TOP 10 mẫu Thảo luận về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường (2024) SIÊU HAY

Thảo luận về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 437 11/08/2024


Thảo luận về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường

Đề bài: Em hãy viết bài văn ngắn thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân) - vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường

TOP 10 mẫu Thảo luận về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thảo luận về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường - mẫu 1

Thưa các bạn, trong vấn đề bảo vệ môi trường, các bạn nghĩ sao về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường? Hãy cùng nhau thảo luận nhé!

Đồng hành cùng với việc xây dựng nhà vệ sinh hợp chuẩn cũng nên phát động các chiến dịch, các buổi hội thảo, các chương trình nhằm nâng cao nhận thức người dân về việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và lối sống văn minh đô thị.

Phát động các cuộc thi ý tưởng kiến trúc mô hình công trình vệ sinh để tìm ra những thiết kế đảm bảo tính thẫm mỹ, tiện nghi ở nhiều vị trí khác nhau. Ngoài ra ta cũng có thể tổ chức các cuộc thi thiết kế logo để dân ở ngoài cửa các công trình vệ sinh công cộng nhằm phân biệt nam nữ cũng như tăng tính thẫm mỹ và tuyên truyền thêm cho các nhà vệ sinh công công.

Song song với việc kêu gọi bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, các cơ quan quản lý môi trưởng nên tổ chức các cuộc vận động kêu gọi cộng đồng cam kết giữ sạch nhà vệ sinh công cộng. Các chiến dịch dẫn áp phích kêu gọi những người sử dụng nhà vệ sinh công cộng phải dội nước sau khi đi vệ sinh, rửa tay bằng nước và xà phòng, giữ vệ sinh cho nhà vệ sinh công cộng bằng cách không xả rác và không làm ướt sàn nhà và tiết kiệm nước cũng là đều cấp thiết.

Đối với bản đồ du lịch thành phố nên đưa thêm vào đó là những chú thích về công trình vệ sinh để du khách dễ tìm thấy khi có nhu cầu. Mặc khác, nên có các khẩu hiệu treo tại các công trình vệ sinh công cộng nhằm tuyên truyền ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh của người sử dụng như: " Hãy thực hiện văn hóa WC" hay " Vì một đô thị xanh hãy chung tay xây đắp các công trình vệ sinh công cộng' ...

Phải rà soát lại tình hình vệ sinh trên địa bàn để có giải pháp quy hoạch phù hợp. Đồng thời, phải đảm bảo tính khả thi, cân đối giữ cung và cầu ở điểm dự kiến xây dựng mới nhà vệ sinh công cộng. Việc quy hoạch cũng phải tính đến sự hài hòa trong kiến trúc và loại hình ví dụ như cố định trong công viên hay di động trên vỉa hè.

Cần huy động mọi nguồn vốn. Tổ chức tuyên truyền vấn đề cấp thiết của nhà vệ sinh công cộng nhằm tranh thủ sựủng hộ, đóng góp của các ban ngành khác. kinh phi để bảo tri và giữ gìn nhà vệ sinh công cộng nên lấy từ phí của những người sử dụng nhà vệ sinh công cộng.

Ủy ban nhân dân thành phố cùng với các công ty dịch vụ công ích các quận cũng cần dành ra một khoản ngân sách cố định để xây dựng và sửa chữa các công trình vệ sinh công cộng.

Căn cứ vào kết quả khảo sát và tổng hợp ý kiến, trả lời từ 100 phiếu điều tra người sử dụng nhà vệ sinh công cộng và 40 phiếu khảo sát cho người trực tiếp trông giữ nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn 5 quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh gồm: quận 1, quận 3, quận 5, quận 6 và quận 10 có thể đưa ra các kết luận: Công trình nhà vệ sinh công cộng tại 5 quận nội thành của khu vực thành phố Hồ Chí Minh tuy đã được các cơ quan ban ngành quan tâm nhưng vẫn còn nhiều bất cập về số lượng và cả chất lượng. Hiện trạng cơ sở vật chất và chất lượng vệ sinh môi trường ở các nhà vệ sinh công cộng còn thiếu thốn, ảnh hưởng không tốt đến mỹ quan đô thị. Mùi hôi từ các nhà vệ sinh vẫn còn ám ảnh người sử dụng. Nhà vệ sinh công cộng vẫn chưa được sử dụng hiệu quả như mong muốn mà một nguyên nhân quan trọng là cơ chế quản lý nhà vệ sinh công cộng tại các quận khảo sát còn nhiều vấn đề bất cập. Người dân vẫn chưa thật sự tiếp cận nhà vệ sinh công cộng một cách văn minh, việc gìn giữ vệ sinh cho nhà vệ sinh công cộng vẫn chưa được chú ý.

Ủy ban nhân dân thành phố, công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong và các công ty dịch vụ công ích các quận nên tổ chức khảo sát, đánh giá toàn bộ hệ thống nhà vệ sinh công cộng có trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để có cái nhìn bao quát và đầy đủ hơn về hệ thống nhà vệ sinh công cộng hiện tại nhằm đưa ra các biện pháp xử lý cũng như đề xuất các biện pháp phù hợp hơn với hiện trạng đô thị hiện nay.

Thảo luận về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường - mẫu 2

Xin chào các bạn, hôm nay lớp chúng ta sẽ cùng thảo luận về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường. Rất mong nhận được sự đóng góp và ủng hộ từ mọi người.

Để kịp thời khắc phục tình trạng thiếu trường học, cơ sở y tế cũng như xuống cấp, thiếu hệ thống nhà vệ sinh công cộng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị theo Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy hoạch với các công trình hạ tầng giáo dục (trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); cơ sở y tế (nếu có) tại các khu đô thị; khu dân cư; khu nhà ở; khu công nghiệp; khu kinh tế.

Ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng mới các công trình hạ tầng giáo dục thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước; yêu cầu chủ đầu tư dự án và các cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương thực hiện hoàn thiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trong dự án.

Đối với các trường học, cơ sở y tế hiện hữu, ưu tiên bố trí nguồn lực để nâng cấp, cải tạo, nâng cao chất lượng, năng lực phục vụ. Đến năm 2025, bảo đảm các đô thị từ loại III trở lên đáp ứng tiêu chuẩn phân loại đô thị về hạ tầng giáo dục cấp đô thị.

Về hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các trường học, khu vực công cộng đô thị, khu du lịch, khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.

Yêu cầu các cơ quan có chức năng khẩn trương lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm công năng, sử dụng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, hoàn thành chậm nhất trong quý 3; lập chỉ dẫn các nhà vệ sinh công cộng để người dân và du khách tiếp cận sử dụng.

Những nơi chưa có, cần khẩn trương quy hoạch, sắp xếp bố trí quỹ đất, huy động nguồn lực, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong tổ chức quản lý, vận hành và các vấn đề phối hợp liên ngành, bảo đảm đến năm 2023 hoàn thành đầu tư xây dựng; khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các mô hình mới đáp ứng yêu cầu về tiện ích, mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường.

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan có hướng dẫn ưu đãi, khuyến khích đầu tư, quản lý sử dụng đất, vệ sinh môi trường để xây dựng các công trình giáo dục, y tế và nhà vệ sinh công cộng.

Thảo luận về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường - mẫu 3

Trường học được biết đến môi trường học sinh được sống, học tập, vui chơi trong khoảng thời gian rất lớn trong ngày. Chính bởi vậy, việc đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết, thoải mái, đảm bảo là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm nhằm tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của học sinh.

Trước tình hình hiện nay, em nhận thấy nhà vệ sinh của trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Nền nhà lâu năm nên rất trơn trượt, dễ ngã. Các thiết bị vệ sinh không đảm bảo. Không gian nhà vệ sinh chật hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh trong trường cũng như chưa đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường.

Vì việc đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu của học sinh, em kiến nghị: nhà trường cần có biện pháp nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, lộ trình nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường.

Rất mong nhà trường chấp nhận kiến nghị của em

Thảo luận về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường - mẫu 4

Trường học được biết đến môi trường học sinh được sống, học tập, vui chơi trong khoảng thời gian rất lớn trong ngày. Chính bởi vậy, việc đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết, thoải mái, đảm bảo là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm nhằm tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của học sinh.

Trước tình hình hiện nay, em nhận thấy nhà vệ sinh của trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Nền nhà lâu năm nên rất trơn trượt, dễ ngã. Các thiết bị vệ sinh không đảm bảo. Không gian nhà vệ sinh chật hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh trong trường cũng như chưa đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường.

Vì việc đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu của học sinh, em kiến nghị: nhà trường cần có biện pháp nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, lộ trình nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường.

Trường phải gần nơi sinh sống của học sinh, phạm vi phục vụ của trường phụ thuộc vào cấp học, điều kiện khí hậu, địa hình nơi xây dựng trường. Nhà trường phải được xây dựng ở nơi thuận tiện cho việc đi học của học sinh. Khoảng cách lớn nhất từ nhà tới trường đảm bảo sao cho học sinh đi bộ trong thời gian từ 20-30 phút. Riêng đối với miền núi, khoảng cách từ nhà đến trường không quá 2.000m đối với học sinh tiểu học và không quá 3.000m đối với học sinh trung học cơ sở.

Tăng khoảng cách từ nhà đến trường sẽ ảnh hưởng đến chế độ hàng ngày của học sinh, ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị bài. Mặt khác, đi bộ nhiều làm học sinh mỏi mệt, dẫn đến khả năng học tập giảm sút.

Tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi khi xây dựng trường hoặc khi tiếp nhận học sinh cần đặc biệt lưu ý không để tình trạng học sinh phải đi đò, đi thuyền qua sông đến trường nhằm hạn chế rủi ro đuối nước có thể xảy ra.

Trường phải nằm xa các nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bởi các chất thải rắn, khí, tiếng ồn, điện từ trường, xa các trục đường giao thông lớn, có mật độ xe cộ qua lại cao, xa chợ hoặc các trung tâm thương mại…đảm bảo cho môi trường trường học nằm trong các giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

Đối với những địa bàn có nhà máy, xí nghiệp công nghiệp thì phải chọn địa điểm xây dựng sao cho giữa trường và nhà máy, xí nghiệp công nghiệp có một khoảng cách an toàn. Trường phải được xây dựng ở nơi đầu hướng gió chủ đạo, cách các nhà máy, xí nghiệp có mức độ độc hại loại 1 ít nhất là 1.000 m, loại 2: 500m, loại 3: 300m, loại 4: 100m, loại 5: 50 m.

Trường học không nên xây dựng sát đường giao thông lớn, giữa trường và đường giao thông phải có hành lang cây xanh bảo vệ để chắn khói bụi và tiếng ồn. Cổng trường phải được bố trí thuận lợi để học sinh có thể ra vào nhanh chóng, không nên mở ra đường giao thông lớn để tránh ách tắc giao thông và hạn chế tai nạn thương tích cho học sinh khi tới trường.

Diện tích của trường phải đủ lớn để có thể tiến hành bố trí, xây dựng khu phòng học, khu thí nghiệm, khu thể thao, trồng cây phủ xanh theo tiêu chuẩn quy định. Diện tích trường phụ thuộc vào số lượng học sinh. Số lượng học sinh càng nhiều thì diện tích trường càng phải lớn. Xác định số lượng học sinh cho mỗi trường dựa vào nhiều yếu tố như số lượng trẻ em của địa bàn phục vụ trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ học sinh đến trường theo từng cấp học và đội ngũ giáo viên...), những biến động dân số (quy hoạch khu dân cư, tỷ lệ gia tăng dân số, di dân, nhập cư...).

Nghiên cứu về vệ sinh trường học cho thấy, xây dựng các trường lớn có một số ưu thế như tiết kiệm kinh phí, thuận tiện cho việc tổ chức các chương trình giáo dục trong nhà trường. Nhưng về mặt vệ sinh, xây dựng các trường nhỏ có nhiều ưu điểm hơn. Số lượng học sinh của trường càng lớn thì tỷ lệ bệnh tật càng cao, các căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan hơn, các yêu cầu vệ sinh (chế độ học tập, an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là tiếng ồn) rất khó được đảm bảo. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Theo nghiên cứu của Trung tâm bảo vệ sức khỏe học sinh (Viện hàn lâm Y học Nga) thì trong các trường có số lượng học sinh trên 1.800 em, tỷ lệ mắc các bệnh cấp tính tăng gấp khoảng 2 lần, giảm huyết áp và đau đầu tăng gấp 2 – 3 lần. Đối với các lớp mẫu giáo, khi tăng số lượng trẻ em lên từ 140 - 320 em, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng lên gấp 1,5 lần. Người ta khuyến cáo số lượng học sinh ở các trường thành phố không vượt quá 1.000 em, ở nông thôn không vượt quá 500 em.

Diện tích của trường được tính toán căn cứ vào quy định về diện tích trung bình cho 1 học sinh, không dưới 6 m2 đối với thành phố và không dưới 10 m2 đối với các trường ở nông thôn, miền núi.

Nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế môi trường là rất cần thiết vì vậy em kính mong những kiến nghị trên sẽ được nhà trường quan tâm và xem xét.

1 437 11/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: