TOP 10 mẫu Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân (2025) SIÊU HAY

Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 5,774 13/01/2025


Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân

Đề bài: Em hãy viết bài văn ngắn nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân

TOP 10 mẫu Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân - mẫu 1

Mỗi một năm trôi qua đất nước lại phát triển thêm một nấc mới. Đời sống của con người cũng khấm khá hơn. Không chỉ nâng cao chất lượng trong bữa ăn, giấc ngủ mà trong việc đi lại cũng đã cải thiện hơn rất nhiều trong những năm qua.

Nếu như trước đây con người chủ yếu đi lại bằng xe đạp, xe kéo thì giờ đây rất hiếm khi chúng ta nhìn thấy những chiếc xe đạp chạy ngoài đường. Xe kéo thì hoàn toàn không thấy bóng dáng. Thay vào đó là xe máy, ô tô. Nhưng chính sự phát triển của các loại phương tiện lại khiến cho an toàn giao thông đi xuống.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông có rất nhiều. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do ý thức của người tham gia giao thông. Nhiều người nắm rõ luật nhưng lại không tuân thủ theo luật. Lấy đơn cử như việc dừng đèn đỏ. Nhiều người vì muốn nhanh hơn một chút nên thường xuyên vượt đèn đỏ. Nhưng có không ít người trong số đó nhanh một phút nhưng chậm cả đời. Có người ra đi vĩnh viễn, có người trở thành người tàn phế. Bên cạnh đó có những người lại không hiểu về luật an toàn giao thông. Người đi xe máy lại đi vào làn đường ô tô, trong khu vực đông dân lại đi với tốc độ cao,…

Thậm chí có những người uống rượu bia say nhưng vẫn lái xe. Họ không chỉ xem thường tính mạng của bản thân mình mà còn làm ảnh hưởng đến sự an nguy của người khác. Có những người đi bộ, người bán hàng rong nhưng lại ngang nhiên lấn chiếm lòng đường. Họ tràn xuống đường khiến cho các phương tiện giao thông khác bị cản trở. Bên cạnh nguyên nhân về con người còn có nguyên nhân đến từ phương tiện giao thông.

Nhiều người sử dụng phương tiện thô sơ, tự chế khi tham gia giao thông không đảm bảo được sự an toàn. Một nguyên nhân không thể không nhắc đến nữa là do cơ sở hạ tầng yếu kém. Mặc dù đường xá hàng năm đều được nâng cấp nhưng thực tế có những tuyến đường bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Rất nhiều cung đường xấu là ác mộng đối với người điều khiển giao thông. Những cung đường ấy thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Hậu quả của việc không chấp hành an toàn giao thông chắc hẳn ai cũng rõ. Trước tiên chúng gây ùn tắc giao thông và làm mất trật tự xã hội. Đôi khi chỉ vì ý thức của một vài người nhưng lại làm ảnh hưởng tới hàng triệu con người. Không chấp hành an toàn giao thông có thể gây ra thiệt hại về tiền của, vật chất của con người và thậm chí là thiệt mạng. Còn nhớ vừa qua có vụ tai nạn một người phụ nữ lái xe Mercedes đã đâm vào 3 phương tiện giao thông khác và làm cả 4 cả phương tiện cháy rụi cùng một người tử vong tại chỗ.

Nếu muốn cải thiện tình hình giao thông ở nước ta hiện nay không chỉ trong ngày một ngày hai, cũng không thể nói vài câu là có thể thay đổi được. Là những học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cùng nhau tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục để mọi người nâng cao hơn ý thức khi tham gia giao thông.

Việc tuyên truyền không chỉ dành cho học sinh trong trường mà nên mở rộng quy mô để toàn bộ người dân đều hiểu. Đối với những người không chấp hành luật lệ giao thông luật pháp phải có hình phạt phù hợp để răn đe mọi người. Đối với cơ sở hạ tầng cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa và kịp thời khắc phục chất lượng.

Giữ an toàn giao thông không phải chỉ cho chính mình mà còn là giữ an toàn cho những người khác nữa. Người gặp tai nạn giao thông nếu không may qua đời sẽ để lại nỗi đau lớn cho người thân, nếu bị thương tật thì sẽ trở thành gánh nặng cho người thân. Chính vì vậy mà bạn hãy nâng cao hơn nữa ý thức tham gia giao thông của mình trước là để bảo vệ mình sau là để giữ an toàn cho những người cùng tham gia giao thông.

Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân - mẫu 2

Khi đất nước ngày càng phát triển thì kéo theo nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác cũng phát triển. Tuy nhiên đi liền với những cơ hội, luôn tồn tại nhiều thách thức. Vấn đề giao thông đang khiến cho cơ quan chức năng nhức nhối, tìm phương hướng giải quyết. Giao thông là một trong những lĩnh vực đang khiến cho cả người tham gia giao thông và người giám sát giao thông gặp phải nhiều nhức nhối. Vì tình trạng mất kiểm soát cũng như tai nạn giao thông đang diễn ra trầm trọng và chuyển biến tiêu cực.

Giao thông ở Việt Nam chưa bao giờ hết nóng, nó gây nên nhiều tranh cãi, để lại nhiều hậu quả xấu. Giao thông Việt Nam có nhiều loại hình như giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không. Mỗi loại hình đều có những đặc thù riêng, cần phải tìm phương hướng để giải quyết triệt để.

Tuy nhiên có thể nói trong những năm qua nhức nhối nhất vẫn là vấn đề giao thông đường bộ với mật độ tham gia giao thông dày đặc, bon chen nhau, tranh giành làn đường của nhau để đi. Theo ước tính, trung bình mỗi ngày ở nước ta có 35 người chết do tai nạn giao thông và hàng nghìn người chấn thương. Con số đáng báo động đó đã khiến cho người tham gia giao thông khiếp sợ, nhưng dường như tai nạn giao thông vẫn chưa hề thuyên giảm.

Tình trạng tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông đang diễn ra một cách phổ biến và khó kiểm soát trong xã hội. Vậy nguyên nhân của việc tai nạn giao thông này là do đâu?

Trước hết đó chính là do ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông. Khi họ không có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông cũng như biết luật nhưng không làm theo luật sẽ dẫn đến nhiều hành động xấu. Và hậu quả chính là việc tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào. Tình trạng vượt đèn đỏ diễn ra nhiều, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm là những điều mà mỗi người vẫn có thể chứng kiến thấy.

Từ những việc nhỏ nhặt và tưởng như vô can đó lại là nguyên nhân khiến cho tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Hình ảnh những nạn nhân nằm vật vã trên vũng máu, những người thân khóc vật vờ trong bệnh viện hay hình ảnh khói nhang nghi ngút trong một gia đình trẻ. Tai nạn giao thông luôn để lại nhiều ám ảnh đối với những người ở lại.

Ý thức của người tham gia giao thông quyết định lớn nhưng trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng như người kiểm soát trực tiếp hoạt động giao thông cũng đóng vai trò không nhỏ. Việc ban hành các điều luật cho giao thông cần thiết, nhưng cần phải bám sát và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tình trạng xử phạt cũng nên công tư phân minh, không nên làm ngơ cho những người vi phạm. Hiện nay tình trạng ăn hối lộ để qua chuyện cũng xảy ra rất nhiều, tạo nên làn sóng dư luận lớn.

Vậy làm thế nào để khiến cho tình trạng giao thông ở nước ta có thể đi vào quỹ đạo, hạn chế tai nạn giao thông. Đây là sự nỗ lực, cố gắng của cả cộng đồng. Nhưng trước hết vẫn là thái độ của người điều khiển phương tiện giao thông. Họ sẽ quyết định đến hành động của mình như thế nào. Thứ hai xuất phát từ cơ quan chức năng. Khi đó chúng ta sẽ thấy được khi giao thông ổn định sẽ có vai trò lớn như thế nào.

Cuộc sống của mỗi người được tạo nên từ nhiều yếu tố cộng hưởng. Và việc đảm bảo an toàn giao thông cũng quan trọng không kém. Chúng ta hãy chung ta xây dựng một môi trường tham gia giao thông lành mạnh, an toàn nhất.

Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân - mẫu 3

Trải qua nhiều năm phát triển, hệ thống giao thông của nước ta đang ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn để phục vụ cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, lại có một bộ phận người dân thiếu ý thức, rất tùy tiện khi tham gia giao thông. Đây là một vấn nạn gây nhức nhối suốt thời gian vừa qua, gây bức xúc trong dư luận.

Sự tùy tiện khi tham gia giao thông đó, được thể hiện cụ thể qua việc họ phớt lờ những quy định, điều luật chung khi tham gia giao thông. Chỉ chăm chăm vào sự tiện lợi, thoải mái cho bản thân mình, gây nên sự bất tiện thậm chí là nguy hiểm cho người khác. Trên đường bộ, ta bắt gặp các tài xế lái xe khi đã uống rượu bia, rồi lạng lách đánh võng, chở các đồ vật lớn, cồng kềnh. Đã vậy, họ còn vượt đèn đỏ, rẽ sang đường nhưng không bật đèn xi nhan hoặc bật một đằng, rẽ một nẻo. Cùng với đó, là những kẻ thích phóng nhanh vượt ẩu, hò hét, nẹt bô ầm ầm trong khu dân cư đông đúc. Còn ở các phương tiện giao thông công cộng, thì không khó để bắt gặp những người có hơi thở nồng nặc mùi rượu bia, khạc nhổ bừa bãi, nói chuyện và nô đùa ồn ào…. gây ảnh hưởng nhiều đến người khác.

Những điều này tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng thực sự gây ảnh hưởng nặng nề đến những người cùng tham gia giao thông khác. Ai cũng vô cùng bức xúc và khó chịu khi gặp phải những người thiếu ý thức như vậy. Thậm chí, những người đó còn là tác nhân gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông, khi cố tình vượt đèn đỏ, lạng lách hay uống rượu bia rồi tham gia lái xe. Không chỉ vậy, những cá nhân ấy còn khiến bộ mặt giao thông của đất nước bị đánh giá thấp theo.

Vì vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp phù hợp để khắc phục và đẩy lùi vấn nạn này. Trước hết, là có những hình phạt phù hợp để răn đe và xử lý các tình huống thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Sau đó là đề ra các mức xử phạt cụ thể về những hành vi tùy tiện khi tham gia giao thông của người dân và phổ biến tới mọi người. Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức của chính chúng ta. Do đó, cần đẩy mạnh giáo dục và tuyên truyền đến tất cả mọi người về tác hại của sự tùy tiện trong giao thông. Đó mới là biện pháp hữu ích nhất để đẩy lùi vấn nạn này.

Giao thông là hoạt động mà mọi người tham gia mỗi ngày. Vì vậy, cần phải có ý thức và chấp hành nghiêm chỉnh các điều luật, quy tắc khi tham gia thông. Không nên có thái độ tùy tiện khi điều khiển xe cộ hoặc di chuyển trên các phương tiện công cộng. Bởi đó là một vấn nạn nhức nhối cần phải đẩy lùi.

Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân - mẫu 4

Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm, một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Và một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tai nạn giao thông chính là sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân. Vậy sự tùy tiện tham gia giao thông có nguyên nhân, hậu quả là gì? Bài viết dưới đây sẽ bàn luận cụ thể về vấn đề này!

Để hiểu thế nào là sự tùy tiện khi tham gia giao thông thì đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu “Giao thông” có nghĩa là gì? Giao thông được hiểu là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người, bao gồm những người tham gia giao thông dưới các hình thức đi bộ, cưỡi động vật hoặc chăn gia súc, sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô hay các phương tiện giao thông khác, một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau. Giao thông thường có tổ chức và được kiểm soát bởi cơ quan. Còn “tùy tiện” là tự ý, tùy theo ý của mình, không tuân theo quy định nào. Vậy Sự tùy tiện khi tham gia giao thông là không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của luật giao thông khi lưu thông trên đường mà tham gia giao thông theo ý mưốn riêng của mình, không kể tình hình khách quan và chủ quan ra sao.

Thực trạng giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Bởi ý thức tham gia giao thông quá tùy tiện của một số người dân. Đơn giản như việc sử dụng đèn xi nhan của nhiều người tham gia giao thông đôi lúc chưa đúng với ý nghĩa của nó. Có trường hợp rẽ trái, rẽ phải nhưng không bật đèn xi nhan để xin đường, đôi khi bật đèn xin rẽ trái nhưng lại rẽ phải, sau khi rẽ lại quên tắt xi nhan, hoặc vừa bật đèn nhan liền điều khiển phương tiện qua lộ làm cho người tham gia giao thông cùng chiều phía sau rất khó xử lý, đôi khi xảy ra va quệt, tai nạn. Hay khi đi xe máy điện, xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, không giấy tờ xe, lạng lách, phóng nhanh, đua xe,... Một biểu hiện khác của sự tùy tiện khi tham gia giao thông người đi bộ, người bán hàng rong nhưng lại ngang nhiên lấn chiếm lòng đường.…Đặc biệt, giờ tan làm nhiều phương tiện chen lấn làn để mong vượt qua mau về nhà thật nhanh không có tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ. Ngược lại, giờ ban đêm vắng vẻ, không có công an giao thông thì tình trạng thanh niên phóng nhanh vượt ẩu, tổ chức các trận đua xe tốc độ gây cản trở người thi hành công vụ. Một bộ phận thanh niên trẻ có lối sống buông thả, thích thử thách, đam mê tốc độ mà coi thường mạng sống chỉ thích thể hiện bản thân mà quên đi hậu quả mà tai nạn giao thông mang lại. Đây chính là những biểu hiện tùy tiện khi tham gia giao thông, là những hành vi thiếu văn hóa trong quá trình tham gia giao thông.

Sự Sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người đem lại hậu quả nghiêm trọng. Thật đáng buồn khi hiện trạng các vụ tai nạn giao thông luôn phức tạp và tăng lên. Chúng xảy ra với tần suất cao và mức độ nghiêm trọng, nhất là trong dịp lế, Tết. khi mà số lượng các phương tiện tham gia giao thông nhiều hơn. Số người bị thương, người chết sau mỗi vụ tai nạn tăng lên. Theo thống kê của Cục CSGT thì năm năm 2016, số vụ tai nạn giao thông xảy ra ở nước là hơn 21.000 vụ tai nạn giao thông, cướp đi sinh mạng gần 9.000 người, cùng nhiều thiệt hại về tài sản khác. Cho tới quý I của năm 2021 Thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trên cả nước đã xảy ra 3.206 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.672 người, bị thương 2.386 người. Đây hoàn toàn là những con số biết nói, khiến chúng không khỏi rùng mình. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội.

Bên cạnh đó, chính sự tùy tiện khi tham gia giao thông đã gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông, làm mất an toàn giao thông nghiêm trọng gây tổn thất kinh tế cá nhân và đất nước. Đồng thời làm ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận về hình ảnh Việt Nam, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Theo ngành du lịch thống kê thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, mất trạt tự an toàn xã hội. Đồng thời làm mất đi hình ảnh Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.

Nguyên nhân dẫn đến sự tùy tiện khi tham gia giao thông có rất nhiều. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do ý thức của người tham gia giao thông. Nhiều người nắm rõ luật nhưng lại không tuân thủ theo luật. Hàng ngày, khi lưu thông trên đường đơn giản việc nhỏ là việc dừng đèn đỏ nhưng nhiều người vì muốn nhanh hơn một chút nên thường xuyên vượt đèn đỏ. Cũng có không ít người trong số đó nhanh một phút nhưng chậm cả đời. Có người ra đi vĩnh viễn, có người trở thành người tàn phế. Bên cạnh đó có những người khi tham gia giao thông lại không hiểu về luật an toàn giao thông như có người đi xe máy lại đi vào làn đường ô tô, trong khu vực đông dân lại đi với tốc độ cao,...Hoặc còn nhiều người đã uống rượu bia rồi nhưng vẫn lái xe máy, ô tô. Những con người đó, họ không chỉ xem thường tính mạng của bản thân mình mà còn làm ảnh hưởng đến sự an nguy của người khác. Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân nữa là một số người sử dụng phương tiện thô sơ, tự chế khi tham gia giao thông không đảm bảo được sự an toàn. Cùng với đó là người điều khiển đi nhanh, ẩu một cách tùy tiện nên gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Để khắc phục tình trạng tùy tiện khi tham gia giao thông, để đảm bảo an toàn giao thông trật tự xã hội đi. Mỗi chúng ta là những người trực tiếp tham gia lưu thông trên đường phải ý thức tầm quan trọng việc chấp hành đúng quy định an toàn giao thông, tự giác và có tinh thần trách nhiệm và bổn phận để bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình và những người cùng tham gia lưu thông giống mình. Khi đi trên đường phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức giao thông, là người làm chủ tay lái phải làm chủ được bản thân không được nghe lời dụ dỗ uống quá nhiều rượu bia khi đi ăn uống, tụ tập ăn nhậu cùng bạn bè hay những bữa tiệc vui như đám cưới, tất niên cuối năm, lễ tết. Bên cạnh đó, thì nhà nước cần có những biện pháp khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông kém chất lượng để nâng cao an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông. Có những khung hình phạt nghiêm khắc với tình trạng không chấp hành an toàn giao thông, tùy tiện khi tham gia giao thông. Mặt khác các ban ngành cần phối họp chú trọng, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, giúp cán mọi người ý thức rõ để có hành vi đúng đắn trong tham gia giao thông, ngăn ngừa hiểm sự tùy tiện khi tham gia giao thông vì ẩn chứa nhiều tai họa tai nạn giao thông.

Hơn nữa về phía gia đình cần quản lí con em, giáo dục nhắc nhở con em thực hiên tốt an toàn luật khi tham gia giao thông. Còn về phía nhà trường cần tăng cường đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh qua bài học ngoại khóa, chủ đề về trật tự an toàn khi tham gia giao thông, những hậu quả nghiêm trọng về tai nạn giao thông gây ra. Chính vì thế, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên để các em thức hiện tốt an toàn giao thông, không tùy tiện khi tham gia giao thông.

Như vậy, an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Bản thân em là học sinh với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức thì cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện tốt an toàn giao thông, tuyên truyền để mọi người hiểu và không tùy tiện khi tham gia giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại, tiến bộ hơn.

Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân - mẫu 5

Một trong những chủ trương phát triển của nước ta là phải hoàn thành được "Điện, đường, trường, trạm". Cùng với việc xây dựng mạng lưới điện, trường học và trạm y tế, những con đường là một trong những vấn đề cốt yếu giúp đất nước phát triển hơn. Thế nhưng giao thông phát triển lại mang theo vấn đề vốn vô cùng nan giải. Giáo dục về an toàn giao thông chính là cách nâng cao dân trí của người tham gia giao thông.

An toàn giao thông có thể hiểu là sự an toàn của mỗi người khi tham gia giao thông. Ngày nay trên báo đài hoặc truyền thông công cộng, ta vẫn có thể dễ dàng nghe được những thông tin về các vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc. Thống kê đã chỉ ra rằng trung bình mỗi ngày có khoảng 10 người bước ra khỏi nhà và mãi mãi không bao giờ quay về nhà nữa. Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia chỉ ra rằng chỉ 8 tháng đầu năm 2017, đã có gần 13.000 vụ tai nạn giao thông đã xảy ra, cướp đi mạng sống của hơn 5.000 người và khiến hơn 10.000 người khác bị thương. Những con số giật mình đó thật sự đã thức tỉnh mỗi chúng ta về ý thức tham gia giao thông. Những vụ tai nạn giao thông liên hoàn ngày một diễn ra càng nhiều, sinh mạng con người cũng vì thế mà trở nên mong manh hơn mỗi khi bước ra khỏi cửa. Không những đẩy những phận người vào chỗ chết hoặc không thì cũng tổn hại đến sức khỏe và tinh thần, chúng còn khiến những người thân của họ phải vác trên vai gánh nặng, gieo nỗi đau thương và tang tóc lên hàng triệu mái nhà trên mảnh đất hình chữ S này.

Mất an toàn giao thông hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng xét cho cùng vẫn chủ yếu do ý thức con người. Không thể phủ nhận việc ý thức tham gia giao thông của người Việt Nam vô cùng kém. Vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, đua xe trên cao tốc là những vấn đề nan giải mà hàng năm qua chúng ta vẫn loay hoay không có cách nào giải quyết. Tâm lí muốn nhanh chóng khiến nhiều người sẵn sàng vi phạm luật giao thông chỉ để nhanh thêm được vài giây ngắn ngủi nhưng lại chậm cả đời bởi tai nạn giao thông đang rình rập ở mỗi con đường. Hậu quả là hàng ngàn vụ tai nạn đã xảy ra chỉ vì lối tham gia giao thông vô ý thức, vô kỉ luật mà hàng triệu người dân đang làm. Chưa ý thức được cái chết và sự nguy hiểm của lạng lách, đánh võng, vì vậy mà nhiều người vẫn vô tư vi phạm luật giao thông để rồi mang đến hậu quả đau lòng cho người khác và cho chính mình.

Việc mất an toàn giao thông cũng do chất lượng cầu đường của chúng ta chưa đảm bảo. Việc mới là một quốc gia đang phát triển khiến kinh phí đổ vào việc đầu tư những con đường lớn còn ít, nền đất của một nước ở khu vực nhiệt đới còn yếu nên nhiều con đường được xây dựng có chất lượng kém. Những ổ gà, ổ voi xuất hiện là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn cho những người tham gia giao thông nhất là vào mùa mưa lũ.

Không chỉ vậy, có một số doanh nghiệp tư nhân vì muốn tiết kiệm chi phí mà sử dụng những phương tiện đã quá hạn bảo trì. Bởi vậy, chất lượng xe không đảm bảo khiến mỗi cung đường ta đi càng trở nên nguy hiểm hơn và mạng sống con người cũng trở nên " ngàn cân treo sợi tóc".

Vì vậy, việc nâng cao ý thức người tham gia giao thông là quốc sách mà mỗi quốc gia cần trang bị cho mình. Nâng cao chất lượng phương tiện công cộng và khuyến khích người dân tham gia là một giải pháp góp phần giải quyết nạn kẹt xe, tắc đường mỗi giờ cao điểm. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc và xử phạt những doanh nghiệp sử dụng xe có chất lượng kém để răn đe. Xét đến cùng, ý thức con người vẫn là điều kiện tiên quyết. Nâng cao ý thức người tham gia giao thông bằng cách mở lớp học hay giáo dục từ khi còn tấm bé là cách chúng ta cải thiện ý thức người đi đường.

An toàn giao thông từ lâu đã trở thành một vấn đề nan giải của mỗi quốc gia, dân tộc. Để giải quyết vấn đề khó khăn này rất cần sự đồng lòng và chung tay góp sức của những người dân và các cấp chính quyền. Là người đi đường thông minh để giảm thiểu tai nạn giao thông là bạn đang góp phần rất lớn vào công cuộc hiện đại hóa và văn minh hóa đất nước.

Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân - mẫu 6

Khi đất nước ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, đằng sau những cơ hội là những thách thức đáng kể. Một trong những vấn đề nổi cộm và khiến cơ quan chức năng đau đầu nhất chính là vấn đề giao thông, đang đòi hỏi sự đổi mới trong hướng giải quyết.

Lĩnh vực giao thông, không chỉ là một thách thức đối với người tham gia giao thông mà còn là áp lực lớn đối với người giám sát. Hiện tại, tình hình mất kiểm soát và tai nạn giao thông đang diễn ra với tần suất cao, tạo ra những biến động tiêu cực đáng báo động.

Giao thông ở Việt Nam luôn là đề tài nóng, gây tranh cãi và để lại nhiều hậu quả tiêu cực. Hệ thống giao thông tại đây bao gồm nhiều loại như đường bộ, đường thủy và đường hàng không, mỗi loại đều có những đặc thù riêng cần được giải quyết một cách toàn diện.

Trong những năm qua, vấn đề giao thông đường bộ được coi là nhức nhối nhất, với mật độ tham gia cực kỳ cao, sự cạnh tranh giữa các phương tiện và tranh giành làn đường diễn ra không ngừng. Thống kê cho thấy, trung bình mỗi ngày, có 35 người chết và hàng nghìn người bị thương do tai nạn giao thông ở Việt Nam. Sự kinh hoàng này đang khiến cho người tham gia giao thông trở nên sợ hãi, tuy nhiên, tình hình vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt.

Nguyên nhân của tình trạng tai nạn và vi phạm giao thông rộng rãi và khó kiểm soát trong xã hội cũng đang được đặt ra câu hỏi. Điều quan trọng nhất là ý thức của người điều khiển phương tiện, khi họ không tuân thủ luật lệ giao thông hay biết luật nhưng không thực hiện. Vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm là những hành động phổ biến mà chúng ta có thể dễ dàng chứng kiến hàng ngày.

Những hành động nhỏ và có vẻ không quan trọng này đang là nguyên nhân chính khiến cho tai nạn giao thông ngày càng gia tăng. Hình ảnh những nạn nhân nằm vật vã, người thân khóc vật vờ trong bệnh viện, hay khói nhang nghi ngút trong một gia đình trẻ, đều là những hình ảnh đau lòng và để lại ấn tượng sâu sắc với những người chứng kiến.

Ngoài ý thức cá nhân, trách nhiệm của cơ quan chức năng và người kiểm soát trực tiếp hoạt động giao thông cũng đóng vai trò không nhỏ. Việc thiết lập và thực thi các điều luật giao thông là cần thiết, nhưng cũng cần phải đáp ứng đúng nhu cầu và thực tế của người dân. Cần có sự công bằng và minh bạch trong xử phạt, tránh tình trạng hối lộ và thất thuận.

Để giảm thiểu tai nạn giao thông và đưa tình trạng giao thông vào quỹ đạo ổn định, cả cộng đồng cần phải hợp tác. Tuy nhiên, quyết định lớn nhất vẫn nằm trong tay của người điều khiển phương tiện, là họ quyết định hành động của mình như thế nào. Sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng sẽ là chìa khóa quan trọng để đảm bảo giao thông ổn định và an toàn.

An toàn giao thông không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng. Hãy cùng xây dựng một môi trường giao thông lành mạnh và an toàn nhất để bảo vệ mạng sống của chúng ta.

Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân - mẫu 7

Mỗi năm, đất nước chúng ta trải qua sự phát triển vượt bậc, mở ra những khía cạnh mới trong đời sống của cộng đồng. Tiêu biểu là sự cải thiện đáng kể không chỉ trong chất lượng ẩm thực, giấc ngủ mà còn trong lĩnh vực đi lại, một khía cạnh quan trọng đã trải qua những đổi mới tích cực trong những năm gần đây.

Trước đây, việc sử dụng xe đạp và xe kéo là phổ biến, nhưng ngày nay, hình ảnh những chiếc xe đạp trên đường trở nên hiếm hoi. Xe kéo đã chấm dứt hoàn toàn. Thay vào đó, xe máy và ô tô trở thành phương tiện chủ đạo. Tuy nhiên, sự phát triển của các loại phương tiện này lại đồng nghĩa với việc an toàn giao thông giảm sút. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, và nguyên nhân đầu tiên chính là ý thức của người tham gia.

Nhiều người có kiến thức vững về luật lệ nhưng không chấp hành chúng. Việc vượt đèn đỏ để tiết kiệm thời gian trở nên phổ biến. Tuy nhiên, sự vội vã có thể mang lại mất mát lớn, từ một phút nhanh chóng có thể biến thành cả đời chậm trễ hoặc thậm chí là mất mát vĩnh viễn. Ngoài ra, có những người không hiểu rõ về luật an toàn giao thông, điều này dẫn đến những hành vi nguy hiểm như đi vào làn đường ô tô, tăng tốc trong khu dân cư đông đúc, và thậm chí là việc lái xe khi say rượu.

Hậu quả của những hành vi không tuân thủ an toàn giao thông là không thể phủ nhận. Đầu tiên, chúng gây ùn tắc giao thông và làm mất trật tự xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến một số người mà còn tác động lớn đến hàng triệu người khác. Ngoài ra, những vi phạm giao thông có thể dẫn đến mất mát về tài chính, vật chất và thậm chí là mất mạng. Ví dụ như một vụ tai nạn đâm liên hoàn do người lái xe Mercedes gây ra, khiến cả bốn phương tiện chìm trong hỏa hoạn và một người tử vong tại chỗ.

Để cải thiện tình hình giao thông, cần có sự hợp tác và cộng tác của cả cộng đồng. Việc tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục không chỉ dành cho học sinh mà còn mở rộng ra toàn bộ cộng đồng là cần thiết. Ngoài ra, cần thiết lập hình phạt hợp lý để răn đe và xử lý nhanh chóng những người không tuân thủ luật lệ giao thông. Cơ sở hạ tầng giao thông cũng cần được kiểm soát và cải thiện để đảm bảo an toàn cho người tham gia.

Bảo đảm an toàn giao thông không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng. Ý thức và hành động của mỗi người khi tham gia giao thông đều đóng góp vào việc tạo nên một môi trường giao thông an toàn và trật tự. Hãy nâng cao ý thức và đóng góp tích cực để giữ an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh trên con đường chung của chúng ta.

Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân - mẫu 8

Mỗi năm, đất nước của chúng ta ngày càng phát triển vượt bậc, và đời sống con người cũng được nâng cao đáng kể. Nhìn lại quá trình tiến bộ của chúng ta, không thể không nhắc đến sự thay đổi đáng kinh ngạc về phương tiện đi lại. Từ những chiếc xe đạp và xe kéo đơn giản, chúng ta đã chuyển sang sử dụng xe máy và ô tô tiện nghi. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là sự phát triển này đã gây ra một loạt vấn đề về an toàn giao thông.

Nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông là do ý thức thiếu của những người tham gia giao thông. Rất nhiều người chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật giao thông và tôn trọng quy tắc an toàn. Hành vi vi phạm luật giao thông như vượt đèn đỏ, đi qua lòng đường không đúng quy định và không đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác đã góp phần không nhỏ vào tình trạng tai nạn giao thông.

Đồng thời, sự đa dạng về phương tiện giao thông cũng đóng góp vào tình hình an toàn giao thông. Xe máy, ô tô, xe buýt và xe tải đều có những đặc điểm riêng, tốc độ và khả năng di chuyển khác nhau. Việc không tuân thủ quy tắc và không biết cách chia sẻ đường với các phương tiện khác có thể dẫn đến tai nạn không mong muốn.

Hậu quả của những vi phạm và sự thiếu an toàn giao thông là không chỉ gây ra ùn tắc giao thông, mất thời gian và trở ngại cho việc di chuyển, mà còn gây thiệt hại về tài chính và tài sản. Tệ hại hơn nữa, những tai nạn giao thông có thể gây tổn thương và thậm chí là mất mạng của cả người tham gia giao thông.

Để cải thiện tình hình giao thông, chúng ta cần có những biện pháp tuyên truyền và giáo dục về an toàn giao thông hiệu quả. Đây là công việc không chỉ thuộc trách nhiệm của chính quyền và cơ quan chức năng mà còn của toàn bộ cộng đồng. Mọi người cần nhận thức rõ ràng về quy tắc giao thông, hiểu rõ về những nguy hiểm có thể xảy ra và biết cách đối phó trong các tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, việc áp dụng hình phạt nghiêm minh đối với những vi phạm giao thông cũng là một biện pháp quan trọng để thúc đẩy sự tuân thủ luật pháp.

Không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền và giáo dục, việc nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông. Các quy định xây dựng và bảo trì đường, hệ thống đèn giao thông và hệ thống đường sắt phải được đảm bảo chất lượng và tuân thủ đúng quy chuẩn, giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn.

Trách nhiệm của mỗi cá nhân là giữ gìn an toàn cho bản thân và cùng nhau đảm bảo an toàn cho mọi người. Bằng cách tham gia giao thông một cách tỉnh táo và có ý thức, chúng ta đang góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn hơn. Đó là sự bảo vệ không chỉ cho chính bản thân mình mà còn cho những người xung quanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Vì vậy, hãy cùng nhau nâng cao ý thức và cảnh giác trong việc tham gia giao thông, để chúng ta có một đất nước an toàn và phát triển bền vững.

Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân - mẫu 9

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục.

Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.

Để bảo đảm an toàn giao thông, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường xá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.

An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân - mẫu 10

Cùng với ô nhiễm môi trường, vấn đề an toàn giao thông cũng làm hao tốn nhiều giấy mực của dư luận. Không phải ngẫu nhiên mà nó ngày càng được quan tâm hơn bởi mọi người trong xã hội. Với nhu cầu tham gia giao thông ngày càng tăng của các phương tiện đi lại thì diễn biến giao thông ngày càng diễn ra phức tạp đặc biệt là các thành phố lớn. Sự an toàn của người tham gia giao thông từ đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Những năm gần đây, số học sinh bậc THPT, thậm chí cả THCS từ thành thị đến nông thôn đi xe đạp điện, xe máy điện, mô tô, xe gắn máy đến trường gia tăng đáng kể. Không ít học sinh đi xe gắn máy không đúng độ tuổi, không đúng phân khối theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, trong khi các cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát. Đến giờ tan trường, tại cổng trường hoặc các dịch vụ gửi xe gần trường, dòng xe gắn máy, xe đạp điện của học sinh nối đuôi nhau, tranh đua nhau chạy khiến những người lớn tham gia giao thông nhiều khi phát hoảng, phải tạt vào sát vỉa hè vừa để bảo đảm an toàn cho mình, vừa để nhường đường các cô, cậu học sinh. Chính vì vậy, số vụ tai nạn giao thông xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ các học sinh, sinh viên vẫn không hề thuyên giảm, khiến dư luận xã hội quan ngại.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều bạn học sinh đã ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nhận thức được đường đô thị xe rất đông nên mỗi khi đến trường em đều chạy xe cẩn thận, quan sát đảm bảo an toàn.

An toàn khi tham gia giao thông luôn là dấu chấm hỏi lớn của toàn xã hội. Ai ai cũng mong muốn được bảo đảm sự an toàn khi tham gia giao thông. Nhưng hầu hết họ lại không tự ý thức được rằng an toàn do chính mình tạo ra, tính mạng là do chính mình bảo vệ. Không ai có thể bảo vệ bạn 24 trên 24 và chắc chắn rằng bạn luôn được an toàn. Sự chuyển biến phức tạp của giao thông ngày nay càng đòi hỏi sự nghiêm túc và trách nhiệm của chính bạn. Hãy chung tay vì một xã hội an toàn hơn. An toàn giao thông là bạn của mọi nhà.

1 5,774 13/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: