TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Ông phỗng đá (2025) SIÊU HAY
Phân tích bài thơ Ông phỗng đá gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.
Phân tích bài thơ Ông phỗng đá
Dàn ý Phân tích bài thơ Ông phỗng đá
Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Khuyến:
+ Là một nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam.
+ Thơ của ông nói lên tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè, phản ánh cuộc sống thuần khổ của nông dân, châm biếm đả kích tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân, với nước.
- Giới thiệu về bài thơ và đánh giá khái quát:
+ Bài thơ “Ông phỗng đá” – đỉnh cao chói sáng trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến.
+ Bài thơ là lời tự trào của tác giả khi đứng trước hình ảnh ông phỗng đá trên hòn non bộ.
Thân bài
1. Khái quát về hoàn cảnh/cảm hứng/ đề tài hoặc nhan đề:
- Bài thơ trào phúng ngay từ nhan đề gợi hình ảnh “ông phỗng” - hình tượng đá thường được trưng trong văn hóa Việt Nam.
- Trong buổi dạy học ở nhà quan kinh lược Hoàng Cao khải, nhân thấy đôi phỗng đá ngoài vườn, thi sĩ Nguyễn Khuyến bèn tức cảnh làm bài thơ Ông phỗng đá.
2. Phân tích nội dung trào phúng thể hiện qua bài thơ
a. Hai câu thơ mở đầu: miêu tả chân dung ông phỗng đá
+ Hình ảnh phỗng đá là hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam, cũng như rất quen thuộc trong thơ ca.
+ Câu thơ mở đầu “Ông đứng đó làm chi hỡi ông?” vừa như là một sự băn khoăn, vừa như là sự mỉa mai và ngụ ý châm biếm.
+ Câu thơ thứ hai như mở ra hình ảnh của ông phỗng đá. Từ láy “trơ trơ”, hình ảnh so sánh “ như đá’, “vững như đồng” làm nổi bật hai hình ảnh: một là hình ảnh phỗng đá đứng bất động mặc kệ sự biến động của trời đất, hai là sự mỉa mai, phê phán của nhà thơ về những thói xấu ở đời, thói xấu của bọn quan lại không biết xót thương tới những cảnh lầm than của người dân trong cái xã hội cùng cực.
Hai câu thơ với nghệ thuật chủ yếu là so sánh, câu hỏi tu từ đã làm nổi bật hình ảnh ông phỗng đá bất động, trơ trơ giữa hình ảnh hòn núi non bộ.
b. Hai câu thơ cuối giúp người đọc hiểu rõ hơn về công việc, cũng như hình ảnh ông phỗng, đồng thời hiểu rõ được dụng ý mỉa mai sâu cay tầng lớp thống trị và tấm lòng nhà thơ:
+ Cả bài thơ có bốn câu thơ, mà tới ba câu thơ là câu hỏi tu từ. Câu hỏi tu từ dồn dập, liên tiếp như mở ra bao suy tư mới.
+ Câu thơ thứ ba “Đêm ngày giữ gìn cho ai đó?” như một lời thăm dò công việc của ông phỗng đá. Nhà thơ có ý hỏi ông phỗng đá đang ngày đêm gìn giữ điều gì, có phải đang níu kéo cái đạo lý cương thường một thời của Nho giáo đang mất dần vị thế độc tôn hay không?
+ Ở câu thơ thứ bốn “Non nước đầy vơi có biết không” như là một lời trách thầm đối với ông phỗng đá.
- Hình ảnh “ Non nước đầy vơi” mở ra hai ý nghĩa: không chỉ là hình ảnh giang sơn, khung cảnh đầy vơi như nào, mà nó còn phản ánh cái thực trạng xã hội mà Nguyễn Khuyến đang sống thuở đó.
Hai câu thơ cuối sử dụng liên tiếp hai câu hỏi tu từ như là sự dồn dập, kết hợp với giọng điệu thơ nhẹ nhàng mà thâm thúy không chỉ là sự phê phán quan lại triều đình, mà còn là sự tự trách chính mình của nhà thơ.
3. Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng
- Lối trào phúng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này là lối trào phúng gián tiếp, kín đáo và thâm thúy, ý định trào phúng của tác giả không bộc lộ trên bề mặt văn bản mà chìm sâu sau hình ảnh và từ ngữ.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được sử dụng hết sức tài tình.
- Ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi đối với quê hương.
- Từ láy, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng linh hoạt trong bốn câu thơ khiến cho bài thơ trở nên đặc sắc.
- Câu hỏi tu từ được sử dụng ba trên bốn dòng thơ, hỏi mà không có người trả lời, đã khơi dậy trong lòng đọc giả biết bao suy tư, băn khoăn về xã hội một thời.
Tất cả những biện pháp nghệ thuật ấy đã giúp phần làm nổi bật hình ảnh ông phỗng đá giữa hòn núi non bộ, đồng thời còn là sự phê phán của tác giả giữa thực trạng xã hội đó, cái xã hội mà ở đó, quan lại triều đình thờ ơ trước sự sống còn của người dân.
4. Khẳng định/ làm rõ dụng ý phê phán của nhà thơ
- Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến, cơ đồ nhà Nguyễn dường như sụp đổ hoàn toàn. Đó là cái xã hội với những biểu hiện lố lăng, kịch cợm.
- Chính xã hội ấy khiến Nguyễn Khuyến trăn trở và luôn phê phán, trong bài thơ đã làm nổi bật cái thực trạng xã hội: triều đình, quan lại bù nhìn trước cuộc sống cùng cực của người dân.
- Để có được cái nhìn ấy, thì chính Nguyễn Khuyến cũng là người trong cuộc, ông cũng là người làm quan một thời, là người trơ trơ như ông phỗng đá không giúp ích gì được cho dân, cho nước.
Kết bài
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm:
+ Bài thơ không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về nghệ thuật thơ trào phúng, mà còn khiến tả cảm nhận rõ hơn thực trạng xã hội phong kiến với những “ông phỗng” thờ ơ trước vận mệnh của nhân dân
- Suy nghĩ bản thân:
+ Lớp bụi thời gian có thể phủ nhòa đi mọi thứ, nhưng bài thơ này cùng giá trị châm biếm, mỉa mai sâu cay thì vẫn còn mãi như minh chứng cho tấm lòng lo lắng cho “non nước” của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Phân tích bài thơ Ông phỗng đá - mẫu 1
Nhà thơ Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Văn Thắng. Ông xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình” thì Nguyễn Khuyến lại là “nhà thơ của nhân dân, làng cảnh Việt Nam”. Với những bài thơ gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm giữa người với người, phản ánh cuộc sống thuần khổ của người nông dân, châm biếm tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân, với nước. Tình yêu của ông đối với đất nước còn thể hiện qua việc, khi quân Pháp chiếm đóng đất nước, tình thế hoàn toàn rơi vào tay giặc không tài nào cưỡng được ông cáo lệnh từ quan về quê ở ẩn, gói ghém tâm hồn đối với giang sơn vào trong những lời thơ nồng nàn thấm thía.
Trong số tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Khuyến, không thể không kể đến bài thơ “Ông phỗng đá” – đỉnh cao chói sáng trong thơ trào phúng của ông. Bài thơ là lời tự trào của tác giả khi đứng trước hình ảnh ông phỗng đá trên hòn non bộ.
“Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,
Non nước đầy vơi có biết không?”
Bài thơ "Ông Phỗng Đá" của nhà thơ Nguyễn Khuyến là một tác phẩm thơ mang ý nghĩa sâu sắc về sự kiên định, cống hiến và tình yêu quê hương, ý thơ phảng phất mỉa mai niềm đắng cay của thời thế. Tác phẩm này được viết theo thể thơ thất ngôn, với sự xen kẽ giữa các phép nghệ thuật như miêu tả, từ láy,...; tạo nên một cấu trúc thơ độc đáo và thu hút người đọc.
“Ông đứng đó làm chi hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng”
Nguyễn Khuyến sử dụng hình ảnh một người đứng như một tảng đá qua câu hỏi tu từ “Ông đứng đó làm chi hỡi ông?”, một người đàn ông đang đứng trên khối đồng. Tác giả hỏi ông phỗng đá đứng đó làm gì, dường như là một câu hỏi vô vọng bởi vì chính bản thân ông phỗng đá cũng đâu biết mình đang làm gì và cũng chả biết sẽ trả lười như thế nào. Thán từ “ hỡi” kết hợp với đại từ “ông” làm cho câu thơ mang giá trị biểu cảm cao, bộc lộ cảm xúc dâng trào. Làm cho câu hỏi được nhắn mạnh hơn, nhằm ý muốn có được câu trả lời. Sử dụng hình ảnh “Ông đứng” diễn tả sự bền vững, kiên định của con người trong cuộc sống. Ông như một biểu tượng của sự ổn định và không thay đổi.
Câu thơ tiếp theo càng làm rõ thêm bức chân dung về ông phỗng đá, Từ láy “trơ trơ”, kết hợp với hình ảnh so sánh “ như đá”, “vững như đồng” càng làm rõ nét thêm hình ảnh của ông phỗng đá cắng rắn và kiên định. Những dòng thơ trào phúng mang giọng điệu phê phán của Nguyễn Khuyến không chỉ xuất hiện trong những câu thơ trên, mà nó như một nỗi ám ảnh, day dứt, khiến nhà thơ trăn trở mãi về những thói xấu ở cái xã hôi lúc bấy giờ, bọn quan lại không biết xót thương tới những cảnh lầm than của người dân trong cái xã hội cùng cực.
“Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,
Non nước đầy vơi có biết không?”
Tiếp theo, câu thơ : "Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?" Từ câu hỏi này, tác giả khơi dậy sự tò mò và muốn cậy hỏi “Ông” xem người đứng vững đó để làm gì, có phải đang bảo vệ và giữ gìn cái gì đó cho ai hay không. Ý hỏi ông phỗng đá đang ngày đêm gìn giữ điều gì, có phải đang níu kéo cái đạo lý cương thường một thời của Nho giáo, cái bản sắc dân tộc khi xưa đang mất dần vị thế độc tôn? Nhưng “ông phỗng đá” thực chất chỉ là một tản đá vô chi vô giác làm sao trả lời được câu hỏi của Nguyễn Khuyến. Câu hỏi này tạo ra một tầng ý nghĩa sâu xa về sự cống hiến và trách nhiệm của người đứng đầu. Cuối cùng, câu thơ cuối cùng đặt câu hỏi: "Non nước đầy vơi có biết không?" Câu hỏi này nhấn mạnh công lao, cống hiến và tình yêu quê hương mà người đứng vững đã dành cho non nước. Nhưng liệu có ai thực sự hiểu và trân trọng những điều đó không. Hình ảnh “non nước đầy vơi” gợi mở ra nhiều ý nghĩa. Non nước đầy vơi ấy không chỉ diễn tả cái hình ảnh giang sơn đất nước, núi non trùng trùng đầy vơi như nào, khung cảnh tráng lệ ra sao. Mà ý nghĩa sâu bên trong “non nước đầy vơi” ở đây chính là cái thực trạng xã hội khi đó Nguyễn Khuyến sống. Đó là cái xã hội phong kiến đầy biến động: Thực dân Pháp đang rêu rao xâm lược, triều đình thì bạc nhược suy thoái, quan lại thì bù nhìn, các phong trào đấu tranh yêu nước thì liên tục thất bại bà dập tắt. Với việc sử dụng liên tiếp hai câu hỏi tu từ không chỉ thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm của tác giả trước sự vô cảm, vô trách nhiệm của đám quan lại, triều đình phong kiến trước an nguy của đất nước, sự suy vọng của dân tộc.Ý nghĩa này đặt câu hỏi về sự đánh giá và trân trọng công lao và nỗ lực của người dân mà không được ai coi trọng.
Trong “Ông phỗng đá” nhà thơ đã đem ra trào phúng, châm biếm, hình ảnh triều đình, quan lại, bạc nhược thờ ơ trước những nỗi đau khốn khổ bần cùng của người dân. Để có được sự thành công khi sử dụng lối trào phúng trong bài thơ, chính Nguyễn Khuyến cũng đưa vào những trải nghiệm của bản thân ông là người trong cuộc, ông cũng là người làm quan trong triều, nhưng trơ trơ như ông phỗng đá không giúp ích gì được cho dân, cho nước. Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến với những biểu hiện lố lăng, kệch cỡm. Ở đó mọi giá trị đạo đức truyền thống đã bị đảo lộn, còn cái mới lại mang bộ mặt của kẻ xâm lược. Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng tác phẩm không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về nghệ thuật thơ trào phúng, mà còn khiến ta cảm nhận rõ hơn thực trạng xã hội phong kiến với sự thờ ơ cảu bọn quan liệu trước vận mệnh của nhân dân. Chính vì thế, lớp bụi thời gian có thể phủ nhòa đi mọi thứ, nhưng bài thơ này cùng giá trị châm biếm, mỉa mai sâu cay thì vẫn còn mãi như minh chứng cho tấm lòng yêu nước, thương dân, chua xót cho tình cảnh “non nước” của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Tổng thể, bài thơ "Ông Phỗng Đá" của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm thơ nhỏ nhưng chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về sự kiên định, cống hiến và tình yêu quê hương. Khắc họa lên trình trạng xã hội khi bọn thực dân xâm lược lộng hành. Tác giả thông qua việc sử dụng hình ảnh nhân hóa và câu hỏi tu từ, gợi mở sự tò mò và đánh giá về người đứng vững giữa cuộc đời và sự trân trọng công lao và nỗ lực của người khác. Bài thơ này là một lời nhắn nhủ để chúng ta đánh giá và trân trọng những người cống hiến và giữ gìn cho cộng đồng và quê hương.
Phân tích bài thơ Ông phỗng đá - mẫu 2
Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình” thì Nguyễn Khuyến lại như là một “nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam”. Thơ của ông nói lên tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè, phản ánh cuộc sống thuần khổ của nông dân, châm biếm đả kích tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân, với nước. Trong số tác phẩm đặc sắc đó, không thể không kể đến bài thơ “Ông phỗng đá” – đỉnh cao chói sáng trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là lời tự trào của tác giả khi đứng trước hình ảnh ông phỗng đá trên hòn non bộ.
Bài thơ trào phúng ngay từ nhan đề gợi hình ảnh “ông phỗng” - hình tượng đá thường được trưng trong văn hóa Việt Nam. Trong buổi dạy học ở nhà quan kinh lược Hoàng Cao khải, nhân thấy đôi phỗng đá ngoài vườn, thi sĩ Nguyễn Khuyến bèn tức cảnh làm bài thơ Ông phỗng đá.
Hình ảnh phỗng đá là hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam, cũng như rất quen thuộc trong thơ ca. Với Nguyễn Dư là “thằng phỗng, ông phỗng”, còn đối với Nguyễn Khuyến - người để ý tới phỗng nhiều nhất lại là hình ảnh ông phỗng đá đang đứng cô đơn, lẻ bóng trên hòn non bộ ở giữa hồ. Hai câu thơ đầu là câu hỏi tu từ khắc họa hình ảnh ông phỗng đá:
Ông đứng đó làm chi hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng
Câu hỏi tu từ ngay khi vừa mở đầu vừa như là một sự băn khoăn, vừa như là sự mỉa mai và ngụ ý châm biếm của tác giả. Câu thơ cất lên phải chăng như một sự thăm dò công việc của ông phỗng đá. Thán từ “ hỡi” kết hợp với đại từ “ông” làm cho câu thơ mang giá trị biểu cảm cao, bộc lộ cảm xúc dâng trào. Tác giả hỏi ông phỗng đá đứng đó làm gì, dường như cũng có thêm sự mỉa mai, bởi vì chính bản thân ông phỗng đá cũng đâu biết mình đang làm công việc gì. Câu thơ tiếp theo càng làm rõ thêm bức chân dung về ông phỗng đá:
“Trơ trơ như đá, vững như đồng”
Từ láy “trơ trơ”, kết hợp với hình ảnh so sánh “ như đá”, “vững như đồng” càng làm rõ nét thêm hình ảnh của ông phỗng đá. Đó phải chăng là hình ảnh phỗng đá đứng bất động mặc kệ sự biến động của trời đất, hình ảnh ông phỗng đá trơ trơ không quan tâm tới xung quanh, lúc nào cũng vậy, cũng đứng đó như một kẻ bù nhìn? Hay là sự mỉa mai, phê phán của nhà thơ về những thói xấu ở đời, thói xấu của bọn quan lại không biết xót thương tới những cảnh lầm than của người dân trong cái xã hội cùng cực đó, chỉ biết như “ông phỗng đá” kệ mặc cuộc sống của những con người cùng cực ấy. Những dòng thơ trào phúng mang giọng điệu phê phán của Nguyễn Khuyến không chỉ xuất hiện trong những câu thơ trên, mà nó như một nỗi ám ảnh, day dứt, khiến nhà thơ trăn trở mãi, và nó còn xuất hiện trong bài “Lời vợ anh phường chèo”:
“Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”
Hai câu thơ tiếp theo mở ra giúp ta hiểu rõ hơn về công việc, cũng như hình ảnh ông phỗng, đồng thời hiểu rõ được dụng ý mỉa mai sâu cay tầng lớp thống trị và tấm lòng nhà thơ:
“Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?
Cả bài thơ có bốn dòng thơ, nhưng lại tới ba câu là câu hỏi tu từ. Ba câu hỏi dồn dập nhau với nhiều ý tưởng: Ông phỗng đá đứng đó làm chi vậy? Trước mặt ông phỗng đá là giang sơn gấm vóc của Tổ tiên nhà, có phải muốn canh chừng, giữ gìn cho ai đó chăng? Và cái mảnh giang sơn đó giờ như nào? Hắn có biết chăng? Các câu hỏi dồn dập nhau, ý chừng cụ Tam Nguyên Yên Đổ như muốn khuynh đáo pho tượng, bắt buộc ông phỗng đá phải đáp lại, phải thốt lên thành lời..Nhưng ông phỗng đá sao trả lời được..Những câu hỏi ấy của nhà thơ như là lời tự trào, như một tiếng hú, tiếng kêu thất thanh trong nhân loại.Câu thơ “Đêm ngày giữ gìn cho ai đó?”, ý hỏi ông phỗng đá đang ngày đêm gìn giữ điều gì, có phải đang níu kéo cái đạo lý cương thường một thời của Nho giáo đang mất dần vị thế độc tôn? Câu thơ cuối cùng như là một sự trách móc khéo léo mà thâm thúy của nhà thơ:
“Non nước đầy vơi có biết không?”
Hình ảnh “non nước đầy vơi” gợi mở ra nhiều ý nghĩa. Non nước đầy vơi ấy không chỉ là hình ảnh giang sơn, núi đầy vơi như nào, khung cảnh ra sao. Mà “non nước đầy vơi” ở đây chính là cái thực trạng xã hội khi đó Nguyễn Khuyến sống. Đó là cái xã hội phong kiến đầy biến động: Thực dân Pháp đang rêu rao xâm lược, triều đình thì bạc nhược, quan lại thì bù nhìn, các phong trào đấu tranh yêu nước thì dập tắt. Với việc sử dụng liên tiếp hai câu hỏi tu tiếp ở đây không chỉ thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm của tác giả trước sự vô cảm, vô trách nhiệm của đám quan lại, triều đình phong kiến trước an nguy của đất nước, sự suy vọng của dân tộc. Mà phải chăng đó là sự tự trách mình của chính nhà thơ? Nguyễn Khuyến thấy mình như một kẻ thừa thãi trong guồng máy thống trị phong kiến. Ông trách mình vô dụng, trách bản thân cũng như một ông phỗng, cũng chỉ biết đứng nhìn chứ không giúp gì được cho dân, cho nước. Giọng điệu thơ của tác giả nhẹ nhàng, mà thâm thúy khác hẳn với tiếng trào phúng đầy suồng sã, chua cay, dữ dội của Tú Xương trong bài “Ông cử Nhu”:
“Sơ khảo trường Nam bác cử Nhu
Thật là vừa dốt mà lại vừa ngu”
Lê-ô-nit Lê-ô-nốp từng nói: “Mỗi tác phẩm không chỉ là một khám phá về nội dung, mà còn là phát minh về hình thức”. Quả đúng như vậy, bài thơ “Ông phỗng đá” không chỉ hấp dẫn người đọc bởi nội dung đặc sắc, mà còn bởi nghệ thuật vô cùng đọc đáo của Nguyễn Khuyến trong thơ trào phúng. Lối trào phúng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này là lối trào phúng gián tiếp, kín đáo và thâm thúy, ý định trào phúng của tác giả không bộc lộ trên bề mặt văn bản mà chìm sâu sau hình ảnh và từ ngữ. Không những thế, tác giả còn sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hết sức tài tình, ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi đối với quê hương. Các từ láy, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng linh hoạt trong bốn câu thơ khiến cho bài thơ trở nên đặc sắc. Đặc biệt, là cách sử dụng câu hỏi tu từ ba trên bốn dòng thơ, hỏi mà không có người trả lời, đã khơi dậy trong lòng đọc giả biết bao suy tư, băn khoăn về xã hội một thời. Tất cả những biện pháp nghệ thuật ấy đã giúp phần làm nổi bật hình ảnh ông phỗng đá giữa hòn núi non bộ, đồng thời còn là sự phê phán của tác giả giữa thực trạng xã hội đó, cái xã hội mà ở đó, quan lại triều đình thờ ơ trước sự sống còn của những người dân thấp cổ bé họng.
Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến với những biểu hiện lố lăng, kệch cỡm. Ở đó mọi giá trị đạo đức truyền thống đã bị đảo lộn, còn cái mới lại mang bộ mặt của kẻ xâm lược. Ngòi bút thâm trầm mà sâu cay của Nguyễn Khuyến đã chĩa mũi nhọn vào những chỗ hiểm yếu nhất của cái ung nhọt ấy. Trong “Ông phỗng đá” nhà thơ đã đem ra trào phúng, châm biếm, hình ảnh triều đình, quan lại, bạc nhược thờ ơ trước những nỗi đau khốn cùng của người dân. Để có được sự thành công khi sử dụng lối trào phúng ấy, chính Nguyễn Khuyến cũng là người trong cuộc, ông cũng là người làm quan một thời, là người trơ trơ như ông phỗng đá không giúp ích gì được cho dân, cho nước. Tính tự trào của bài thơ cũng hé mở cho ta nhận thấy, nghe thấy, chứng kiến cuộc đối thoại của nhà thơ với chính mình – tiếng nói phản tỉnh của một người trong cuộc. Đó cũng chính là tiếng nói phản chính thống, một hành vi tưởng như là nói ngược nhưng thực chất lại phản ánh một cách chính xác nhất bản chất của xã hội và sự tha hóa của lớp người đại diện cho tinh hoa của thể chế đương thời.
Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng tác phẩm không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về nghệ thuật thơ trào phúng, mà còn khiến tả cảm nhận rõ hơn thực trạng xã hội phong kiến với những “ông phỗng” thờ ơ trước vận mệnh của nhân dân. Chính vì thế, lớp bụi thời gian có thể phủ nhòa đi mọi thứ, nhưng bài thơ này cùng giá trị châm biếm, mỉa mai sâu cay thì vẫn còn mãi như minh chứng cho tấm lòng lo lắng cho “non nước” của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Phân tích bài thơ Ông phỗng đá - mẫu 3
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Ông có những đóng góp đa dạng cho nền văn học dân tộc đặc biệt về mảng thơ nôm, thơ trào phúng. Bài thơ “ông phỗng đá” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác thơ trào phúng của nhà thơ Tam Nguyên Yên Đổ. Bài thơ là lời tự trào của tác giả khi đứng trước hình ảnh ông phỗng đã trên hòn non bộ:
“Ông đứng đó làm chi hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng
“Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?”
Nguyễn Khuyến ra làm quan vào thế kỷ XIX, khi đất nước hỗn loạn, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, triều đình nhà Nguyễn dần lụi tàn. Chính vì thế Nguyễn Khuyến đã có những thay đổi mới mẻ trong tư tưởng làm thơ, ông viết nhiều bài thơ trào phúng để nói lên hiện thực xã hội.
Nhan đề “ông phỗng đá” gợi ra cho ta nhiều suy nghĩ. Đây là bài thơ trào phúng xuất hiện hình ảnh ông phỗng đá- hình ảnh tượng đặc trưng trong văn học Việt Nam. Nguyễn Khuyến đã xây dựng hình ảnh ông phỗng đứng cô đơn, lẻ loi vững chắc trên hòn non bộ ở giữa hồ. Hai câu thơ đầu là câu hỏi tu từ khắc họa hình ảnh ông phỗng đá:
“Ông đứng đó làm chi hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng”
Câu thơ mở đầu tác phẩm được viết dưới dạng câu hỏi tu từ gợi nhiều suy nghĩ. Đây là câu hỏi không có lời đáp, hỏi để thể hiện thái độ băn khoăn với ẩn ý mỉa mai xã hội. Thán từ “hỡi” kết hợp với đại từ “ông” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của câu hỏi, từ đó giúp câu thơ tăng tính thuyết phục, tạo nên tính nhạc cho tác phẩm. “Ông đứng” là trạng thái đứng yên, vững chắc không gì lay chuyển được. “Ông đứng” kết hợp với từ láy “trơ trơ” tái hiện rõ hình ảnh ông phỗng đứng trơ không gì thay đổi được trước mọi tác động của ngoại cảnh.
Nguyễn Khuyến đã so sánh “trơ trơ như đá, vững như đồng” làm hiện lên với hình ảnh rất kiên định, không gì lay chuyển được. Hai câu thơ đầu được Nguyễn Khuyến miêu tả chân dung ông phỗng đá. Từ đó ẩn ý muốn dùng những lời mỉa mai châm biếm sâu cay đến xã hội.
Phê phán những thói xấu của bọn quan lại đứng nhìn nước rơi vào cảnh lầm than, nhân dân cực khổ mà không biết hành động. Chúng đã bị những hào nhoáng trước mắt che lấp, điển hình cho bộ mặt xấu xa của xã hội. Nguyễn Khuyến đã làm rõ chân dung ông phỗng đã qua hai câu thơ cuối:
“Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?”
Câu hỏi tu từ tiếp tục được sử dụng gợi sự tò mò muốn biết ông phỗng đứng vững như vậy để bảo vệ cho điều gì. Ẩn sâu sau câu hỏi đó là lời trách móc với ẩn ý muốn nói đến những vị quan trong xã hội, những người thờ ơ trước đất nước. Họ là những người sống trong xã hội khủng hoảng, triều đình suy sụp, nhân dân cơ cực lầm than. Thế nhưng, những con người ấy vẫn trơ mắt đứng nhìn, không có một động thái nào đứng ra để bảo vệ đất nước.
Kết thúc bài thơ cũng bằng một câu hỏi tu từ “nước non vơi đầy có biết không?”. Câu hỏi ấy gửi ra trong ta bao suy nghĩ. Người đọc có thể hiểu theo hai nghĩa sau: “Nước non vơi đầy” ý muốn chỉ một đất nước thật đẹp, giàu có, thịnh vượng kết hợp với khung cảnh tráng lệ.
Thế nhưng dường như sống trong hoàn cảnh xã hội như thế, ý thơ Nguyễn Khuyến lại mang một nghĩa khác. “Nước non vơi đầy” còn nói đến thực trạng xã hội nhiều biến động, triều đình nhà Nguyễn suy thoái, đất nước dần lụi tàn, thực dân Pháp xâm lược, quay lại bù nhìn.
Hai câu thơ cuối là hai câu hỏi tu từ, nhịp điệu dồn dập, liên tiếp mở ra bao suy tư mới. Đó là những thực trạng xã hội, cho thấy sự nhu nhược của triều đình. Cũng là những lời trách móc chính mình không làm được gì cho đất nước.
Nguyễn Khuyến đã thành công khi sử dụng nghệ thuật trào phúng vào trong những dòng thơ. Nhằm đưa đến cho người đọc những ý nghĩ đầy mỉa mai, giễu cợt chua cay thực trạng xã hội. Với việc sử dụng ngôn từ và hình ảnh gần gũi, chân thực kết hợp với các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, “ông phỗng đá” đã trở thành tác phẩm đỉnh cao cho phong cách sáng tác của nhà thơ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.
Sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, cùng sự suy sụp của triều đình nhà Nguyễn, thực dân Pháp đang lộng hành trên đất Việt, chúng bày ra nhiều trò lố lăng. Bài thơ là lời cảnh tỉnh về lòng yêu nước, khơi dậy ý thức bảo vệ Tổ Quốc.
Phân tích bài thơ Ông phỗng đá - mẫu 4
Nguyễn Khuyến, một tác giả nổi tiếng với tư cách là "nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam", đã góp phần làm nên một phong cách thơ độc đáo, phản ánh rõ nét những góc khuất của xã hội thời kỳ đó. Thơ của ông không chỉ làm nổi bật tình yêu quê hương, đất nước mà còn sâu sắc thể hiện cuộc sống đời thường của nông dân, châm biếm thể hiện sự bất công trong xã hội và lòng ưu ái với dân, với nước. Trong đó, bài thơ "Ông phỗng đá" là một ví dụ điển hình.
Hình ảnh ông phỗng đá, một biểu tượng phổ biến trong văn hóa Việt Nam, được tác giả sử dụng để mô tả sự đời thường của người dân. Khi ngẫm nghĩ về hình ảnh này, Nguyễn Khuyến đã viết nên một bài thơ trào phúng sắc bén. Câu hỏi "Ông đứng đó làm chi hỡi ông?" không chỉ đơn thuần là một câu hỏi, mà còn là một biểu hiện của sự băn khoăn và mỉa mai. Từ "trơ trơ như đá, vững như đồng" miêu tả sự ổn định và bất biến của ông phỗng đá, nhưng cũng gợi lên sự lạnh lùng và tâm trạng cô đơn.
Câu thơ tiếp theo mở ra nhiều ý nghĩa về sự bất lực và bất an trong xã hội. Câu hỏi tu từ liên tiếp "Đêm ngày gìn giữ cho ai đó? / Non nước đầy vơi có biết không?" không chỉ đặt ra thách thức mà còn phản ánh sự không minh bạch và thất vọng. Tất cả những dòng thơ này là một lời kêu gọi thức tỉnh, một lời mở đầu cho sự nghi ngờ và phản đối về thực trạng xã hội.
Bài thơ "Ông phỗng đá" không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật về mặt hình thức mà còn là một bản tường trình chân thực về xã hội phong kiến đầy biến động. Qua những dòng thơ sâu sắc này, Nguyễn Khuyến đã tạo ra một tác phẩm vĩ đại, là một lời nói lên lòng lo lắng và hy vọng cho "non nước" của mình.
Phân tích bài thơ Ông phỗng đá - mẫu 5
Bài thơ "Ông phỗng đá" của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm trào phúng, mang tính châm biếm và hài hước. Bài thơ này phản ánh sự vô ích và lạnh lùng của một người đứng đắn nhưng không có ích lợi cho xã hội.
Nội dung của bài thơ tập trung vào ông phỗng đá, một người được miêu tả như đá và đồng cỏ, không có cảm xúc và không biết đồng cảm với những khó khăn của người khác. Tác giả sử dụng hình ảnh này để chỉ trích một cách trực tiếp sự lạnh lùng và thờ ơ của ông phỗng đá.
Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng biện pháp trào phúng để gây tiếng cười và phê phán. Từ ngữ hài hước và châm biếm được sử dụng để tạo ra hiệu ứng trào phúng. Ví dụ, câu thơ "ông đứng làm chi đó hỡi ông?" đã tạo ra sự châm biếm và nhấn mạnh sự vô ích của ông phỗng đá.
Tuy nhiên, để phân tích một tác phẩm văn học một cách đầy đủ và chi tiết, cần xem xét thêm các yếu tố khác như cấu trúc, ngôn ngữ, ý nghĩa sâu xa của từng câu thơ. Do đó, việc phân tích một bài thơ trào phúng cần được triển khai theo hướng đó.
Phân tích bài thơ Ông phỗng đá - mẫu 6
Người ta thường gọi Xuân Diệu là "ông hoàng của thơ tình," nhưng với Nguyễn Khuyến, ông lại được biết đến như một "nhà thơ của dân tình và làng cảnh Việt Nam." Thơ của ông không chỉ kể về tình yêu quê hương, đất nước, gia đình và bạn bè mà còn phản ánh cuộc sống đầy thử thách của nông dân và châm biếm đả kích tầng lớp thống trị. Trong số các tác phẩm xuất sắc của ông, không thể không nhắc đến bài thơ "Ông phỗng đá," một tác phẩm điển hình trong dòng thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến.
Hình ảnh của "ông phỗng" đã trở thành biểu tượng phổ biến trong văn hóa Việt Nam. Trong một buổi dạy học tại nhà quan kinh lược Hoàng Cao Khải, Nguyễn Khuyến đã bị cuốn hút bởi hai tượng phỗng đá ngoài vườn, và từ đó, ông đã lập tức cảm hứng để sáng tác bài thơ "Ông phỗng đá."
Hình ảnh của ông phỗng đá, một biểu tượng quen thuộc ở làng quê Việt Nam, đã được Nguyễn Khuyến tái hiện một cách đặc biệt. Trong khi đối với nhiều người, "ông phỗng" chỉ là một hình tượng vô tri vô giác, thì với Nguyễn Khuyến, hình ảnh ông phỗng đá đứng cô đơn trên hòn non bộ trở nên sống động và sâu sắc. Câu hỏi đầu tiên của bài thơ, "Ông đứng đó làm chi hỡi ông?" đã mở ra một loạt suy tư về vai trò và ý nghĩa của ông phỗng đá. Câu thơ tiếp theo, "Trơ trơ như đá, vững như đồng," không chỉ mô tả hình ảnh của ông phỗng đá mà còn truyền đạt một thông điệp sâu sắc về sự bất biến và không động lòng của nó.
Các câu hỏi tu từ tiếp theo trong bài thơ không chỉ là sự thắc mắc của tác giả mà còn là một lời phê phán sâu sắc về tình trạng xã hội. Bằng cách sử dụng hình ảnh "non nước đầy vơi," Nguyễn Khuyến đã gợi mở một loạt ý nghĩa về tình hình xã hội và vai trò của mình trong đó. Bằng cách kết hợp các biện pháp nghệ thuật linh hoạt, Nguyễn Khuyến đã tạo ra một tác phẩm không chỉ là một bức tranh sắc nét về ông phỗng đá mà còn là một lời phê phán sâu sắc về thực trạng xã hội của thời đại.
Bài thơ "Ông phỗng đá" không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một minh chứng rõ ràng cho tinh thần lo lắng và trách nhiệm của Nguyễn Khuyến đối với "non nước" của mình.
Phân tích bài thơ Ông phỗng đá - mẫu 7
Nhà văn Nguyễn Khuyến, người thật sự tên Nguyễn Văn Thắng, có một nguồn gốc đầy cảm xúc và tương phản. Sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng mang truyền thống văn chương sâu sắc, Nguyễn Khuyến nổi tiếng với việc đặt tâm hồn của mình vào những dòng thơ kể về quê hương, đất nước và tình cảm con người. Nếu như một số người gọi Xuân Diệu là 'ông hoàng thơ tình', thì Nguyễn Khuyến được biết đến là 'nhà thơ của nhân dân, của cảnh làng Việt Nam'. Các tác phẩm của ông thường xoay quanh tình yêu và lòng nhân ái với quê hương, nhân dân, và đặc biệt là trong thời kỳ khó khăn như khi đất nước bị chiếm đóng bởi quân Pháp.
Trong số các tác phẩm nổi bật của Nguyễn Khuyến, không thể không nhắc đến 'Ông Phỗng Đá' - một trong những tác phẩm đỉnh cao của thơ trào phúng. Bài thơ này mang đến những ý nghĩa sâu sắc về sự kiên định, cống hiến và tình yêu quê hương. Bằng cách sử dụng thể thơ thất ngôn và kỹ thuật nghệ thuật phong phú, Nguyễn Khuyến tạo ra một cấu trúc thơ độc đáo và hấp dẫn.
Trong bài thơ, Nguyễn Khuyến sử dụng hình ảnh của một người đàn ông đứng như một tảng đá để truyền đạt sự bền vững và kiên định. Câu hỏi 'Ông đứng đó làm chi hỡi ông?' không chỉ đặt ra một tình huống mà còn thể hiện sự cảm thấu và tương tác giữa tác giả và nhân vật. Thông qua việc mô tả 'trơ trơ như đá, vững như đồng', Nguyễn Khuyến tạo ra một hình ảnh sắc nét về ông phỗng đá, với sự cứng cỏi và kiên định.
Câu hỏi 'Đêm ngày gìn giữ cho ai đó, Non nước đầy vơi có biết không?' tiếp tục khơi dậy sự tò mò và suy ngẫm về mục đích và ý nghĩa của việc đứng vững của người đàn ông đó. Hình ảnh 'non nước đầy vơi' không chỉ đề cập đến vẻ đẹp tự nhiên mà còn là biểu tượng cho sự cống hiến và tình yêu quê hương.
Bằng cách sử dụng trào phúng và châm biếm, Nguyễn Khuyến đã tạo ra một tác phẩm thơ đầy ý nghĩa về sự đấu tranh và hy vọng trong bối cảnh xã hội đầy biến động. 'Ông Phỗng Đá' không chỉ là một bài thơ ngắn mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự quý trọng và tôn trọng đối với những người cống hiến cho cộng đồng và quê hương.
Phân tích bài thơ Ông phỗng đá - mẫu 8
Nhà thơ Nguyễn Khuyến, tên thật Nguyễn Văn Thắng, là một trong những nhân vật nổi bật trong làng văn Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình nho gia cảnh khó khăn, nơi mà trí thức và học vấn được coi trọng. Nếu Xuân Diệu được biết đến với biệt danh 'ông hoàng thơ tình', thì Nguyễn Khuyến lại được gọi là 'nhà thơ của nhân dân, làng cảnh Việt Nam'. Các tác phẩm của ông thường kết nối mạnh mẽ với tình yêu quê hương, đất nước, và tương tư giữa con người. Ông thường phản ánh cuộc sống mộc mạc của người nông dân, chỉ trích tầng lớp thống trị, và thể hiện lòng yêu thương dành cho nhân dân và quê hương. Tình yêu của Nguyễn Khuyến dành cho đất nước còn được thể hiện qua việc khi Pháp xâm chiếm đất nước, ông rời bỏ công việc quan lại để trở về quê hương và viết những bài thơ chứa đựng tình cảm sâu lắng với đất nước.
Trong số các tác phẩm nổi bật của Nguyễn Khuyến, không thể không nhắc đến bài thơ 'Ông Phỗng Đá' – một tác phẩm đỉnh cao của thơ trào phúng. Bài thơ này là một lời tự trào của tác giả khi đứng trước hình ảnh một người đang phỗng đá trên một khối non bộ.
'Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,
Non nước đầy vơi có biết không?'
Bài thơ 'Ông Phỗng Đá' của Nguyễn Khuyến chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về sự kiên định, cống hiến và tình yêu quê hương. Tác phẩm này được viết theo thể thơ thất ngôn, với sự sử dụng linh hoạt của các phép nghệ thuật như miêu tả và từ láy, tạo ra một cấu trúc thơ độc đáo và hấp dẫn.
Nguyễn Khuyến sử dụng hình ảnh một người đứng như một tảng đá trong bài thơ để diễn đạt sự bền vững và kiên định của con người. Hình ảnh 'trơ trơ như đá, vững như đồng' làm nổi bật tính cách cứng cỏi và vững chãi của người đó. Câu hỏi 'Đêm ngày gìn giữ cho ai đó' đặt ra một tầng ý nghĩa sâu sắc về sự cống hiến và trách nhiệm của người đứng đầu. Cuối cùng, câu hỏi 'Non nước đầy vơi có biết không?' nhấn mạnh sự công lao và tình yêu quê hương của người đó, đồng thời đặt câu hỏi về việc liệu có ai thực sự hiểu và trân trọng những điều đó không.
Bài thơ 'Ông Phỗng Đá' của Nguyễn Khuyến không chỉ là một tác phẩm thơ đặc sắc mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự kiên định và tình yêu quê hương. Nó khắc họa một trích trạng xã hội đang trải qua những biến động lớn. Tác giả thông qua việc sử dụng hình ảnh nhân hóa và câu hỏi tu từ, gợi mở sự tò mò và đánh giá về người đứng vững giữa cuộc đời và sự trân trọng công lao của người khác. Bài thơ này là một lời nhắn nhủ để chúng ta đánh giá và trân trọng những người cống hiến và giữ gìn cho cộng đồng và quê hương.
Phân tích bài thơ Ông phỗng đá - mẫu 9
....
Bố cục, giá trị, ý nghĩa bài thơ Ông phỗng đá
* Bố cục: 2 phần
- Hai câu đầu: miêu tả chân dung ông phỗng đá
- Hai câu còn lại: dụng ý mỉa mai sâu cay tầng lớp thống trị và tấm lòng nhà thơ qua hình ảnh ông phỗng đá
* Giá trị: Bài thơ không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về nghệ thuật thơ trào phúng, mà còn khiến tả cảm nhận rõ hơn thực trạng xã hội phong kiến với những “ông phỗng” thờ ơ trước vận mệnh của nhân dân
* Ý nghĩa: Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến với những biểu hiện lố lăng, kệch cỡm. Ở đó mọi giá trị đạo đức truyền thống đã bị đảo lộn, còn cái mới lại mang bộ mặt của kẻ xâm lược. Ngòi bút thâm trầm mà sâu cay của Nguyễn Khuyến đã chĩa mũi nhọn vào những chỗ hiểm yếu nhất của cái ung nhọt ấy. Trong “Ông phỗng đá” nhà thơ đã đem ra trào phúng, châm biếm, hình ảnh triều đình, quan lại, bạc nhược thờ ơ trước những nỗi đau khốn cùng của người dân. Để có được sự thành công khi sử dụng lối trào phúng ấy, chính Nguyễn Khuyến cũng là người trong cuộc, ông cũng là người làm quan một thời, là người trơ trơ như ông phỗng đá không giúp ích gì được cho dân, cho nước. Tính tự trào của bài thơ cũng hé mở cho ta nhận thấy, nghe thấy, chứng kiến cuộc đối thoại của nhà thơ với chính mình – tiếng nói phản tỉnh của một người trong cuộc. Đó cũng chính là tiếng nói phản chính thống, một hành vi tưởng như là nói ngược nhưng thực chất lại phản ánh một cách chính xác nhất bản chất của xã hội và sự tha hóa của lớp người đại diện cho tinh hoa của thể chế đương thời.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức