim và Quỳnh Hoa mà mở rộng sang các mối quan hệ khác như quan hệ giữa anh em, vua tôi, bạn bè… trong một xã hội rối ren, hỗn loạn, khi những kỷ cương, phép tắc, đạo lý bị coi thường và dẫm đạp.

1 1,769 03/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: