TOP 10 mẫu Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế (2024) SIÊU HAY

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 2,050 03/08/2024


Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế

Đề bài: Em hãy viết bài giới thiệu ngắn trình bày về cuốn sách Núi rừng Yên Thế

TOP 10 mẫu Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế - mẫu 1

Nhắc tới nhà văn Nguyên Hồng, người ta thường nghĩ đến các tác phẩm như: Bỉ vỏ, Thời thơ ấu và đặc biệt là bộ tiểu thuyết Cửa biển. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, tiểu thuyết dang dở Núi rừng Yên Thế mới là tâm huyết, là trăn trở lớn nhất của nhà văn. Nguyên Hồng xây dựng tiểu thuyết lịch sử Núi rừng Yên Thế với tư tưởng đây là cuộc chiến tranh nhân dân theo đường lối trường kỳ kháng chiến.

Với tác phẩm này, nhà văn muốn khẳng định cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa của quần chúng, được chuẩn bị, nung nấu từ trong quần chúng nhân dân. Để hiện thực hóa tư tưởng đó, tác giả đã bắt đầu tác phẩm từ những con người khốn khổ, gồng gánh, chui lủi, dắt díu nhau phiêu dạt khắp nơi. Mỗi con người là một cảnh đời, một số phận nhưng lại gặp nhau ở một điểm: bị truy đuổi, bị dồn ép buộc phải rời bỏ quê hương, buộc phải trốn chạy lên nơi thâm sơn cùng cốc, nơi mà họ hy vọng tính mạng có thể được bảo toàn. Trong trái tim những kẻ khốn khổ tha hương đó đều mang theo mối thù nhà nợ nước nung nấu đòi phải trả…

Dưới ngòi bút Nguyên Hồng đầy cảm hứng lịch sử, Yên Thế trở nên rõ nét trong từng thời khắc, từng thiên cảnh, từng con người rất Yên Thế mà cũng rất Việt Nam, một Việt Nam những năm tháng chủ quyền rơi vào tay thực dân Pháp. Phải nói rằng, trí tưởng tượng phong phú, kết hợp với những suy ngẫm về chí khí ông cha đã giúp Nguyên Hồng tái tạo thật sinh động, thật rung cảm về một Yên Thế du thủ, du thực, nhưng giết người không vì của mà vì việc nghĩa, một Yên Thế đánh giặc phương Bắc, phương Tây từ Cai tổng Vàng, Cai Kinh đến Đề Nhân, Đốc Văn, Thơm,...một Yên Thế trầm hùng. Bằng đôi cánh tưởng tượng đầy lãng mạn, Nguyên Hồng đã nâng Yên Thế vốn chim trong xa xưa bay về thời đại hôm nay.

Nhưng đáng tiếc thay, nhà văn Nguyên Hồng đã ra đi giữa những trang viết Núi rừng Yên Thế còn bộn bề, ngổn ngang. Kết cục những số phận, những mảnh đời của bao nhân vật mà nhà văn khắc khoải, ao ước, nung nấu đã đi vào bí mật, cùng tác giả sang thế giới siêu linh. Cho dù tác phẩm chưa đi được đến đích nhưng chúng ta có thể thấy nhà văn đã xây dựng tác phẩm để khẳng định: cuộc khởi nghĩa Yên Thế nổ ra là tất yếu, là đúng với quy luật của lịch sử. Cuộc khởi nghĩa là sự tổng hợp của ý chí, của sức mạnh toàn dân quyết đứng lên bảo vệ quyền sống, quyền tự do của con người trước sự áp bức bóc lột của giặc ngoại bang.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế - mẫu 2

Viết về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, các tác giả người Việt yêu chuộng chính nghĩa trước Nguyên Hồng cũng lấy Hoàng Hoa Thám làm nhân vật chính trong tác phẩm, ngôn ngữ, giọng điệu đậm chất thán phục, ngợi ca, huyền thoại hóa. Được trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng, là con người của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lấy phép duy vật biện chứng để nhìn nhận, đánh giá, nhà văn Nguyên Hồng đã xây dựng bộ tiểu thuyết lịch sử Núi rừng Yên Thế với tư tưởng đây là cuộc chiến tranh nhân dân với đường lối trường kỳ kháng chiến. Tư tưởng này thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm.
Với tác phẩm này, nhà văn muốn khẳng định cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa của quần chúng, được chuẩn bị, nung nấu từ trong quần chúng nhân dân. Để hiện thực hóa tư tưởng đó, tác giả đã bắt đầu tác phẩm từ những con người khốn khổ, gồng gánh, chui lủi, dắt díu nhau phiêu dạt khắp nơi. Mỗi con người là một cảnh đời, một số phận nhưng lại gặp nhau ở một điểm: bị truy đuổi, bị dồn ép buộc phải rời bỏ quê hương, buộc phải trốn chạy lên nơi thâm sơn cùng cốc, nơi mà họ hy vọng tính mạng có thể được bảo toàn. Trong trái tim những kẻ khốn khổ tha hương đó đều mang theo mối thù nhà nợ nước nung nấu đòi phải trả…
Vì đấu tranh cho độc lập tự do, cho những điều chính nghĩa nên cuộc khởi nghĩa đã có ảnh hưởng rất sâu rộng. Người tham gia khởi nghĩa thuộc mọi tầng lớp. Không chỉ những trai tráng mà "cả đàn bà, con gái, trẻ em mấy làng bên cũng đổ đến”, người dân "gánh thóc, gánh gạo cho kho lương…”, "có tế cờ thì cứ việc ngả ngay con trâu của nhà tôi…”, "Tây lên Yên Thế thì Yên Thế ta đánh, đánh!”. Dường như không khí của cuộc kháng chiến toàn dân chống giặc ngoại xâm vốn là truyền thống dân tộc đã hiện hữu trong tác phẩm. Lấy quần chúng nhân dân làm nhân vật chính, nhà văn đã hiểu thấu đáo tinh thần yêu nước là sức mạnh vô địch, tiềm tàng trong lòng nhân dân bất diệt.
Tâm sự với nhà văn Nguyễn Tuân, tác giả Nguyên Hồng nói: "Ông sẽ được đọc những đoạn hấp dẫn về lãnh tụ nông dân Hoàng Hoa Thám vừa đánh Tây vừa làm ruộng, vừa đánh vừa làm ruộng rồi lại đánh…., quân cũng như dân, cày cuốc chăn nuôi để lấy đó mà trữ lương sắm súng…”. Tiếc là những trang viết về Hoàng Hoa Thám khi lên làm chủ tướng cùng với nghĩa quân Yên Thế còn dang dở. Tuy nhiên nó cũng đã được xuất hiện ở những trang cuối của tập I "Việc đánh Tây, ta phải tính thế lâu dài, lấy đoản đánh trường, lấy ít đánh nhiều, lấy hư đánh thực, lấy kỳ bình mà đánh đại quân…”.

Nhà văn Nguyên Hồng đã ra đi giữa những trang viết Núi rừng Yên Thế còn bộn bề, ngổn ngang. Kết cục những số phận, những mảnh đời của bao nhân vật mà nhà văn khắc khoải, ao ước, nung nấu đã đi vào bí mật, cùng tác giả sang thế giới siêu linh. Cho dù tác phẩm chưa đi được đến đích nhưng chúng ta có thể thấy Nhà văn Nguyên Hồng đã xây dựng tác phẩm để khẳng định: cuộc khởi nghĩa Yên Thế nổ ra là tất yếu, là đúng với quy luật của lịch sử. Cuộc khởi nghĩa là sự tổng hợp của ý chí, của sức mạnh toàn dân quyết đứng lên bảo vệ quyền sống, quyền tự do của con người trước sự áp bức bóc lột của giặc ngoại bang.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế - mẫu 3

Nguyên Hồng từng được nhận định rằng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Đúng vậy! Ông là cây bút tài hoa cho văn học viết về phụ nữ và nhi đồng. Bởi đã là một nghệ sĩ đâu ai chỉ có một phong cách, Nguyên Hồng cũng vậy ngoài là cây bút về văn học điển hình trên ông còn viết về lịch sử cách mạng . Cuốn truyện “Núi rừng Yên Thế” là một minh chứng tiêu biểu cho góc nhìn lịch sử của ông, nhưng đồng thời cuốn truyện cũng là những trăn trở lớn nhất bởi chưa được hoàn thành.

Tác phẩm núi rừng Yên Thế xoay quanh lời tri ân tới sự lãnh đạo tài tình của Hoàng Hoa Thám và lời cảm tạ tới quần chúng nhân dân những tập thế đó đã đoàn kết, chuẩn bị và sẵn sàng đấu tranh, bởi lẽ đó cuộc khởi nghĩa Yên Thế được coi là cuộc khởi nghĩa từ nhân dân. Nguyên Hồng thấu được hiện thực lúc bấy giờ, từ đầu tác phẩm ta đã thấy Nguyên Hồng kể về những hiện thực khốn khổ, bị hắt hủi, bị chà đạp, thậm chí phải gồng gánh, tha hương khắp muôn nơi. Bởi họ đã quá khổ, đã quá tủi nhục từ đó tinh thần vục lên tất cả của những mảnh đời đó đã trỗi dậy. Họ sẵn sàng tập hợp lại đấu tranh bảo vệ quyền lợi của cá nhân cũng như bảo vệ non sống đất nước. Yên Thế hiện lên trong mắt người đọc chưa bao giờ đau thương và hùng vĩ đến thế! Một Yên Thế đi cùng những mảnh ghép tuyệt vời của thiên nhiên, một Yên Thế khoác lên mình chiếc áo giáp kiên cường để đấu tranh với thực dân Pháp và đồng thời cũng là một Việt Nam thu nhỏ trong thời kháng chiến bấy giờ. Cuốn truyện đó như mũi tên chĩa thẳng vào tim người đọc, đau thương lắm! Hào hùng lắm! Vĩ đại lắm! Tại sao Yên Thế lại nhận được những suy cảm như vậy? Bởi giặc phương Bắc, giặc phương Tây, từ bọn Cai tổng Vàng đến bọn Cai Kinh,… đều được tác giả đề cập một cách hấp dẫn trong cuốn truyện. Phải nói rằng Nguyên Hồng vô cùng tinh tế và sâu sắc tác giả đã sử dụng những suy ngẫm của ông cha kết hợp với lăng kính vô cùng thấu đáo của mình để tạo nên một cuốn truyện hút trọn trái tim độc giả.

Dù cho, điều mà tất cả độc giả không mong muốn nhất đã xảy ra, Nguyên Hồng ra đi khi những trang viết của “Núi rừng Yên Thế” còn cần nhiều mảnh ghép để hoàn thiện. Bởi đó mà những kiệt nhân, kiệt nhiên của “Núi rừng Yên Thế” được đưa vào cuốn sách bí ẩn đi theo Nguyên Hồng qua thế giới bên kia. Không vì tác phẩm chưa đi được đến dấu chấm kết bài cuối cùng, nhưng tất cả những gì Nguyên Hồng giãi bày đã cho người đọc phần nào hiểu được cuốn truyện “Núi rừng Yên Thế” là cuộc khởi nghĩa được quần chúng nhân dân và Hoàng Hoa Thám đứng lên lãnh đạo để bảo vệ quyền sống còn cho nhân dân và giành lại non sống đất nước.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế - mẫu 4

Cuốn sách mà tôi muốn giới thiệu đến các bạn là một cuốn truyện lịch sử hấp dẫn và đầy thú vị. Cuốn sách này mang tên Núi rừng Yên Thế và được viết bởi Nguyên Hồng. Núi rừng Yên Thế là một cuốn truyện lịch sử đặc biệt, nó không chỉ đưa chúng ta trở lại quá khứ mà còn mang lại cho chúng ta những câu chuyện và sự kiện quan trọng trong lịch sử. Tác giả đã tài tình kết hợp giữa việc nghiên cứu lịch sử và việc viết truyện, tạo nên một câu chuyện mà người đọc không thể rời mắt. Cuốn sách xoay quanh những nhân vật lịch sử, những cuộc chiến và những biến cố quan trọng trong lịch sử. Từ những trang sách, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những người anh hùng, những vị vua và những nhân vật lịch sử đã để lại dấu ấn sâu đậm trong quá khứ. Cuốn sách không chỉ giúp chúng ta nắm bắt được sự tiến triển của nhân loại mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của con người và những giá trị văn hóa của mỗi thời đại. Với ngôn ngữ sống động và mô tả tinh tế, cuốn sách Núi rừng Yên Thế sẽ đưa bạn vào một hành trình kỳ diệu qua thời gian và không gian. Bạn sẽ được trải nghiệm những cung bậc cảm xúc, từ niềm vui, sự hào hứng cho đến những nỗi đau và khó khăn của nhân vật chính. Cuốn sách không chỉ dành cho những người yêu thích lịch sử mà còn dành cho tất cả mọi người. Nó sẽ mở ra một cánh cửa mới, cho phép chúng ta khám phá và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh chúng ta. Hãy cùng nhau bước vào cuốn sách này và khám phá những bí mật của lịch sử!

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế - mẫu 5

Khi nhắc đến nhà văn Nguyên Hồng có lẽ chúng ta thường nghĩ đến những tác phẩm như THời thơ ấu, Bỉ Vỏ. Nhưng có lẽ ít người biết đến tác phẩm Núi rừng Yên Thế mới là tâm huyết, là trăn trở lớn nhất của nhà văn.

Nhà văn Nguyên Hồng đã xây dựng bộ tiểu thuyết lịch sử Núi rừng Yên Thế với tư tưởng đây là cuộc chiến tranh nhân dân với đường lối trường kỳ kháng chiến. Tư tưởng này thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm.

Với tác phẩm này, nhà văn muốn khẳng định cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa của quần chúng, được chuẩn bị, nung nấu từ trong quần chúng nhân dân. Để hiện thực hóa tư tưởng đó, tác giả đã bắt đầu tác phẩm từ những con người khốn khổ, gồng gánh, chui lủi, dắt díu nhau phiêu dạt khắp nơi. Mỗi con người là một cảnh đời, một số phận nhưng lại gặp nhau ở một điểm: bị truy đuổi, bị dồn ép buộc phải rời bỏ quê hương, buộc phải trốn chạy lên nơi thâm sơn cùng cốc, nơi mà họ hy vọng tính mạng có thể được bảo toàn. Trong trái tim những kẻ khốn khổ tha hương đó đều mang theo mối thù nhà nợ nước nung nấu đòi phải trả…

Vì đấu tranh cho độc lập tự do, cho những điều chính nghĩa nên cuộc khởi nghĩa đã có ảnh hưởng rất sâu rộng. Người tham gia khởi nghĩa thuộc mọi tầng lớp. Không chỉ những trai tráng mà "cả đàn bà, con gái, trẻ em mấy làng bên cũng đổ đến”, người dân "gánh thóc, gánh gạo cho kho lương…”, "có tế cờ thì cứ việc ngả ngay con trâu của nhà tôi…”, "Tây lên Yên Thế thì Yên Thế ta đánh, đánh!”.

Tiếc là những trang viết về Hoàng Hoa Thám khi lên làm chủ tướng cùng với nghĩa quân Yên Thế còn dang dở. Tuy nhiên nó cũng đã được xuất hiện ở những trang cuối của tập I "Việc đánh Tây, ta phải tính thế lâu dài, lấy đoản đánh trường, lấy ít đánh nhiều, lấy hư đánh thực, lấy kỳ bình mà đánh đại quân…”.

Mặc dù Nhà văn Nguyên Hồng đã ra đi khi những trang viết Núi rừng Yên Thế còn bộn bề, ngổn ngang. Nhưng tác phẩm Núi rừng Yên thế vẫn là những trang sử hào hùng về một thời kháng chiến oanh liệt của dân tộc.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế - mẫu 6

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế và vị thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám là đề tài đầy sức cuốn hút không chỉ với các nhà sử học, giới nghiên cứu mà còn với cả các nhà văn có tên tuổi xưa, nay. Viết về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, các tác giả người Việt yêu chuộng chính nghĩa trước Nguyên Hồng cũng lấy Hoàng Hoa Thám làm nhân vật chính trong tác phẩm, ngôn ngữ, giọng điệu đậm chất thán phục, ngợi ca, huyền thoại hóa. Được trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng, là con người của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lấy phép duy vật biện chứng để nhìn nhận, đánh giá, nhà văn Nguyên Hồng đã xây dựng bộ tiểu thuyết lịch sử Núi rừng Yên Thế với tư tưởng đây là cuộc chiến tranh nhân dân với đường lối trường kỳ kháng chiến. Tư tưởng này thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm. Nhà văn Nguyên Hồng đã ra đi giữa những trang viết Núi rừng Yên Thế còn bộn bề, ngổn ngang. Kết cục những số phận, những mảnh đời của bao nhân vật mà nhà văn khắc khoải, ao ước, nung nấu đã đi vào bí mật, cùng tác giả sang thế giới siêu linh. Cho dù tác phẩm chưa đi được đến đích nhưng chúng ta có thể thấy Nhà văn Nguyên Hồng đã xây dựng tác phẩm để khẳng định: cuộc khởi nghĩa Yên Thế nổ ra là tất yếu, là đúng với quy luật của lịch sử. Cuộc khởi nghĩa là sự tổng hợp của ý chí, của sức mạnh toàn dân quyết đứng lên bảo vệ quyền sống, quyền tự do của con người trước sự áp bức bóc lột của giặc ngoại bang.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế - mẫu 7

Vượt lên trên hạn chế về tư liệu để lại, với khả năng cho phép của một ngòi bút tiểu thuyết, Nguyên Hồng đã khắc họa rõ nét chân dung tuổi trẻ Đề Thám. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh đoàn người tha hương lặng lẽ âm thầm trong đau thương cay cực trong can khổ kinh hoàng, cả trong hờn căm uất nghẹn, đã tụ hội giữa đêm rừng Yên Thế buồn ai oán. Trong dòng người chạy loạn đó, Thơm xuất hiện với những suy tư kín đáo, báo trước một cuộc đời khác thường: Thơm đã cùng người chú chạy trốn khỏi quê hương Hưng Yên chỉ vì ông nội và cha Thơm chống Pháp, bị xử chém treo ngành, dòng họ Trương Hưng Yên bị triệt hạ tàn khốc. Rời quê ra đi với nỗi oan gia mà càng ngày Thơm càng nấu nung rửa hận. Ngay đêm đầu ở rừng Yên Thế, trong đoàn người tha hương ấy, hành động chống lại Trương tuần đã khiến chú cháu Thơm bị bắt, bị tù, bị tra khảo ... , rồi vượt ngục, rồi luồn rừng sâu, rồi gặp bạn nghèo, gặp ân nghĩa cưu mang, gặp đắng cay và hùng khí, gặp ý chí ông cha. Thơm trở thành Thám - Hoàng Hoa Thám - Đề Thám, một tướng lĩnh chống Pháp vô song.

Phải nói rằng, trí tưởng tượng phong phú, kết hợp với những suy ngẫm về chí khí ông cha đã giúp Nguyên Hồng tái tạo thật sinh động, thật rung cảm về một Yên Thế du thủ, du thực, nhưng giết người không vì của mà vì việc nghĩa; một Yên Thế đánh giặc phương Bắc, phương Tây từ Cai tổng Vàng, Cai Kinh đến Đề Nhân, Đốc Văn, Thơm ... , một Yên Thế trầm hùng ... Bằng đôi cánh tưởng tượng đầy chất lãng mạn, Nguyên Hồng đã nâng Yên Thế vốn chìm trong xa xưa bay về với thời đại hôm nay.

Rõ ràng, ở "Thù nhà nợ nước", tính sử thi của cảm hứng Nguyên Hồng đã được đánh dấu trước tiên bằng sự trở về và làm sống dậy trong bạn đọc một Yên thế với tư cách là chứng tích lịch sử oai hùng của dân tộc, chứng tích của tình người, tình đời sâu lắng ngầm chảy trong mạch thời gian.

Thế nhưng, không chỉ mô tả Yên Thế trong tĩnh tại, tiến thêm một bước, Nguyên Hồng đã khắc họa Yên Thế thông qua biến cố lịch sử - cuộc kháng Pháp của Hoàng Hoa Thám, thông qua việc mô tả dòng đời đa dạng tiếp xúc với biến cố đó mà Thơm, tên gọi Hoàng Hoa Thám thuở nhỏ, là nhân vật trung tâm. Với nhân vật Thơm, ở "Thù nhà nợ nước", Nguyên Hồng đã làm sống lại tuổi trẻ một anh hùng áo vải.

1 2,050 03/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: