TOP 10 mẫu Thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích về đề tài Cánh đồng (2024) SIÊU HAY

Thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích về đề tài Cánh đồng gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 563 11/08/2024


Thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích về đề tài Cánh đồng

Đề bài: Em hãy viết bài thuyết minh ngắn giới thiệu cuốn sách yêu thích về chủ đề: Cánh đồng

TOP 10 mẫu Bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích về đề tài Cánh đồng (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích về đề tài Cánh đồng - mẫu 1

Có bao giờ bạn hình dung cuộc sống của nhà truyền giáo trên cánh đồng sứ vụ chưa? Hẳn đó là một cuộc dấn thân thú vị, đầy niềm vui song cũng đong đầy trắc trở.

Ngày qua ngày, từng bước một, bạn sẽ thấy người được sai đi được Chúa huấn luyện để trở nên một thợ lành nghề cho cánh đồng của Chúa. “… đi rừng đi rẫy với bà con, chơi đùa với bọn trẻ bên suối nước, đêm về cùng nhau cầu nguyện và dạy cho các cháu nhỏ đọc vần ê a, chia sẻ bữa ăn hằng ngày, ca múa bên ché rượu cần… Cứ như thế, tôi đã học để trở nên người thợ trên cánh đồng.”

Cuốn sách TRÊN CÁNH ĐỒNG SỨ VỤ của Nhà Truyền Giáo MM Tân SJ., gồm những câu chuyện có lúc bình thường, dung dị, song nhiều lúc dồn dập, gay cấn với những thông điệp thật sâu sắc. Chúng sẽ cho bạn thấy“không những niềm vui, sự thú vị trong cuộc đời nhà truyền giáo, mà hơn thế, chính bạn sẽ cảm nghiệm linh đạo truyền giáo thấm vào tư tưởng, lời nói và cách hành xử đầy tình yêu của một người đã coi cứu cánh đời mình là sống và ra đi loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.” (Lm. Đaminh Ngô Quang Tuyên, Tổng thư ký Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Ước mong những câu chuyện của Nhà truyền giáo góp phần khơi lên ngọn lửa truyền giáo trong tâm hồn bạn.

Sách do Nhà Sách Đức Bà Hòa Bình phát hành, hiện được bán tại các Nhà sách Công giáo trên toàn quốc.

Thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích về đề tài Cánh đồng - mẫu 2

“Hãy tìm tôi giữa cánh đồng” được in lần đầu năm 2007 với số lượng ít, chủ yếu để tặng bạn bè và bán một ít trên mạng. Nhưng đã có nhiều bài viết giới thiệu cuốn sách rất hay, đến nỗi tác giả thú nhận rằng khi đọc lại đến giờ vẫn còn thấy xúc động.

Viết được một bài viết nhỏ để nói lên cảm xúc của mình, và được người đọc cảm nhận, có lẽ cũng là một điều hạnh phúc. Và đây là một đoạn như vậy: “Tập sách làm tôi có cảm giác trong một chiều nắng quái, giở quyển từ điển dày cộp ra bất chợt bắt gặp một cành hoa ngày cũ, và mình chợt vui chợt buồn nhớ lại những lúc run rẩy, lúc nâng niu một khoảnh khắc, chợt ngửi thấy mùi cỏ khô trên đồng một đêm trăng lên trong tranh Levitan. Và cổ họng chợt nghẹn đắng trong một cảm giác dịu ngọt. Hãy tìm Đông Vy, giữa cánh đồng.”(Lê Thúy Hà, Hà Nội).

Các truyện ngắn “Tonic và chocolate nóng”, “Tạm biệt Rainy”, “ Thánh đường xưa”, những bài tản văn “Lá cuối năm”, “Ký ức đồng dao”, “Nhà có cửa hông”… được in trong sách vẫn được tiếp tục đưa và lưu giữ trên mạng. Chúng được biết nhiều hơn cả tên tác giả đã viết ra.

Khoảng đời trong bài viết của tác giả cho dù rất riêng nhưng sao thật gần gũi với những ai từng có một quê nhà để mà nhớ. Ở đâu đó là khói đốt lá vào một buổi chiều cuối năm làm cay đôi mắt, một trận mưa dầm ngồi trước hiên nhà nhìn bong bóng nước, nhẩm trong miệng một bài ca dao. Những người ông, người bà già yếu thương yêu con cháu và tình thương càng đậm đà hơn ở tuổi gần phải chia xa… Cảnh nghèo nhưng thanh sạch, tình yêu thương với những người lỡ đường… Tất cả là ký ức nhưng nhìn qua đôi mắt đầy xao xuyến, trái tim đầy nhân hậu. Người ta có thể nhìn ra một góc tâm hồn tác giả, và có lẽ nhờ đã viết một cách chân thật với lòng mình, những câu chuyện gửi gắm có thể vượt qua cảm xúc riêng để biến thành cảm xúc của người đọc. Đó là sức mạnh của quyển sách.

Đồng tác giả với hai cuốn sách “best seller” “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” và “Những lối về ấu thơ”, Đặng Nguyễn Đông Vy chia sẻ với người đọc những điều mình cảm nhận một cách sâu sắc về cuộc đời, và Hãy tìm tôi giữa cánh đồng là thuở ban đầu trong trẻo nhất trước khi được tiếp nối với những tâm tình trong “Những lối về ấu thơ” và giọng văn gần gũi, thẳng thắn hơn trong “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”. Bổ sung vào lần in này là một số bài viết trên blog của tác giả, một blog sau khi đóng cửa đã được lưu giữ lại bằng một người đồng cảm không hề biết mặt. Quả là một bất ngờ thú vị của thế giới mạng.

Hãy lắng nghe những tâm tình trong Hãy tìm tôi giữa cánh đồng: “Từ khi ông mất đi, những chiều cuối năm không còn ai ngồi quanh đống lửa, nhưng dù đi đâu, chúng tôi vẫn luôn quay về góc vườn cũ, thăm lại những hàng cây. Bao nhiêu lớp lá khô rơi đã tan thành tro bụi, vậy mà vòm lá vẫn xanh và rì rầm trong gió. Nhưng tôi biết rằng: trong vòm cây nguyên lành như chưa bao giờ biến đổi kia, có một chiếc lá đã rơi và để lại khoảng trống trong tôi không gì bù đắp nổi. Chiếc lá ấy vẫn trở về trong trái tim những chếic lá khác - vào mỗi buổi chiều cuối năm”. (Lá cuối năm)

“Mối tình đầu cũng giống như tiếng chuông vậy. Nó đã qua rồi dẫu ta vẫn nghe như những âm vang của nó còn đọng mãi. Không ai có thể tìm lại một tiếng chuông, cũng không ai nên cố tìm cách giữ lại một tiếng chuông. Hãy để những cơn gió nguyên sơ mang thanh âm ấy đi . Nếu không thể tạo nên một điều gì tốt đẹp hơn hiện tại, thì cũng đừng nên phá vỡ hiện tại”. (Thánh đường xưa)

“Giữa tia suy nghĩ nào đấy vừa thoáng qua về vị ngọt trong ly tonic, tôi chợt nhận ra tình yêu cũng giống như lời tỏ tình. Nó có thể bắt đầu và kết thúc bằng một thứ nước uống ở quán cà phê. Nó có thể bắt đầu bằng nỗi nhớ, không phải chính con người ấy, mà là khoảng không gian, những cảm xúc bao quanh mỗi khi ta ở bên người ấy. Sự bình yên.” (Tonic và chocolate nóng)

“Nhưng năm sau, Tết chưa đến thì bà đã mất. Tôi vẫn chưa tự mình gói bánh được, cả đến bây giờ, khi đã tốt nghiệp đại học. Nhưng Tết nào về quê tôi cũng đi lại con đường từng đi với bà, trên tay là hai chiếc giỏ cũ, một đựng bánh mứt, một đựng đồ chơi và những cuốn truyện cổ tích. Một cho người lớn, một cho trẻ con. Một vì tấm lòng bà đã yên giấc cỏ, một cho tuổi thơ tôi đã xa tít tắp...” (Những chiếc bánh tét con)

Công ty sách Phương Nam tái bản cuốn sách này với mong muốn “đem đến cho bạn một niềm vui nho nhỏ, tựa như khi bạn bất chợt bắt gặp trong đống đồng nát ven đường một món đồ chơi cũ kỹ, gợi lại bao kỷ niệm êm đềm của tuổi ấu thơ”, quyển sách có thể mang đến một điều lớn hơn, là niềm tin yêu vào cuộc sống này, bắt đầu có khi là một niềm luyến tiếc một tuổi thơ êm đềm, một nỗi nhớ quê nhà quay quắt hay một tình bạn tưởng chừng như là mối tình đầu.

Thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích về đề tài Cánh đồng - mẫu 3

Nguyễn Ngọc Tư có sức sáng tác dồi dào, liên tục cho ra đời nhiều cuốn sách có giá trị, được giới chuyên môn đánh giá cao và đông đảo độc giả đón nhận. Các tác phẩm của chị được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Đức, Thụy Điển, Hàn Quốc. Trong số các tác phẩm đó, tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận đạt được nhiều thành công, nhận được nhiều giải thưởng. Đồng thời những tác phẩm kịch, phim điện ảnh được chuyển thể từ một vài truyện ngắn trong tập truyện Cánh đồng bất tận cũng tạo nên những thành công lớn. Sách dày 218 trang, in trên khổ 20 cm, do Nhà xuất bản trẻ phát hành.

Cuốn sách gồm 14 truyện ngắn, mỗi câu chuyện đều kể về những số phận không may mắn, những tình duyên không trọn vẹn, những cái kết không “có hậu”, gây buồn tiếc cho độc giả. Trong đó, Cánh đồng bật tận vừa là tên tập truyện, vừa là tên của một truyện ngắn đặc sắc trong cuốn sách này. Truyện kể về phận đời lênh đênh của gia đình gồm ba người: người cha tên Út Vũ, con gái tên Nương và con trai tên Điền. Ba cha con sống ngày đây mai đó, phiêu bạt trên những cánh đồng dài bất tận để mưu sinh bằng nghề chăn vịt. Ông Út Vũ chứng kiến cảnh vợ mình bỏ đi theo người khác nên mang trong lòng nỗi hận thù sâu sắc đối với phụ nữ. Câu chuyện trở nên éo le nhưng hấp dẫn hơn khi xuất hiện nhân vật Sương - một cô gái điếm. Sương theo sống với Út Vũ, phục vụ nhu cầu của ông, nhưng cuối cùng phải ra đi vì Út Vũ mãi mãi chỉ xem cô là cô gái điếm. Kết thúc truyện là hình ảnh Nương bị xâm hại giữa cánh đồng bao la, người cha đành bất lực đến phát khóc, trong khi đó, con trai lại rời bỏ cha đi biệt tích.

Những câu chuyện trong cuốn sách nói chung và truyện ngắn Cánh đồng bất tận nói riêng để lại một nỗi trăn trở, một cảm xúc nghẹn ngào khó tả trong lòng độc giả khi ta gấp cuốn sách lại. Có lẽ chính vì những cái kết buồn ấy đã khiến độc giả day dứt và nhớ mãi những câu chuyện trong cuốn sách Cánh đồng bất tận. Thân mời quý độc giả tìm đọc cuốn sách này tại Thư viện huyện Núi Thành.

Thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích về đề tài Cánh đồng - mẫu 4

Mở đầu của cuốn sách là tiếng thở dài của cô Tư khi nghĩ về những phận đời đã chẳng may lạc nhau của người miền Tây sông nước. Rồi, bằng giọng văn mộc mạc, bình dị, cô kể ta nghe về người cha có cô con gái bỏ nhà, nhớ con, ông cố tình trộm trâu để bị bắt, khi lên tivi, ông xin được nói mấy câu, rằng "Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè, nhà mình ở Cỏ Cháy đó, nhớ không? Về nhà đi con, tội má con vò võ có một mình. Con là trọng chứ đôi trâu có nhằm nhò gì… Về nghe con, ơi Cải..". Rồi, chuyện về anh Hết thương chị Hoài, mà lấy về sợ chị khổ, nên giả đò nghiện đánh cờ. Ngày chị lấy chồng, anh cầm con chốt sang sông mà khóc, khóc vì chốt qua sông rồi, có quay đầu lại được đâu?

Cánh đồng bất tận là một tuyển tập truyện ngắn về những mảnh đời như vậy. Cùng là về tình yêu, nhưng tình yêu trong Cánh đồng bất tận là những chuyện tình bỏ ngang, là sự hy sinh chân thành, là sự đợi chờ mỏi mòn của người ở lại. Đó là tình yêu của người ngụp lặn trong cái nghèo, của những số phận bấp bênh như chính con nước miền Tây. Tình yêu ấy có thể chỉ bắt đầu từ một lần xem hát, từ một chuyến đò quá giang, nhưng lại kéo dài cả một đời người. Nhân vật trong truyện cũng được xây dựng rất chỉn chu, đều chân chất, thật thà, dễ gây thiện cảm với độc giả, và khi ta biết được quá khứ, những khổ đau mà họ đã trải qua, ta càng thêm thương xót, đồng cảm với số phận của họ hơn.

1 563 11/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: