TOP 10 mẫu Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó (2024) SIÊU HAY

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 3,692 08/08/2024


Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó

Đề bài: Em hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó

TOP 10 mẫu Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý: Thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó

1. Mở bài

Dẫn dắt, nêu sơ lược những hiểu biết của em về biến đổi khí hậu. Khái quát ý kiến, nhận định của em về vấn đề này ( nghiêm trọng, cần có biện pháp giải quyết hữu hiệu, ảnh hưởng rộng khắp,...)

2. Thân bài

- Trình bày cụ thể hơn nhận định, hiểu biết của em về hiện trạng biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay:

- Nêu khái niệm biến đổi khí hậu (theo cách em hiểu)

- Những biểu hiện cụ thể:

  • Thời tiết thay đổi thất thường: nhiệt độ tăng cao, mưa trái mùa, tuyết rơi sớm,...
  • Sự biến đổi của khí quyển: tầng ozon ngày càng mỏng, một số nơi mất lớp bảo vệ khiến các tia phóng xạ có hại lọt vào bầu khí quyển,...
  • Động thực vật biến đổi để thích nghi (động di chuyển sang môi trường sống mới; thực vật biến đổi bề ngoài như: hệ rễ, cấu tạo, chức năng bộ phận,...)
  • Ảnh hưởng đến con người

- Nguyên nhân: (phần lớn do tác động của con người)

  • Khai thác khoáng sản quá mức( các loại quặng mỏ quý hiếm, các loại thường dùng trong công nghiệp,...) sinh ra lượng bụi và nước thải lớn, các nguyên tố phóng xạ.
  • Chặt phá rừng phòng hộ, săn giết động vật trái phép ( nêu một số ví dụ cụ thể nếu biết)
  • Lãng phí nguồn nước ( nước ngọt trong sinh hoạt, sản xuất,...dẫn chứng)
  • Không kiểm soát chặt chẽ rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp ( cho ví dụ cụ thể: các bãi rác tự phát, các nhà máy xả chất thải chưa qua xử lý,...) dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng(môi trường sinh hoạt, nguồn nước, đất,...)
  • Ý thức cá nhân và cộng đồng chưa cao(xem nhẹ hậu quả biến đổi khí hậu, xem việc gìn giữ môi trường sống là việc của riêng một cá nhân hay đoàn thể nào đó, vì lợi ích nhất thời nên cố ý bỏ qua,...)
  • Các nguyên nhân khác ( rủi ro trong công nghiệp hạt nhân, công nghiệp vũ trụ, quốc phòng,...)

- Hậu quả:

  • Mất cân bằng sinh thái
  • Thảm thực vật xói mòn, động vật diệt tuyệt nhiều loài : môi trường sống thay đổi đột ngột khiến nhiều loài không thích ứng được dẫn đến suy thoái, tuyệt diệt ( dẫn chứng cụ thể một vài loài mà em biết. ví dụ: chim cánh cụt ở Nam Cực, các loài bướm ở Tây Ban Nha, các loài san hô, cây Lobelia, chuột Bramble Cay…)
  • Ô nhiễm nguồn nước dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, sản xuất.
  • Thiên tai thường xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người(lũ quét, sạt lở, các cơn bão lớn,...)
  • Môi trường sống con người ngày càng thu hẹp và khắc nghiệt( hiện tượng băng tan ở 2 cực, sa mạc hóa do biến đổi khí hậu,...)
  • Bệnh tật phát sinh và lây lan nhanh chóng, sức khỏe con người ngày càng kém (môi trường ô nhiễm mang theo nhiều mầm bệnh)
  • Các hậu quả khác

- Biện pháp:

  • Cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm phá rừng, cấm săn giết động vật bừa bãi.
  • Khai thác hợp lý các nguồn khoáng sản
  • Mỗi cá nhân xây dựng ý thức bảo vệ môi trường (tham gia trồng cây, trồng rừng phòng hộ, bỏ rác đúng nơi quy định, xử lý chất thải hợp lý,...)
  • Các biện pháp khác

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề đã khái quát ở phần mở bài ( cái nhìn, mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với môi trường sống của cá nhân, công đồng, xã hội,...). Đưa ra ý kiến, phương hướng, lời khuyên.

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó - mẫu 1

Cuộc sống ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển của các ngành công nghiệp đã kéo theo những hệ luỵ vô cùng xấu đến Trái đất. Và một trong những hệ lụy nghiêm trọng mà con người phải hứng chịu chính là hiện tượng biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong suốt một thời gian dài mà biểu hiện cụ thể nhất của nó là sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng do băng tan cũng như sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển và chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên.

Thật vậy, trong những năm trở lại đây, những biểu hiện của biến đổi khí hậu diễn ra ngày một dày đặc và nghiêm trọng hơn. Hàng loạt những hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra như bão lũ, hạn hán, động đất hay rét hại kéo dài liên tiếp xảy ra khiến cuộc sống của con người vô cùng khốn đốn. Nhiệt độ toàn cầu nóng lên, mực nước biển dâng cao do băng tan ở hai cực… khiến nhiều quốc gia trên thế giới lâm vào cảnh nguy khốn. Nước ta cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng của hiện tượng này khi phải gánh chịu hàng loạt những cơn siêu bão liên tiếp trong nhiều năm. Thời tiết ngày một khắc nghiệt cũng như xuất hiện rất nhiều các dịch bệnh, thậm chí có cả làng “ung thư”…. Theo thống kê ở nước ta đã có tới 12 tỉnh công bố tình trạng thiên tai, hạn hán.

Có thể nói, biến đổi khí hậu chính là sự “trừng phạt” mà mẹ trái đất đã dành cho con người. Nó để lại những hậu quả cũng như những di chứng vô cùng nặng nề. Biến đổi khí hậu khiến cho tình hình thời tiết thay đổi thất thường và ngày một khắc nghiệt hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành nông nghiệp. Các loại cây trồng, vật nuôi mắc phải nhiều loại bệnh và kém năng suất hơn. Hàng loạt những hiện tượng thời tiết xấu, thiên tai, lũ lụt diễn ra gây ra những con số thiệt hại về người và của là không đếm hết. Như ở miền Trung Việt Nam, hàng năm phải đối diện với nhiều cơn bão, lũ. Nước cuốn trôi hết hoa màu, nhà cửa, ruộng vườn để lại những tang thương, mất mát vô cùng. Nền kinh tế nước nhà bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng dẫn đến nhiều hiện tượng xấu như mất cân bằng hệ sinh thái khi nhiều loài động vật tuyệt chủng, ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sạch sinh hoạt….

Vậy, nguyên nhân khiến Trái đất nổi giận là do đâu? Nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân mấu chốt nhất chính là do những hành động thiếu ý thức của con người. Mật độ dân số gia tăng chóng mặt, hàng loạt các công trình, nhà ở, các khu công nghiệp mọc lên như nấm, xâm chiếm hầu hết diện tích tự nhiên. Hàng loạt các nhà máy xả rác thải, khí thải rồi rác thải sinh hoạt ra môi trường một cách vô tội vạ khiến thiên nhiên phải oằn mình chống chịu. Không chỉ rừng lại ở đó, con người khai thác một cách vô tội vạ các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không có biện pháp nuôi dưỡng cải tạo khiến thiên nhiên bị bào mòn, hệ sinh thái bị mất dần. Tuy nhiên, nguyên nhân không hoàn toàn nằm ở con người mà cũng một phần do những biến đổi của tự nhiên.

Trước tiếng chuông cảnh báo ngày càng réo rắt về mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, chúng ta cần có những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này. Mỗi người cần có ý thức hơn với chính những hành động của mình với thiên nhiên. Ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường từ những điều đơn giản nhất như không vứt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh… Các cơ quan chức năng cần có những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn các hoạt động khai thác trái phép cũng nhưng những hoạt động có tác động xấu đến môi trường. Bên cạnh đó, đưa ra những phương pháp lâu dài hơn như phân loại rác, phủ xanh đất trống đồi trọc… Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu đến cộng đồng.

Biến đổi khí hậu không phải trách nhiệm của bất kì một cá nhân nào mà nó là trách nhiệm của cả cộng đồng. Mỗi người trong chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ môi trường, hay đúng hơn là bảo vệ chính cuộc sống của mình và những người xung quanh.

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó - mẫu 2

Trong bối cảnh Trái Đất đang đối mặt với tình trạng nóng lên toàn cầu, thì hiện tượng băng tan không còn xa lạ gì với chúng ta nữa.

Băng tan hay còn được gọi đầy đủ là băng tan tan ở các địa cực, là tên gọi của một hiện tượng tự nhiên được tạo ra do hiện tượng nóng lên của Trái Đất. Đó là quá trinh mà những khối băng lớn ở hai cực bị nứt vỡ, tách rời khỏi nhau tạo thành các mảng nhỏ trôi nổi trên đại dương. Theo thời gian, những mảnh băng này sẽ chìm xuống mặt biển và tan ra, khiến các sông băng và núi băng mất đi tính ổn định, dễ bị tách rời và dịch chuyển hơn. Khiến hiện tượng băng tan bị đẩy nhanh.

Như đã nói ở trên, nguyên nhân của hiện tượng này là do việc Trái Đất đang ngày càng nóng lên. Mà đây là hệ quả của hiệu ứng nhà kính. Hiểu một cách đơn giản, thì đây là hiệu ứng được tạo ra do có quá nhiều khí CO2 được thải ra trong môi trường do các hoạt động khai thác khí đốt, sản xuất công nghiệp, xe cộ… Khí CO2 và khí metan bay ra ngoài khí quyển, ngưng tụ lại thành một tầng khí ngăn cản quá trình bức xạ Mặt Trời phản xạ ra bên ngoài, khiến cho nhiệt độ toàn cầu tăng cao, làm cho băng tan.

Hệ quả của hiện tượng băng tan ở hai địa cực, đầu tiên chính là việc nhiều hòn đảo và các phần đất liền sát bờ biển đang dần bị nước nhấn chìm do mực nước biển dâng cao. Cùng với đó là hiện tượng nhiễm mặn của các vùng dân cư ven biển, khiến họ thiếu nguồn nước ngọt, gặp khó khăn trong sinh hoạt và trồng trọt. Ngoài ra, những mảng băng trôi nổi trên đại dương còn là mối nguy hiểm lớn cho tàu thuyền di chuyển trên biển, đó cũng là tác nhân gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm. Bên cạnh đó, băng tan còn đồng nghĩa với việc ngôi nhà của các loài sinh vật sống ở hai địa cực đang dần biến mất. Khiến cho các loài động vật ở nơi đây mất diện tích sinh sống và thức ăn.

Những tác động tiêu cực đó của hiện tượng băng tan đang ngày ngày ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vì thế, chúng ta cần phải có những chủ trương hợp lí, lâu dài để đẩy lùi hiệu ứng nhà kính, nhằm ngăn cản quá trình băng tan ở hai địa cực.

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó - mẫu 3

Cùng với nhu cầu phát triển, sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng cao của con người hiện đại kéo theo rất nhiều các vấn đề nguy hiểm đối với môi trường sống. Một trong những hệ lụy nguy hiểm ấy là nguy cơ biến đổi khí hậu mà hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách vở vẫn luôn nhắc tới.

Biến đổi khí hậu là gì? Chính là sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ khác thường so với tự nhiên, có thể là do con người hoặc thiên nhiên gây ra. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt là sự nóng lên toàn cầu, gây nên băng tan, nước biển dâng cao, các hiện tượng thời tiết như mưa bão, lũ lụt, động đất xuất hiện ngày càng nhiều hơn và với mức độ nghiêm trọng cao hơn . Nhìn đến thành phố Hồ chí minh , khi mỗi lúc trời mưa hay đến khi chiều về, cả thành phố lại chìm trong biển nước vì hiện tượng thủy triều lên. Đây là một minh chứng cụ thể cho vấn nạn biến đổi khí hậu ở nước ta.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Có thể là do sự thay đổi của môi trường tự nhiên, các lớp hóa thạch, đất đá bị rạn nứt hay hiện tượng núi lửa phun trào cũng làm tác động nên phù sa của các con sông. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do các hoạt động của con người. Với nhu cầu ăn ở, tiêu dùng nhà cửa tăng nhanh, con người sẵn sàng phá hủy rừng xanh để làm nơi cư trú. Khối lượng các nhà máy, khu công nghiệp nở rộ đồng nghĩa với lượng khí CO2, N20 thải vào trong không khí nhiều lên mỗi ngày làm cho tầng ozon của chúng ta dần bị thủng to hơn, dẫn đến nền nhiệt không khí tăng lên. Hiện trạng lượng rác thải sinh hoạt, sử dụng túi bóng nilon cả năm bị chôn vùi dưới đất cũng không bị phân hủy cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.

Hiện trạng này kéo theo hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến con người và thiên nhiên.. Khi hệ sinh thái bị mất cân bằng, số lượng rừng giảm mạnh, đồi trọc tăng cao làm tăng nguy cơ xói mòn, động đất sẽ gây nên cái chết của hàng trăm nghìn loài động vật và con người. Những vụ sóng thần ở Nhật bản, hay gần đây nhất là vụ lũ lụt ở Yên Bái đã cuốn trôi hết nhà cửa, tài sản, hoa màu của con người. Nó còn kéo theo các bệnh dịch nguy hiểm, có những căn bệnh con người chưa thể tìm ra phương thuốc để chữa trị. Rồi khi nhiệt độ không khí tăng cao, nóng bức ở cực Nam, cướp đi các tảng băng lớn của các chú gấu Nam cực, trong khi mùa đông ngày càng trở nên khắc nghiệt khiến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người càng trở nên khó khăn hơn.

Hiện tượng cá chết trắng cả mặt biển, hay con người Bắc Kinh khi đi ra đường đều phải đeo mặt nạ khí Oxy vì không khí quá bẩn là những hệ quả bị gây nên từ biến đổi khí hậu. Gần đây, số lượng người bị căn bệnh ung thư tăng lên chóng mặt chỉ vì bị nhiễm chì, nhiễm bẩn từ nguồn nước.

Chính vì những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta ngay từ bây giờ. Tích cực trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc, ngăn cấm chặt phá rừng đầu nguồn cần được triển khai nhanh chóng. Trừng phạt nghiêm minh đối với những trường hợp săn bắn động vật trái phép, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Giảm thiểu sử dụng túi bóng nilon, các vật dụng khó tái chế, phân loại. Hiện nay, các nước tiên tiến đang tập trung sử dụng và phát triển nguồn năng lượng từ tự nhiên để bảo vệ tài nguyên , khoáng sản cũng là một cách tích cực. Quan trọng nhất vẫn phải nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu, đồng thời tuyên truyền rộng rãi để cải thiện, bảo vệ môi trường sống.

Vì một trái đất luôn xanh - sạch - đẹp, là nguồn sống của chúng ta và biết bao thế hệ mai sau, tất cả mọi người hãy cùng nhau bảo vệ ngôi nhà Trái đất này.

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó - mẫu 4

Hiện tượng nóng lên của Trái Đất không chỉ là một sự biến đổi tự nhiên liên quan đến khí hậu mà còn là một thách thức nguy cơ trực tiếp và ngày càng tồi tệ đối với cuộc sống của chúng ta.

Được biết đến với tên gọi 'ấm lên toàn cầu,' hiện tượng này không chỉ là sự tăng trung bình về nhiệt độ trái đất mà còn là hiện tượng nền nhiệt độ trung bình đang gia tăng so với những năm trước đó. Mức nhiệt độ cao nhất mỗi năm cũng ngày càng tăng lên, đặc biệt là trong những mùa hè kéo dài và nắng nóng ngày càng trở nên khó chịu.

Tác nhân chủ yếu tạo nên hiện tượng này là thải khí nhà kính, trong đó khí CO2 chiếm đến hơn 90%, từ các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, như than đá, dầu mỏ, và khí tự nhiên, cũng như từ các hoạt động công nghiệp, đốt rừng, cháy nổ, và giao thông vận tải. Khí nhà kính tạo thành một tấm lưới chặn bức xạ Mặt Trời, làm tăng nhiệt độ của Trái Đất theo thời gian, và chính con người là tác nhân chính tạo ra hiện tượng này.

Trong quá trình phát triển của Trái Đất, đã có những giai đoạn biến đổi khí hậu quan trọng, nhưng từ giữa thế kỷ XX, khi nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, hiện tượng biến đổi khí hậu trở nên phức tạp và có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đối với cuộc sống của con người. Nhiệt độ trên đất liền tăng nhanh gấp đôi so với tăng trung bình toàn cầu, gây ra sự mở rộng nhanh chóng của các sa mạc và bán hoang mạc, làm cháy khô thảm thực vật. Các hiện tượng nóng lên vượt trội còn ảnh hưởng đến cả hai cực, gây ra hiện tượng tan chảy băng vĩnh cực, làm tăng mực nước biển, đe dọa các đảo và khu vực ven biển. Nước biển ấm lên còn thúc đẩy tốc độ bay hơi trong không khí, tăng cường cường độ và tầm ảnh hưởng của bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Tất cả những điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh sống của con người mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và gia tăng của các thảm họa tự nhiên.

Những hậu quả kinh khủng này đã và đang đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Do đó, chúng ta, những người chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hiện tượng ấm lên toàn cầu, cần phải thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để giảm lượng khí thải CO2 vào môi trường, nhằm hạn chế và đối phó với hiệu ứng nhà kính ngày càng gia tăng.

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó - mẫu 5

Hiện tượng Trái Đất nóng lên là một trong những vấn đề quan trọng và nguy cơ đe dọa tới sự sống của chúng ta. Đây là một hiện tượng toàn cầu, được gọi là hiện tượng "ấm lên toàn cầu" (global warming), nơi nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng cao hơn so với các năm trước đó.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do sự thải ra môi trường của khí nhà kính, trong đó khí CO2 chiếm tỷ lệ lớn. Các nguồn thải chủ yếu bao gồm việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, và khí tự nhiên. Các hoạt động công nghiệp, đốt rừng, cháy nổ, và giao thông vận tải cũng đóng góp vào việc tăng lượng khí nhà kính trong không khí. Khí nhà kính tạo ra một lớp lưới chặn, ngăn cản bức xạ Mặt Trời phản xạ ra ngoài, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

Tác động của hiện tượng Trái Đất nóng lên không chỉ giới hạn ở mức tăng trung bình về nhiệt độ. Các biến đổi khí hậu đã gây ra những thay đổi đáng kể trong môi trường sống và hoạt động của con người. Mùa hè kéo dài và trở nên nóng bức hơn, đặc biệt là tại các khu vực như sa mạc và bán hoang mạc. Nhiệt độ gia tăng gấp đôi tại các khu vực đất liền, dẫn đến sự mở rộng của sa mạc và thảm thực vật cháy khô, gây nguy hiểm cho sinh quyển và nguồn cung cấp thực phẩm.

Các hiện tượng nóng lên cũng tạo ra những thách thức đặc biệt đối với các khu vực cực lạnh. Sự tan chảy nhanh chóng của băng vĩnh cực và sông băng không chỉ làm tăng mực nước biển mà còn đe dọa đến sự sống của động vật và sinh quyển biển. Nước biển ấm lên còn làm tăng tốc độ bay hơi, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của cơn bão mạnh mẽ, gây nguy hiểm cho cuộc sống và tài sản của con người.

Hệ quả lớn nhất có lẽ là ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Sự tăng nhiệt độ gây khó khăn trong việc duy trì nguồn nước và thức ăn, làm giảm sản lượng nông nghiệp và gây mất cân bằng trong hệ sinh thái. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lụt, động đất, và cháy rừng cũng trở nên phổ biến và mạnh mẽ hơn.

Để giải quyết vấn đề này, cần có sự hợp tác toàn cầu trong việc giảm lượng khí nhà kính và thúc đẩy năng lượng tái tạo. Các biện pháp như tăng cường sử dụng năng lượng xanh, bảo vệ rừng, và giảm thiểu lượng rác thải cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ tác động của hiện tượng Trái Đất nóng lên.

Trong bối cảnh ngày nay, việc nhận thức về hiện tượng này và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trở nên càng trọng yếu. Chúng ta cần phải hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta và để lại một môi trường sống tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai.

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó - mẫu 6

Xã hội ngành càng phát triển, nền công nghiệp, phương tiện giao thông ngày càng nhiều. Từ đó khiến cuộc sống chúng ta ngày càng trở nên hiện đại , thuận tiện và tiến bộ. Tuy nhiên, việc này cũng đã gây nên một hiện tượng rất đáng lo ngại: hiệu ứng nhà kính.

Hiệu ứng nhà kính- Greenhouse Effect, là hiệu ứng làm cho không khí nóng lên. Do những bức xạ ngắn của mặt trời xuyên quá bầu khí quyển, tầng ozon đâm xuống mặt đất. Mặt đất không thể hấp thu nên phản xạ ngược lại và khí quyển chẳng thể thoát ra làm cho không khí nóng lên . Khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời. Nếu lượng khí vừa phải thì trái đất có thể cân bằng. Nhưng nếu có quá nhiều thì sẽ giống một chiếc lò hun nóng trái đất.

Nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính là do khí CO2. Khí CO2 được tạo ra từ hoạt động công nghiệp , từ những hoạt động sinh hoạt và do các phương tiện giao thông thải ra. CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ trái đất. Làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn, luôn được ''ủ ấm'' bởi CO2. Theo công bố của các nhà khoa học thì lượng CO2 được thải ra cao kỉ lục vào năm 2022 với ''sản lượng'' lên đến 40,6tỷ tấn. Ngoài CO2 thì còn một số các khí khác như CFC;CH4;O3 N2O. Theo thống kê thì số lượng khí CO2 chiếm tỉ lệ lớn nhất lên tới 72% ; 19%CH4; 16% là của N2O và còn lại là CFC với 3%. Phần lớn những khí này được thải ra do các hoạt động sản xuất và tiêu dùng năng lượng .Tiêu thụ năng lượng chiếm 73,2% lượng khí nhà kính phát thải do các hoạt động tiêu thụ năng lượng trong ngành công nghiệp như sắt thép, hóa chất, hóa dầu, thực phẩm...

Hiệu ứng nhà kính gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Dễ nhìn thấy nhất đó là vấn đề ôi nhiễm không khí gây hàng loạt các căn bệnh về hô hấp như viêm phổi, ung thư phổi... Hiệu ứng nhà kính gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, khiến băng ở hai cực bán cầu tan ra khiến cho nước biển dâng dẫn đến hàng loạt các hiện tượng thiên nhiên cực đoan như sóng thần, bão lũ hàng loạt... Đây là vấn đề vô cùng nan giải của các nhà bảo về môi trường.

Để hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính cần hạn chế sử dụng các năng lượng hóa thạch thay vào đó là sử dụng các năng lượng tái tạo. Tăng cường trồng nhiều cây xanh để làm giảm lượng khí CO2. Xây dựng hạ tầng thân thiện với môi trường sẽ hạn chế chất thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông cũng nên được tối ưu để làm giảm nhiên liệu tiêu thụ cho phương tiện đi lại.Và quan trọng nhất vẫn là xây dựng ý thức về việc bảo vệ môi trường của người dân.

Vì một môi trường sống trong lành, vì một sức khỏe cộng đồng chúng ta cần phải nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này. Và cũng cần đưa ra những biện pháp mạnh tay để hạn chế hiệu ứng nhà kính.

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó - mẫu 7

Trái Đất nóng lên, hiện tượng gần đây ngày càng trở nên trầm trọng và đe dọa sự cân bằng môi trường sống của chúng ta. Hiện đại hóa và sự phát triển của xã hội loài người chính là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho hành tinh xanh trở nên "nóng bỏng" hơn từng ngày.

Hiện tượng nóng lên của Trái Đất, còn được biết đến với tên gọi "ấm lên toàn cầu," không chỉ đơn giản là sự gia tăng về nhiệt độ mà còn là hệ quả của sự tăng trung bình về nhiệt độ trái đất. Tính đến hiện nay, mỗi năm chúng ta đều chứng kiến sự tăng cao liên tục của nhiệt độ trung bình, cũng như mức nhiệt cao nhất mỗi năm được nâng lên. Mùa hè kéo dài và ngày nắng nóng trở nên khó chịu hơn, tạo ra những thách thức đối với sinh hoạt hàng ngày và sản xuất.

Tác nhân chủ yếu gây ra hiện tượng nóng lên này là thải khí nhà kính vào môi trường, trong đó có khí CO2 chiếm đến hơn 90%. Nguồn gốc chủ yếu của khí nhà kính là từ hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên. Các hoạt động công nghiệp, đốt rừng, cháy nổ và giao thông vận tải cũng đóng góp không nhỏ vào tình trạng này. Những khí này bay ra khỏi khí quyển, tạo thành một lớp lưới ngăn chặn bức xạ Mặt Trời thoát ra, làm tăng nhiệt độ trái đất.

Sự nóng lên không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà còn tạo ra những hậu quả phức tạp. Nhiệt độ gia tăng đã gấp đôi tốc độ tăng trung bình toàn cầu, làm mở rộng diện tích các sa mạc và bán hoang mạc, xâm lấn lên khu vực sinh sống của con người và làm cháy khô thảm thực vật. Sự nóng lên vượt bậc còn tạo ra hiện tượng tan chảy băng vĩnh cực, làm tăng mực nước biển và đe dọa các đảo và khu vực ven biển. Nước biển ấm lên còn thúc đẩy sự bay hơi, làm tăng cường cường độ và tầm ảnh hưởng của bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Các hậu quả này không chỉ đối mặt với con người mà còn làm thay đổi cả hệ sinh thái. Cuộc sống của nhiều loài sinh vật, kể cả con người, đang đối mặt với những khó khăn mới do tình trạng nhiệt độ tăng cao, nguồn nước và thức ăn trở nên khan hiếm. Ngoài ra, sự tăng nhiệt này còn làm tăng cơ hội xuất hiện của các hiện tượng thảm họa như bão lụt, động đất và dịch bệnh.

Để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, chúng ta cần những biện pháp quyết liệt. Việc giảm lượng khí thải CO2 từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch, đầu tư vào năng lượng tái tạo, bảo vệ rừng nguyên sinh và tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường là những bước cần thiết. Chúng ta đang ở trong bước quan trọng để giữ cho Trái Đất không chỉ là nơi sống lý tưởng cho chúng ta mà còn cho thế hệ tương lai.

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó - mẫu 8

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng xảy ra khi năng lượng mặt trời xuyên qua cửa nhà hay bất kì loại mái bằng kính. Nguồn năng lượng này được hấp thụ và phân tán thành nhiệt lượng trong không gian. Khi đó toàn bộ không gian bên trong ấm lên thay vì chỉ những chỗ được chiếu sáng. Hiệu ứng này được ứng dụng như một phương pháp trồng cây từ rất lâu. Ngoài ra trong kiến trúc, hiệu ứng nhà kính được áp dụng để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở. Tuy nhiên, khái niệm này được mở rộng và mang tầm vĩ mô hơn dưới cái tên hiệu ứng nhà kính khí quyển.

Để tìm hiểu nguyên nhân ngọn nguồn dẫn đến hiệu ứng khí quyển xảy ra hiện nay, không gì khác ngoài yếu tố CO2. Nó là kết quả của quá trình bức xạ mặt trời xuyên tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất. Mặt đất khi này hấp thụ bức xạ nhiệt nên nóng lên khiết nhiệt độ trái đất ngày càng tăng cao.

Thực tế hiệu ứng nhà kính có tác dụng tăng nhiệt độ của trái đất trong những năm đầu của sự sống. Nếu không có khí nhà kính, nhiệt độ của trái đất chỉ duy trì ở khoảng -23 độ C. Nhiệt độ hiện tại trên trái đất là 15 độ C. Tuy nhiên hiệu ứng nhà kính cùng với lượng bức xạ ngày càng mạnh đang khiến trái đất tăng nhanh lên 38 độ C.

Vậy tại sao khí CO2 trong thời gian gần đây lại tăng nhanh đến vậy? Để giải thích cho sự gia tăng khí CO2 bởi các hoạt động chặt phá rừng, san rừng làm đất canh tác khiến cây cối ngày càng ít không thể hấp thụ khí CO2 được. Đây là một trong những yếu tố khiến khí CO2 trở nên dư thừa và khó hấp thụ. Khi các khí gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng cao thì kéo theo đó là sự gia tăng nhiệt độ trái đất. Theo ước tính, đến khoảng nửa thế kỷ sau, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng nhiệt độ đến khoảng 1.5 – 4.5°C.

Sự nóng lên toàn cầu và khí nhà kính là hai khái niệm đã được các chủ đề thảo luận nóng trong số các nhà môi trường và những người đang cố gắng cứu hành tinh của chúng ta khỏi những ảnh hưởng bất lợi của chúng. Mặc dù hai khái niệm này có mối quan hệ phức tạp như nguyên nhân và kết quả, có những khác biệt tinh tế cần được làm nổi bật để hiểu rõ hơn về người đọc.

Con người đang phải hứng chịu những hậu quả bởi biến đổi toàn cầu gây ra. Trong đó Việt Nam được xem như là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. cách tốt nhất để nhân loại có thể khống chế hiện tượng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính chính là kiểm soát, giảm thiểu được chính những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Không cần phải dùng những biện pháp cao siêu, xa vời gì mà chỉ cần con người chung tay bảo vệ môi trường, thay thế bằng các nguồn năng lượng thân thiện…

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó - mẫu 9

Sự ấm lên của hành tinh xanh không chỉ là một hiện tượng tự nhiên đặc biệt mà còn là kết quả của sự tiến triển vô song của xã hội loài người. Điều này không chỉ là một hiện tượng mà còn là một hệ quả của sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hiện đại.

Nhìn chung, hiện tượng ấm lên của trái đất không chỉ là sự tăng trung bình về nhiệt độ trái đất mà còn là sự gia tăng đáng kể trong nhiệt độ trung bình hàng ngày. Mỗi năm, chúng ta chứng kiến sự tăng cao liên tục của nhiệt độ cao nhất, đồng thời những ngày nóng bức trong mùa hè kéo dài hơn, với các mức nhiệt độ kỷ lục xuất hiện. Hiệu ứng này không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hàng ngày và hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho những hiện tượng không lường trước được như tan chảy băng ở hai cực và mực nước biển tăng cao.

Nhiệt độ gia tăng không chỉ mang lại những tác động trực tiếp đối với cuộc sống và sản xuất, mà còn ẩn chứa những hậu quả gián tiếp nghiêm trọng như bão lụt, động đất, và sóng thần. Nguyên nhân chính của sự ấm lên này là do lượng khí CO2 được thải ra môi trường từ các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, phục vụ cho quá trình sản xuất công nghiệp. Cùng với đó, việc đốt rừng và khí thải từ phương tiện di chuyển cũng góp phần không nhỏ vào tình trạng này. Khí nhà kính, trong đó CO2 chiếm tỷ lệ lớn, bị thải ra không khí và tạo nên một tấm lưới ngăn chặn bức xạ mặt trời, làm tăng nhiệt độ trái đất ngày càng.

Do đó, có thể nói rằng con người chính là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ấm lên này. Sự đáng sợ không chỉ là ở sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, mà còn ở việc nó trở thành điểm khởi đầu cho nhiều loại thiên tai khác nhau. Vì vậy, để giải quyết vấn đề, chúng ta cần phải tìm ra những biện pháp hợp lý và nghiêm túc để ngăn chặn sự lan rộ của hiện tượng ấm lên của trái đất.

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy của nó - mẫu 10

Mưa đá, một hiện tượng tự nhiên kỳ lạ và đáng sợ, đã gây ra không ít tranh cãi và lo ngại trong cộng đồng khoa học. Trong khi một số người cho rằng mưa đá chỉ là một biểu hiện bình thường của khí hậu, tôi tin rằng nó là một dấu hiệu rõ ràng về những thay đổi tiêu cực trong quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đầu tiên, để có cái nhìn tổng quan về hiện tượng này, chúng ta phải xem xét sự hình thành của mưa đá. Nó xuất phát từ các điều kiện khí quyển không ổn định và sự kết hợp giữa các yếu tố như áp suất không khí, nhiệt độ và ẩm. Khi các điều kiện này gặp phải sự chênh lệch lớn trong nhiệt độ giữa các lớp khí quyển, việc tạo ra những viên đá có kích thước từ nhỏ cho tới lớn trở thành điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Hiện tượng mưa đá đã trở nên phổ biến hơn và mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây, và điều này không thể bị coi là sự tình cờ. Các nhà khoa học đã liên kết sự gia tăng của hiện tượng này với các hoạt động con người, chủ yếu là do biến đổi khí hậu toàn cầu. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào hiện tượng mưa đá là sự gia tăng của nhiệt lực. Do hoạt động công nghiệp và việc tiêu thụ các nguồn năng lượng không tái sinh, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã gia tăng vượt qua mức bền vững. Điều này dẫn đến hiệu ứng nhà kính và làm cho toàn cầu trở nên ấm lên. Sự ấm lên toàn cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích hiện tượng mưa đá. Khi khối không khí được ấm lên, sự chênh lệch về áp suất giữa các khu vực có thể dẫn đến sự xung đột giữa hai luồng không khí có tính chất khác nhau. Điều này tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự hình thành của mây cumulonimbus, nơi các hạt đá được hình thành và cuối cùng rơi xuống dưới dạng mưa đá. Mưa đá không chỉ gây ra thiệt hại vật chất nghiêm trọng, mà còn có thể gây nguy hiểm cho con người và động vật. Các viên đá có kích thước lớn có thể phá huỷ mái nhà, ô tô và các công trình xây dựng. Ngoài ra, việc bị trúng phải viên đá trong khi di chuyển hoặc làm việc ngoài trời có thể gây chấn thương và nguy hiểm tính mạng.

Vì vậy, không thể coi nhẹ hiện tượng mưa đá là chỉ là biến cố tự nhiên thông thường. Đó là kết quả của sự biến đổi khí hậu toàn cầu do hoạt động con người. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng về vai trò của chúng ta trong việc góp phần vào sự gia tăng của hiện tượng này và áp dụng các biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ nó. Chỉ khi chúng ta nhìn thấy mưa đá là một hiểm họa nghiêm trọng, chúng ta mới có thể hành động để bảo vệ môi trường và tương lai của chúng ta.

1 3,692 08/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: