TOP 10 mẫu Suy nghĩ về tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm (2024) SIÊU HAY

Suy nghĩ về tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 720 lượt xem


Suy nghĩ về tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm

Đề bài: Em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm

TOP 10 mẫu Suy nghĩ về tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Suy nghĩ về tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm - mẫu 1

Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liên với phạm trù mỹ học và cái hài với các cung bậc hài hước umua, châm biếm. Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ những truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết (như Số đỏ), từ các vở hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm (như của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…). Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười. Do yêu cầu của thực tế đấu tranh xã hội mà từ trào phúng tách ra loại châm biếm, như một vũ khí sắc bén, nhưng không nên đồng nhất loại này với trào phúng.

Suy nghĩ về tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm - mẫu 2

Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật gây cười nhằm đả kích, châm biếm những hiện tượng xấ u xa trong đời sống xã hội. Nó được biểu hiện qua việc xây dựng những mâu thuẫn trào phúng, nhân vật trào phúng, cảnh tượng trào phúng, ngôn ngữ trào phúng, giọng điệu trào phúng... Ý kiến " Tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm, đả kích những cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa nhưng mục đích cao nhất của nó là hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn" là ý kiến đúng bởi nó đã khái quát được nghệ thuật của tiếng cười trào phúng. Các nhà văn, nhà thơ sử dụng nghệ thuật ấy nhằm tố cáo xã hội đương thời mục nát. những con người thực dụng nửa mùa, đưa tới những bài học giá trị nhân văn sâu sắc.

Suy nghĩ về tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm - mẫu 3

Tiếng cười trào phúng xuất hiện muộn và không đều đặn trong các tác phẩm văn học viết thời trung đại. Đặc biệt ở thể loại truyện ngắn/truyện văn xuôi chữ Hán, phải đến cuối thế kỷ XIV sang thế kỷ XVI, tiếng cười hiếm hoi mới thực sự xuất hiện một cách dè dặt. Tìm hiểu nội dung và hình thức của tiếng cười trào phúng này, bài viết hy vọng sẽ bổ sung cho tiến trình văn học sử đặc điểm diện mạo một khu vực sáng tác không được quan niệm chính thống đề cao song lại có giá trị đánh dấu những chặng tiến bộ đáng khẳng định trong ý thức nghệ thuật cũng như bút pháp văn chương.

Suy nghĩ về tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm - mẫu 4

Trào phúng có nghĩa là dùng lời lẽ khôi hài để mỉa mai, cười nhạo kẻ khác. Tiếng cười thường được tạo ra khi người ta phát hiện ra mâu thuẫn trào phúng, đó chính là sự mâu thuẫn hay không tương xứng giữa bản chất và biểu hiện, giữa mục đích và phương tiện, đặc biệt là giữa nội dung (xấu xa) và hình thức (đẹp đẽ). Muốn tiếng cười xuất hiện, đối tượng phải mang tính hài, đối tượng được miêu tả bằng bút pháp phóng đại, biếm hoạ, giọng văn giễu nhại. Văn học của tiếng cười là một khái niệm chỉ tất cả các thể loại, các tác phẩm văn học mang cảm hứng trào phúng, sử dụng bút pháp trào phúng, lấy tiếng cười làm mục đích hài hước, phương tiện bộc lộ thái độ chế giễu, mỉa mai, phê phán cái xấu, cái đáng cười. Đó là ca dao hài hước, trào phúng, truyện cười dân gian, thơ trào phúng (của Nguyễn Khuyến, Tú Xương…), truyện trào phúng (của Nguyễn Công Hoan…)

1 720 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: