TOP 10 mẫu Giới thiệu cuốn sách Mắt sói (2024) SIÊU HAY

Giới thiệu cuốn sách Mắt sói gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 1,298 04/08/2024


Giới thiệu cuốn sách Mắt sói

Đề bài: Em hãy viết bài văn ngắn giới thiệu về cuốn sách Mắt sói

TOP 10 mẫu Giới thiệu cuốn sách Mắt sói (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Giới thiệu cuốn sách Mắt sói

a. Lựa chọn đề tài

Lựa chọn cuốn sách yêu thích và tìm hiểu thông tin quan trọng về cuốn sách: nhan đề, tác giả, thể loại, đề tài, chủ đề, nội dung chính,...

b. Tìm ý

Em có thể tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời những câu hỏi sau:

- Nhan đề của cuốn sách là gì? Sách được viết hoặc xuất bản khi nào?

- Tác giả của cuốn sách là ai? Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả có điều gì đáng chú ý? Tác giả hướng tới đối tượng độc giả nào khi viết cuốn sách này?

- Loại, thể loại; đề tài và chủ đề của cuốn sách là gì?

- Cuốn sách có gì mới mẻ, thú vị về nội dung và nghệ thuật?

- Quan niệm của tác giả về đời sống, con người được thể hiện qua cuốn sách như thế nào?

- Vì sao nên đọc, tìm hiểu về cuốn này?

c. Lập dàn ý

Sắp xếp các ý đã tìm được thành dàn ý của bài viết

- Mở bài: Giới thiệu nhan đề, tác giả và một số thông tin ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, năm xuất bản, đối tượng độc giả của cuốn sách.

- Thân bài:

+ Nêu thông tin về loại, thể loại; đề tài và chủ đề của cuốn sách.

+ Trình bày những điểm mới nổi bật về nội dung và nghệ thuật của cuốn sách.

+ Trình bày quan niệm của tác giả về đời sống, con người và thông điệp chính mà tác giả muốn gửi đến độc giả.

- Kết bài: Nêu ngắn gọn hiệu quả tác động, giải thích rõ lí do vì sao nên đọc, tìm hiểu về cuốn sách.

Bên cạnh những nội dung cơ bản như đã nêu trong dàn ý, có thể bổ sung những ý khác mà em thấy cần thiết và có sức thuyết phục đối với người đọc

Giới thiệu cuốn sách Mắt sói - mẫu 1

Nhà văn có thể thu hút được độc giả nhí không nếu trong tác phẩm vắng bóng phù thuỷ, siêu nhân, vắng bóng những cuộc giao chiến nảy lửa, những phép thuật biến hoá khôn lường? Daniel Pennac - một trong những tác giả viết cho thiếu nhi đương đại Pháp được yêu thích nhất - đã biến điều không tưởng ấy thành sự thực chỉ bằng Mắt sói - cuốn tiểu thuyết nhỏ xinh, trong trẻo như một bông hoa bé xíu giữa khu rừng văn học của con trẻ luôn bạt ngàn yêu ma và đao kiếm.

Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam ở vườn bách thú nọ. Cả hai câm lặng nhìn nhau chỉ bằng một con mắt duy nhất từ ngày này qua ngày khác. Chính cách giao tiếp kỳ lạ ấy đã đưa họ lần ngược dòng thời gian trở về với ký ức xa xưa của bạn mình. Sau cuộc hành trình theo đường mắt ấy, họ nhận ra mình không cô độc, họ tin nhau, có nhau và... “clic!” cùng mở to mắt để ngắm nhìn thế giới xung quanh đầy người thân, bè bạn.

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của Mắt sói là những cuộc phiêu lưu mang đậm màu sắc cổ tích của hai nhân vật chính. Hãy làm theo cách của chú bé Phi Châu, nhắm một mắt và nhìn thật sâu vào con ngươi hình hắc hoả của Sói Lam. Lửa mắt sẽ đưa bạn tới tận vùng Bắc cực xa xôi băng giá, nơi có gia đình Sói Lam với mẹ sói Hắc Hỏa, em sói Ánh Vàng, Sói Xám em họ, năm anh em sói, bố Đại Sói... nơi có những cuộc đi săn kỳ thú với những luật lệ riêng “bầy sói có nguyên tắc chỉ ăn tuần lộc ốm” và có cả những cuộc trốn chạy hoảng loạn trước bầy người săn trộm. Khác với Sói Lam, Phi Châu lại đến từ một vùng đất nóng rợn người, quanh năm chỉ có cát, nắng và gió - Châu Phi Vàng, rồi sau đó là Châu Phi Xám, Châu Phi Xanh dần dần hiện ra theo bước chân lang thang của cậu bé. Thế nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì Mắt sói dễ bị nhầm lẫn với một cuốn phim về thế giới động vật. Điều đọng lại sâu sắc hơn cả trong mỗi trang truyện là nềm tin và sự đồng cảm giữa muôn loài trong thế giới rộng lớn này. Nếu như Phi Châu có tài kể chuyện cho người ta mơ ước thì Daniel Pennac có tài viết văn khiến người đọc, đặc biệt là các em nhỏ biết tin và yêu hơn cuộc sống quanh mình.

Mắt sói giống như một khối rubich, mặt này là những điều ngộ nghĩnh có thể khiến các em tròn xoe mắt hay khúc khích cười, nhưng mặt khác lại khiến người lớn chúng ta khó có thể bỏ qua. Con người là gì nhỉ? Kẻ “có hai chân và một khẩu súng”, kẻ “cái gì cũng ăn”, kẻ “có hai bộ da, một bộ da trần trụi, chẳng có lông, còn bộ thứ hai là lông sói của chúng ta” và “con người là một nhà sưu tập”. Định nghĩa nào về con người của mẹ sói Hắc Hoả cũng khiến ta phải khẽ cúi đầu và đi nhanh hơn khi có dịp đưa con vào thăm vườn thú.

Với những nét đặc sắc trên, Mắt sói thực sự là câu chuyện đầy xúc động về tình cảm gia đình, tình anh em cũng như sự cưu mang đùm bọc không toan tính giữa người với người. Tất cả được thể hiện bằng một văn phong trong sáng, giàu chất thơ và lối kể chuỵện giản dị, lôi cuốn của Daniel Pennac. Mong rằng, mỗi cuốn Mắt sói sẽ là một cậu bé Phi Châu ngày ngày hiện hữu trong nhà bạn để kể chuyện cho bạn nghe, giúp bạn biết mơ ước, biết nhìn nhận, suy ngẫm và tin yêu.

Giới thiệu cuốn sách Mắt sói - mẫu 2

Mắt sói là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Đa-ni-en Pen-nắc. Hôm nay tôi sẽ cùng các bạn khám phá về tác phẩm đặc sắc này nhé.

Khi Sói Lam và Phi Châu nhắm một mắt lại và nhìn vào sâu thẳm trong mắt nhau, Phi Châu đã nhìn thấy cuộc đời của Sói Lam trước khi bị bắt vào sở thú. Sói Lam được sinh ra ở vùng Bắc cực lạnh giá, có mẹ là Sói Hắc Hỏa, cùng với sáu người anh em, trong đó có em Sói Ánh Vàng. Vào một đêm nọ, toán thợ săn lại tìm để bắt gia đình Sói. Vì bản tính tò mò muốn biết con người trông ra sao nên Sói Ánh Vàng đã trốn mẹ và anh em rồi đến nơi dựng lều của toán thợ săn. Sói Lam đêm đó chợt tỉnh giấc, vội vã đuổi theo em mình. Đến nơi, nó thấy Ánh Vàng đang bị nhốt trong lưới còn con người đang reo hò mừng rỡ vì bắt được nó. Sói Lam chỉ còn cách xông lên cắn đứt lưới nhốt Ánh Vàng để cho em chạy còn mình thì bị bắt thay em. Và cứ thế Sói Lam bị đưa đến các vườn thú trong suốt mười năm qua. Khi Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu, nó thấy được cuộc sống lang thang đây khổ cực của cậu bé. Phi Châu đến từ châu Phi nóng nực và khô cằn. Do chiến tranh xảy ra, cậu phải xa gia đình của mình và đi theo gã Toa lái buôn. Từ đây cậu kết bạn được với chú lạc đà tên Hàng Xén. Nhưng rồi một buổi sáng nọ, Hàng Xén bị bán đi ở một nơi nào đó trong thành phố còn cậu bị bán cho Vua Dê và trở thành một người chăn dê và cừu. Nhờ vào trí thông minh của mình cùng với sự yêu thương động vật, cậu đã trở thành một người chăn dê và cừu giỏi, được Vua Dê giữ lại làm việc hai năm. Cậu còn kết bạn được với Báo, trở thành đôi bạn thân thiết không tách rời và được Báo giúp chăn dê cùng cừu.

Giới thiệu cuốn sách Mắt sói - mẫu 3

Trong số những tác phẩm tôi đã từng đọc, Mắt sói chính là truyện mà tôi thích nhất. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cùng nghe về tác phẩm này nhé!

Đa-ni-en Pen-nắc sinh năm 1944, là nhà văn lớn người Pháp. Thời thơ ấu ông đã theo gia đình sống ở Châu Âu, châu Á, châu Phi. Trải nghiệm phong phú từ cuộc sống luôn chuyển dịch ấy đã trở thành chất liệu quan trọng trong sáng tác của ông sau này. Ông thành công với nhiều thể loại: tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, truyện tranh, kịch bản Phim.......Một số tác phẩm nổi tiếng của ông đã được dịch sang tiếng Việt: Cún bụi đời (1982), Mắt sói (1984) .... Trong đó tác phẩm Mắt sói là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Mắt sói là tiểu thuyết gồm bốn chương. Chương 1 kể về cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé tên là Phi Châu và Sói Lam ở vườn bách thú. Chương 2 là mạch truyện về nhân vật Sói Lam. Chương 3 chuyển sang mạch truyện về nhân vật Phi Châu. Chương 4 kể về việc gia đình Phi Châu chuyển đến thành phố và cha Bia được làm việc trong sở thú. Đoạn trích dưới đây nằm ở chương 2 và chương 3 của tác phẩm Mắt sói.

Mở đầu đoạn trích là chương 2 với tên chủ đề cùng với tên của tác phẩm Mắt sói. Mở đầu là hình ảnh đôi mắt của cậu bé Phi Châu: một con mắt vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen. Đôi mắt lấp lánh ấy trông như cậu đang ngắm nhìn một ngọn đèn trong đêm, say xưa ngắm nhìn trong cảnh vật đêm tối đó. Mọi thứ như đều biến mất trước mắt cậu, chỉ còn lại duy nhất một điều đó là mắt sói. Tác giả đã dùng từ như để thể hiện cảm nhận của cậu bé khi mọi thứ đều dồn vào đôi mắt đó, đôi mắt càng lúc như càng to hơn, càng tròn hơn. Và được so sánh như một tuần trăng úa trên bầu trời bầu trời trống trải. Thường thì nhắc tới vầng trăng người ta hay nghĩ ngay đến vầng trăng tròn sáng ngời, thế nhưng ở đây tác giả lại so sánh với tuần trăng úa. Phải chăng trong đôi mắt kia còn chất chứa một nỗi buồn không nói nên lời. Trong đôi mắt ấy quan trọng nhất chính là con ngươi, một con ngươi màu đen và dường như nó cảm nhận được điều đó bỗng lóe lên một tia sáng khủng khiếp. Cậu bé có cảm nhận ánh nhìn đó sáng bừng lên như ngon hắc hỏa. Ngọn hắc hỏa là ngọn lửa sáng rực và sáng hơn rất nhiều lần so với lửa bình thường.

Sói mẹ chẳng thèm để ý tới cậu bé mà lướt nhìn những đứa con của mình. Cậu bé có rất nhiều sự liên tưởng đối với con ngươi của con sói nào là ngọc hắc hỏa, sắc cầu vồng... cậu còn nghĩ đến màu lông của năm con sói con hệt quầng hung đỏ. Mỗi con lại mang cho mình một màu sắc riêng, con thì xanh con thì vàng và nổi bật lên là hai con Sói Lam và Ánh Vàng.

Ở đoạn tiếp theo Ánh Vàng muốn nhìn thấy những điều mới mẻ và lạ lẫm hơn và đặc biệt đó là cô muốn nhìn thấy con người. Ước muốn đó đã thôi thúc cô quyết định đi để được tận mắt nhìn thấy con người. Và sau đó trở về kể cho mọi người cùng nghe. Khi Sói Lam tỉnh giấc thì Ánh Vàng đã đi cách đó một giờ đồng hồ, có dự cảm chẳng lành lập tức lên đường đi tìm Sói em. Ánh Vàng bị nhốt trong lưới, đang cố gắng cắn vào chỗ trống để thoát. Sói Lam đã dùng hết sức tung bay trên làn không khí bỏng rát bên trên ngọn lửa, trên những con người, bay trên cả bao lưới, dùng răng cắn đứt phăng sợi dây để cứu Sói em. Sói Lam ra sức kêu gào bảo Ánh Vàng chạy đi. Sói Lam đúng là một người anh trai, yêu thương em, ra sức bảo vệ em gái. Ánh Vàng đã chạy thoát được thì Sói Lam bất ngờ bị một gã to như gấu quật ngã, đầu óc như muốn nổ tung. Sói Lam là một nhân vật dũng cảm, gan dạ, yêu thương và bảo vệ em gái của mình hết sức.

Nếu như ở chương 2 nói về Mắt Sói thì ở chương này tác giả đã viết về Mắt Người. Mở đầu là hàng loạt những câu hỏi được đặt ra trong đầu của Sói Lam khi nhắc về cậu bé Phi Châu. Cái tên thật đặc biệt và cậu bé lại từ một vùng khác đến nên dễ bị mọi người trêu chọc và bắt nạt. Đôi mắt của cậu bé chuyển động như một ánh sáng vụt tắt và có cảm giác như một đường hầm bị sập dưới lòng đất. Đôi mắt của cậu bé như trầm đi và trong đôi mắt ấy có gì đó khó nói, chưa thể nói ra ngay được. Cậu bé đã kể cho Sói Lam nghe câu chuyện của mình, coi Sói Lam như một người bạn để chia sẻ câu chuyện của bản thân.

Ở đoạn cuối của đoạn trích xuất hiện hình ảnh con lạc đà tên là Hàng Xén. Con lạc đà này cậu bé rất yêu quý. Cậu bé mất hàng giờ để đi tìm Hàng Xén nhưng không thấy. Cậu bé lo lắng đi hỏi khắp nơi về con lạc đà nhưng chẳng thấy tăm tích con lạc đà đâu. Cậu đi hỏi đến nỗi làm cho Vua Dê nổi cáu, nhắc nhở cậu bé ở đây để chăn cừu và dê chứ không phải để đi tìm con lạc đà đó. Phi Châu rất lo lắng và mong muốn tìm lại được con lạc đà mà mình yêu quý nhưng dường như điều đó là không thể.

Phi Châu đã chăn cừu cho Vua Dê được tròn hai năm và đó là một điều khá bất ngờ và ngạc nhiên vì không ngờ lại được lâu như vậy. Cậu bé là một người chăn cừu tốt. Chỉ một điều đơn giản như vậy thôi cũng đủ hiểu lí do vì sao cậu đã chăn đàn cừu được lâu như vậy, không ai có thể được lâu như vậy. Cậu bé chăn cừu bằng hết tâm lòng của mình, hiểu rõ về đàn cừu, hiểu cả những nguy hiểm rình rập đàn cừu nào là sư tử hay báo rình ăn thịt, cậu đã tính toán được cả vừa đưa ra những ý tưởng cho Vua Dê. Phi Châu là cậu bé ngoan ngoãn, tốt bụng, yêu động vật, hiểu được chúng. Phi Châu đã có màn trò chuyện với Báo hết sức đặc biệt, Báo rất háo hức nên đã lắng nghe cậu bé. Cậu bé đã hết lòng khen ngợi báo là một tay săn tuyệt vời. Báo và Phi Châu đã trò chuyện như hai người bạn ngồi nói rõ chuyện chăn cừu. Phi Châu đã đưa ra lời đề nghị với Báo để trở thành những người bạn thân thiết, cùng nhau chăn cừu và hai nhân vật đã thành những người bạn thân thiết, không thể tách rời nhau.

Mắt sói là một tác phẩm hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả đã miêu tả rất chi tiết hai hình ảnh đó là mắt người và mắt sói, đi sâu vào từng chi tiết của hai hình ảnh này. Qua tác phẩm cũng cho chúng ta cảm nhận được tình anh em của Sói Lam và Ánh Vàng, tình bạn thân thiết của Phi Châu và Báo, tình cảm thân thiết và không thể tách rời.

Giới thiệu cuốn sách Mắt sói - mẫu 4

Mắt sói là tác phẩm mới nhất viết cho thiếu nhi của tác giả Daniel Pennac. Cuốn tiểu thuyết dày hơn 100 trang kể về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Sói Lam và Phi Châu tại một vườn bách thú nọ. Cả hai đăm đắm nhìn nhau bằng một mắt từ ngày này qua ngày khác. Và diệu kỳ thay, mỗi con mắt là một con đường đưa người kia trở lại với quá khứ của bạn mình. Từ những ngày lang thang qua Châu Phi Vàng, Châu Phi Xám, Châu Phi Xanh của cậu bé Phi Châu tới những cuộc trốn chạy triền miên trước bọn săn trộm của gia đình Sói Xám tại quê hương Bắc cực, tất cả đều hiện lên sống động, ly kỳ. Ở cuối mỗi con đường nhiều buồn hơn vui ấy, họ gặp lại gương mặt của nhau, bởi lẽ, họ đã trở thành bạn thân, và cùng nhau mở to mắt để ngắm nhìn những người thân yêu đang xum vầy.

Nét đặc sắc nổi bật của Mắt sói là cách kể chuyện đầy sáng tạo của Pennac : ý tưởng mới lạ, cốt truyện lồng ghép, sự di chuyển điểm nhìn, văn phong trong sáng. Bên cạnh đó, có thể nói Mắt sói là câu chuyện của những đối cực, vừa hài hước, ngộ nghĩnh, nhẹ nhàng vừa sâu sắc, đau đớn, mất mát. Có lẽ vì vậy mà nhiều người tin rằng đây sẽ là cuốn sách có thể ru trẻ ngủ nhưng cũng khiến người lớn phải ngỡ ngàng vì chiều sâu triết lý..

Nhận định về tác phẩm, có độc giả cho rằng, Daniel Pennac" đã dệt nên một câu chuyện kỳ diệu, bí ẩn và chắc chắn không dễ quên...một câu chuyện độc đáo về tình bạn đầy xúc động, cam đảm và ngày càng sâu đậm giữa một con sói trong vườn thú với một chú bé lang thang có tên Phi Châu. Đồng thời, đây còn là câu chuyện về sức mạnh của việc kể chuyện và những câu chuyện

Giới thiệu cuốn sách Mắt sói - mẫu 5

"Mắt sói" là một tác phẩm văn học nổi tiếng của tác giả Đa-ni-en Pen-nắc, một nhà văn người Mỹ gốc Ấn Độ. Cuốn sách đã gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả bởi cách viết sâu sắc và tinh tế của tác giả.

"Mắt sói" kể về câu chuyện của một cô gái trẻ tên là Kavita, người đã trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời và phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Cuốn sách đưa độc giả vào cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của Kavita, từ những ngày thơ ấu đầy mơ mộng, đến những nỗi đau và nỗi buồn của tuổi trẻ, và cuối cùng là sự trưởng thành và tự tìm kiếm hạnh phúc.

Tác giả đã tạo nên một câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa, thông qua việc mô tả chân thực về cuộc sống, tình yêu, sự hy vọng và niềm tin. Bằng cách viết lời văn trôi chảy và tinh tế, Đa-ni-en Pen-nắc đã khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách.

"Mắt sói" không chỉ là một câu chuyện về cuộc sống của một cô gái, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật mang đầy tâm hồn và sự sâu lắng. Cuốn sách đã góp phần làm nên tên tuổi của tác giả và trở thành một trong những tác phẩm văn học ấn tượng của thế kỷ 21.

Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách đầy cảm xúc và ý nghĩa, "Mắt sói" chắc chắn là một lựa chọn tuyệt vời. Hãy bắt đầu hành trình khám phá và trải nghiệm cùng với Kavita, để cảm nhận sự sâu lắng và tinh tế mà tác giả đã đưa vào từng trang sách.

Giới thiệu cuốn sách Mắt sói - mẫu 6

Trong số những tác phẩm tôi đã từng đọc, Mắt sói của nhà văn Đa-ni-en Pen-nắc chính là truyện mà tôi thích nhất. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cùng nghe về tác phẩm này nhé!

Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam ở vườn bách thú nọ. Cả hai câm lặng nhìn nhau chỉ bằng một con mắt duy nhất từ ngày này qua ngày khác. Chính cách giao tiếp kỳ lạ ấy đã đưa họ lần ngược dòng thời gian trở về với ký ức xa xưa của bạn mình. Sau cuộc hành trình theo đường mắt ấy, họ nhận ra mình không cô độc, họ tin nhau, có nhau và... “clic!” cùng mở to mắt để ngắm nhìn thế giới xung quanh đầy người thân, bè bạn.

Khi Sói Lam và Phi Châu nhắm một mắt lại và nhìn vào sâu thẳm trong mắt nhau, Phi Châu đã nhìn thấy cuộc đời của Sói Lam trước khi bị bắt vào sở thú. Sói Lam được sinh ra ở vùng Bắc cực lạnh giá, có mẹ là Sói Hắc Hỏa, cùng với sáu người anh em, trong đó có em Sói Ánh Vàng. Vào một đêm nọ, toán thợ săn lại tìm để bắt gia đình Sói. Vì bản tính tò mò muốn biết con người trông ra sao nên Sói Ánh Vàng đã trốn mẹ và anh em rồi đến nơi dựng lều của toán thợ săn. Sói Lam đêm đó chợt tỉnh giấc, vội vã đuổi theo em mình. Đến nơi, nó thấy Ánh Vàng đang bị nhốt trong lưới còn con người đang reo hò mừng rỡ vì bắt được nó. Sói Lam chỉ còn cách xông lên cắn đứt lưới nhốt Ánh Vàng để cho em chạy còn mình thì bị bắt thay em. Và cứ thế Sói Lam bị đưa đến các vườn thú trong suốt mười năm qua. Khi Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu, nó thấy được cuộc sống lang thang đây khổ cực của cậu bé. Phi Châu đến từ châu Phi nóng nực và khô cằn. Do chiến tranh xảy ra, cậu phải xa gia đình của mình và đi theo gã Toa lái buôn. Từ đây cậu kết bạn được với chú lạc đà tên Hàng Xén. Nhưng rồi một buổi sáng nọ, Hàng Xén bị bán đi ở một nơi nào đó trong thành phố còn cậu bị bán cho Vua Dê và trở thành một người chăn dê và cừu. Nhờ vào trí thông minh của mình cùng với sự yêu thương động vật, cậu đã trở thành một người chăn dê và cừu giỏi, được Vua Dê giữ lại làm việc hai năm. Cậu còn kết bạn được với Báo, trở thành đôi bạn thân thiết không tách rời và được Báo giúp chăn dê cùng cừu.

Mắt sói là một tác phẩm hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả đã miêu tả rất chi tiết hai hình ảnh đó là mắt người và mắt sói, đi sâu vào từng chi tiết của hai hình ảnh này. Qua tác phẩm cũng cho chúng ta cảm nhận được tình anh em của Sói Lam và Ánh Vàng, tình bạn thân thiết của Phi Châu và Báo, tình cảm thân thiết và không thể tách rời.

Giới thiệu cuốn sách Mắt sói - mẫu 7

"Mắt Sói" là một tác phẩm văn học của nhà văn Daniel Pennac, kể về cuộc đời của Sói Lam và Phi Châu. Sói Lam được sinh ra ở vùng Bắc Cực lạnh giá, cùng với mẹ Sói Hắc Hỏa và sáu người anh em, trong đó có Sói Ánh Vàng. Vào một đêm, đám thợ săn tìm để bắt gia đình sói. Vì bản tính tò mò, Sói Ánh Vàng trốn mẹ và anh em để đi xem con người. Sói Lam tỉnh giấc và đuổi theo em mình đến nơi đó, và phát hiện ra em bị bắt trong lưới. Sói Lam chỉ còn cách cắn đứt lưới để em chạy còn mình thì bị bắt. Từ đó, Sói Lam bị đưa đến các sở thú trong suốt mười năm qua. Khi Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu, cậu bé đến từ Châu Phi, do chiến tranh nên đã phải rời xa gia đình và đi theo lão Toa lái buôn. Trong hành trình này, cậu kết bạn với chú lạc đà Hàng Xén. Tuy nhiên, một buổi sáng, Hàng Xén bị bán đi và Phi Châu bị bán cho Vua Dê và trở thành người chăn dê và cừu. Nhờ vào trí thông minh và sự yêu thương động vật, Phi Châu trở thành một người chăn dê và cừu giỏi, được Vua Dê giữ lại làm việc hai năm. Cậu còn kết bạn được với Báo, trở thành đôi bạn thân thiết không tách rời. Qua câu chuyện của Sói Lam và Phi Châu, tác phẩm "Mắt Sói" đã lên án sự tàn ác của con người đối với các loài động vật và gửi gắm thông điệp về tình yêu thương và sự đoàn kết.

Giới thiệu cuốn sách Mắt sói - mẫu 8

Đa-ni-en Pen-nắc, một tác giả lớn của nền văn học Pháp, ra đời vào năm 1944, đã trải qua một cuộc sống rất đa dạng về địa lý khi lớn lên trong một gia đình di cư qua Châu Âu, châu Á và châu Phi. Những trải nghiệm phong phú từ những môi trường khác nhau này đã trở thành nguồn cảm hứng quý báu cho tác phẩm của ông sau này. Ông đã ghi danh với nhiều thể loại văn học như tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, truyện tranh và kịch bản phim. Những tác phẩm nổi tiếng của ông đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt, như "Cún bụi đời" (1982), "Mắt sói" (1984), với "Mắt sói" là một trong những tác phẩm tiêu biểu và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

"Mắt sói" là một tiểu thuyết đầy ấn tượng, với cấu trúc gồm bốn chương. Chương 1 mở đầu với cuộc gặp gỡ đầy bí ẩn giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam trong vườn bách thú. Chương 2 và chương 3 liên tục khám phá về nhân vật Sói Lam và Phi Châu, mỗi chương đều rút ra những câu chuyện sâu sắc về cuộc sống và cảm xúc của họ. Trong chương 2, tác giả mô tả chi tiết về đôi mắt đặc biệt của Phi Châu, với một con mắt vàng tròn xoe, một biểu tượng của sự bí ẩn và nỗi buồn khó nói. Trong chương 3, sự tập trung dồn vào những suy tư, cảm xúc và hoài bão của Phi Châu, một cậu bé đầy tình cảm và sự hiểu biết về thế giới xung quanh.

Mỗi trang của "Mắt sói" đều rộng lớn với những hình ảnh sâu sắc và tình cảm, như một cuộc phiêu lưu vào thế giới tâm hồn của nhân vật. Sói Lam, với tình yêu và sự bảo vệ dành cho em gái Ánh Vàng, là biểu tượng của tình anh em không thể phai mờ. Trái lại, Phi Châu và Báo thể hiện một mối quan hệ bạn bè thân thiết, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống.

Ngoài ra, tác giả cũng tạo ra những nhân vật phụ đầy màu sắc, như con lạc đà Hàng Xén, mang lại một lớp thêm sâu sắc cho câu chuyện. Sự chăm sóc và tận tụy của Phi Châu với đàn cừu, cũng như cuộc trò chuyện đặc biệt giữa anh và Báo, là minh chứng cho một tâm hồn nhân từ và hiểu biết.

"Mắt sói" không chỉ là một câu chuyện, mà còn là một hành trình khám phá về tình bạn, tình anh em và sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Đây thực sự là một tác phẩm văn học đáng để đọc và suy ngẫm.

Giới thiệu cuốn sách Mắt sói - mẫu 9

Đa-ni-en Pen-nắc, một nhà văn tài năng người Pháp, sinh ra vào năm 1944 và sở hữu một cuộc sống đa vùng đất ấn tượng từ Châu Âu, Châu Á đến Châu Phi trong suốt thời thơ ấu. Sự phong phú và đa dạng của những trải nghiệm trong cuộc sống đã trở thành nguồn cảm hứng quý báu cho tác phẩm của ông sau này. Ông đã gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực văn học như tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, truyện tranh, và kịch bản phim.

Trong số những tác phẩm nổi tiếng của ông được dịch sang tiếng Việt, có thể kể đến "Cún bụi đời" (1982) và "Mắt sói" (1984). Trong đó, "Mắt sói" đứng là một tác phẩm tiêu biểu của ông, đã thu hút sự chú ý và được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

"Mắt sói" là một tiểu thuyết được chia thành bốn chương. Chương đầu tiên mô tả cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Phi Châu, một cậu bé, và Sói Lam tại vườn bách thú. Chương thứ hai tập trung vào việc khám phá về nhân vật Sói Lam, trong khi chương thứ ba là về Phi Châu. Chương cuối cùng tái hiện việc gia đình Phi Châu chuyển đến thành phố và cha của cậu được làm việc tại sở thú.

Trích đoạn dưới đây đến từ chương hai và ba của "Mắt sói".

Bắt đầu với chương hai, tác giả tạo ra một bức tranh về Mắt Sói, kết hợp với tên của tác phẩm. Mô tả về đôi mắt của Phi Châu, một mắt vàng, tròn xoe, với một con ngươi màu đen ở giữa, tạo ra một hình ảnh lấp lánh như ngắm nhìn một tia sáng trong đêm đen tối. Mọi thứ trước mắt dường như biến mất, chỉ còn lại Mắt Sói. Từ ngôn từ sử dụng, chúng ta cảm nhận được sự ám ảnh của đôi mắt này, như một đường hầm đen tối, lấp lánh một cách sâu sắc. Tác giả còn so sánh đôi mắt này với một tuần trăng úa, một cách mô tả không chỉ sự sáng rực mà còn nỗi buồn đậm sâu. Mắt Sói không chỉ là nơi chứa đựng một cảm xúc, mà còn là điểm nhấn của sự kỳ lạ và khó nói của Phi Châu.

Sói mẹ không quan tâm đến Phi Châu, chỉ quan sát con cái của mình. Tuy nhiên, đối với Phi Châu, mỗi con sói đều mang một sắc màu riêng, tạo ra một cảm giác bất thường, hấp dẫn. Một số ý tưởng, như màu lông của các con sói, thể hiện sự sáng tạo và tương tác giữa con người và thiên nhiên.

Ở chương ba, chúng ta được chứng kiến Mắt Người qua lời tường thuật của Sói Lam. Tâm trạng và sự tò mò về Phi Châu được Sói Lam thể hiện qua những dòng suy tư sâu sắc. Đôi mắt của Phi Châu không chỉ là một cảm xúc đơn giản, mà còn là một bí ẩn, khó lý giải. Bằng cách này, tác giả tạo ra một bức tranh về mối quan hệ đầy màu sắc giữa con người và thế giới tự nhiên xung quanh.

Cuối cùng, hình ảnh của Hàng Xén, con lạc đà, nổi lên như một biểu tượng cho sự mất mát và hy vọng. Nỗ lực của Phi Châu trong việc tìm kiếm Hàng Xén, mặc dù vô ích, nhưng lại thể hiện lòng trung thành và tình yêu thương của cậu bé đối với động vật. Điều này cũng cho thấy tính nhân văn và sự tận tụy của Phi Châu, không chỉ trong việc chăm sóc đàn cừu mà còn trong việc tạo ra mối quan hệ với thế giới xung quanh, kể cả với các sinh vật khác nhau.

"Mắt sói" không chỉ là một câu chuyện về mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, mà còn là một hành trình khám phá về bản chất con người qua những mối quan hệ và trải nghiệm sống. Tác phẩm này đưa ra những câu hỏi sâu sắc về tự nhiên và con người, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Giới thiệu cuốn sách Mắt sói - mẫu 10

Daniel Pennac, tên thật là Daniel Pennacchioni, là một nhà văn vĩ đại người Pháp sinh vào năm 1944. Tuổi thơ của ông đã trôi qua trong những chuyến di cư giữa châu Âu, châu Á và châu Phi cùng gia đình. Cuộc sống đa dạng và phong phú trong những môi trường khác nhau đã trở thành nguồn cảm hứng quan trọng cho sự sáng tạo của ông sau này. Daniel Pennac đã gặt hái thành công trong nhiều thể loại văn học như tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, truyện tranh và kịch bản phim. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như "Cún Bụi Đời" (1982), "Mắt Sói" (1984) đã được dịch ra tiếng Việt và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ độc giả.

"Mắt Sói" là một tiểu thuyết gồm bốn chương, mỗi chương đề cập đến một khía cạnh của câu chuyện phức tạp này. Chương 1 khởi đầu bằng cuộc gặp gỡ đầy kỳ lạ giữa cậu bé tên Phi Châu và Sói Lam trong vườn thú. Chương 2 và chương 3 xoay quanh cuộc sống và suy tư của hai nhân vật chính, Sói Lam và Phi Châu. Cuối cùng, chương 4 kể về cuộc sống mới của gia đình Phi Châu khi họ chuyển đến thành phố và cha cậu làm việc tại sở thú.

Trong đoạn trích được trích dẫn, chương 2 và 3 của "Mắt Sói" tạo ra hai hình ảnh đặc biệt là Mắt Sói và Mắt Người. Tác giả sử dụng ngôn từ sinh động để miêu tả chi tiết về đôi mắt đặc biệt của Phi Châu và suy nghĩ sâu xa của Sói Lam về cuộc gặp gỡ này. Sự tương tác giữa hai nhân vật làm nổi bật tình anh em, tình bạn thân thiết và sự hiểu biết đan xen trong câu chuyện.

Ngoài ra, tác phẩm cũng đề cập đến mối quan hệ giữa Phi Châu và các sinh vật khác như lạc đà Hàng Xén và con báo. Sự hiểu biết sâu sắc và tình cảm của cậu bé dành cho các loài vật đã tạo nên những mảng kỳ diệu trong câu chuyện.

"Mắt Sói" không chỉ là một câu chuyện giải trí mà còn là một tác phẩm sâu sắc về tình bạn, sự hiểu biết và sự đồng cảm giữa con người và thế giới tự nhiên. Daniel Pennac đã tạo ra một thế giới đầy màu sắc và độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

1 1,298 04/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: