TOP 10 mẫu Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước (2024) SIÊU HAY

Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước lớp 8 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 3,161 30/07/2024


Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước

Đề bài: Nghị luận về một vấn đề đời sống: vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của học sinh đối với cộng đồng.

Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Việc hiểu biết rõ lịch sử là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo của mỗi quốc gia, cũng như trong xây dựng, bồi dưỡng nhân cách của mỗi cá nhân. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, nó có vai trò trong việc bồi đắp lòng yêu nước và thể hiện ý thức trách nhiệm của học sinh đối với cộng đồng.

Lịch sử như là văn hóa, nghệ thuật phục vụ một mục đích thực tế không chỉ trên cơ sở thẩm mỹ mà còn là mức độ hiểu biết của con người. Những câu chuyện hay là những câu chuyện khám phá cuộc sống thực của con người và xã hội đã như thế nào, và chúng gợi lên suy nghĩ về những con người ở những nơi và thời khác. Những giá trị thẩm mỹ và nhân văn khiến con người nỗ lực tái tạo quá khứ xa xôi, không còn tồn tại ngày nay. Khám phá những gì mà nhà sử học đôi lúc gọi là “quá khứ của quá khứ” – cách mà những người xưa đã sống – cho ta thấy ý thức về cái đẹp và niềm vui, và sau cùng là một góc nhìn khác về cuộc sống và xã hội loài người. Đồng thời, nó cũng cung cấp bằng chứng về cách các quốc gia tương tác với các xã hội khác, cung cấp những quan điểm từ nhiều đất nước, thiết yếu cho các công dân có trách nhiệm. Ngoài ra, hiểu rõ lịch sử sẽ giúp chúng ta hiểu về những thay đổi hiện tại và tương lai sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người đang như thế nào và những nguyên nhân liên quan để từ đó có thể phát huy truyền thống vốn có, lòng yêu nước của tất cả mọi người.

Hơn cả, nó giúp hiểu rõ cội nguồn ông bà, tổ tiên, làng xã, nguồn gốc dân tộc mình; để biết tổ tiên, ông cha đã sống và làm việc như thế nào để tạo nên đất nước hiện tại để từ đó biết trân trọng những gì mình đang có; biết ơn những người đã thành công, và cũng biết phải làm gì cho đất nước.

Vì vậy, mỗi học sinh chúng ta, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy phát huy ý thức, trách nhiệm của bản thân dành cho tập thể, cộng đồng. Ngoài việc tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, chúng ta có thể tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa,... nhằm thể hiện tinh thần yêu nước.

Lòng yêu nước ẩn náu trong trái tim và biểu hiện qua hành động. Mỗi cá nhân khi hiểu rõ lịch sử nước nhà, chúng ta sẽ càng thấu hiểu hơn sự hi sinh mất mát của thế hệ trước đã đánh đổi để có được cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Vì vậy, cuộc sống có trở nên tốt đẹp, nền hòa bình dân tộc có trở nên bền vững, đất nước có lớn mạnh hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng ta làm hôm nay, nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.

Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước (mẫu 2)

Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những hành vi đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn, và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào trải qua những cuộc chiến tranh ác liệt, đương đầu với các cường quốc mạnh gấp nhiều lần song nhờ có lòng yêu nước nên dân tộc Việt Nam đã kiên cường đấu tranh giữ nước, bảo vệ bản sắc dân tộc, quyết không làm nô lệ của dân tộc khác.

Lòng yêu nước luôn gắn liền với yêu dân tộc và có ý thức cộng đồng, được bộc lộ qua những tình cảm, hành động cụ thể đó là: lòng yêu thương đồng bào, hành động chia sẻ, giúp đỡ "thương người như thể thương thân", biết yêu những thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa. Trong thời chiến, lòng yêu nước được thể hiện qua lớp lớp cha anh chiến sĩ xông pha chiến trường hy sinh mạng sống để bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc. Ở thời bình, yêu nước là yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội, phấn đấu xây dựng và bảo vệ đất nước tươi đẹp. Có lòng yêu nước sẽ giúp con người ta hướng đến những giá trị tốt đẹp; có khát vọng vươn lên để xây dựng đất nước phồn vinh thịnh vượng. Tuy nhiên trong xã hội vẫn tồn tại những thành phần mang tư tưởng cực đoan, chống phá Đảng và Nhà nước, bôi nhọ danh dự của lãnh đạo làm ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân.

Chính vì vậy, những con người yêu nước cần sáng suốt để không bị kẻ gian lợi dụng, luôn củng cố lòng yêu nước của mình, cùng chung tay lan tỏa lòng yêu nước đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ.

Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước (mẫu 4)

Lòng yêu nước hiểu đơn giản là yêu quê hương, đất nước, dân tộc, hiểu nghĩa cụ thể hơn là tình yêu đối với lịch sử, lãnh thổ, văn hóa truyền thống dân tộc, tình cảm ấy thiêng liêng, sâu sắc không thể đem so sánh với bất cứ thứ tình cảm nào khác.

Nếu không có cha anh gây dựng đất nước và bảo vệ sau bao cuộc chiến tranh, nghĩa là ta không có quê hương, không có gia đình và cũng không có chúng ta. Có một đất nước tươi đẹp cho ta được sống như ngày hôm nay chính nhờ lòng yêu nước của các anh hùng liệt sĩ, những người đã hy sinh xương máu mà đắp nên hình hài đất nước. Ngày nay yêu nước là tôn trọng lịch sử, có ý thức tìm hiểu và lan truyền những giá trị tốt đẹp của đất nước, chăm chỉ học tập, rèn luyện, hoàn thành nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với đất nước.

Bên cạnh đó phải có tinh thần đoàn kết, thương yêu mọi người, luôn tuân thủ luật pháp, chấp hành các quy định, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước đề ra. Những người xuyên tạc lịch sử, những kẻ tham nhũng hối lộ, những tên tội phạm chính trị chống phá chủ trương của Đảng và Nhà nước chính là những kẻ không yêu nước.

Nhờ có lòng yêu nước, mỗi con người đều trở nên ý nghĩa với gia đình, xã hội và đất nước, mọi việc làm, suy nghĩ đều hướng về mục đích chung đưa đất nước sánh vai cường quốc năm châu. Việc cần làm của chúng ta đó là luôn gìn giữ và phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn đó, không để cho các thế lực thù địch có cơ hội phá tan "thế trận lòng dân" mà ta đã gây dựng từ bao đời nay.

Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước (mẫu 5)

Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.

Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.

Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước (mẫu 6)

Khi bàn về lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm. Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của con người Việt Nam. Yêu nước luôn gắn với tinh thần trách nhiệm, yêu nước là cùng gánh vác nhiệm vụ của non sông, đất nước, yêu nước là hành động vì Tổ quốc, đất nước ấy. Trong thời chiến, biểu hiện của lòng yêu nước chính là sự dũng cảm, hi sinh, xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì bờ cõi lãnh thổ.

Suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã phải trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm mới thoát khỏi ách nô lệ, giành lại độc lập, tự do. Giá trị của lịch sử cũng được hình thành và khẳng định trong quá trình đoàn kết đấu tranh bền bỉ, kiên cường đó.

"Giá trị lịch sử" là nguồn gốc hình thành nền văn hóa, là cội nguồn của con người, là những truyền thống quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại và được kế thừa phát huy qua từng thế hệ. Giá trị lịch sử làm nên giá trị dân tộc bởi mỗi quốc gia có một quá trình dựng nước và giữ nước khác nhau. Giá trị lịch sử được thể hiện ở quá trình gây dựng đất nước của ông cha ta, là niềm tự hào của dân tộc khi chiến thắng giặc ngoại xâm để bảo vệ nước nhà. Truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" đã lí giải nguồn gốc sinh ra của con người. Chính vì vậy, Bác Hồ đã nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước". Trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã có rất nhiều anh hùng phải hy sinh để đổi lấy hòa bình đất nước. Lịch sử đấu tranh hào hùng trong quá khứ và những trang sử đang được viết tiếp trong cuộc sống hiện đại chính là niềm tự hào của mỗi dân tộc, là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Nhờ có lịch sử mà con người biết trân trọng cuộc sống hiện tại hơn.

Thế nhưng trong xã hội hiện nay vẫn còn rất nhiều người không biết coi trọng lịch sử, không biết trân trọng cuộc sống hiện tại hay có tư tưởng phản động, dẫn đến những cái nhìn sai trái, lệch lạc về lịch sử dân tộc. Do vậy, mỗi cá nhân chúng ta cần phải biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế.

Lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm là cần thiết cho mọi thời đại chứ không phải một thời điểm hay khoảnh khắc, phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần trách nhiệm là phát huy văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước (mẫu 7)

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước. Chúng ta có truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Hiện tại, toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm xây dựng đất nước và giữ gìn nền hòa bình dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một dòng chảy xuyên suốt qua lịch sử dân tộc và ngày càng lớn mạnh hơn.

Lòng yêu nước là tình cảm cần phải có trong mỗi con người. Nếu mỗi người đều có lòng yêu nước, nghĩa là chúng ta tiếp nối truyền thống của dân tộc, nghĩa là chúng ta tiếp tục tiếp nhận và duy trì nguồn sức mạnh của dân tộc, sống đúng với đạo nghĩa và truyền thống của dân tộc từ xưa đến nay.

Sống có lòng yêu nước sẽ làm giàu đẹp thêm cho tâm hồn của mỗi người. Người có lòng yêu nước sẽ được mọi người xung quanh trân trọng, nể phục. Chính tình yêu nước là yếu tố khơi bừng lý tưởng sống, khát vọng sống và cống hiến của con người. Bảo vệ đất nước, làm cho đất nước giàu đẹp trở thành niềm tự hào của con người, nhất là đối với tuổi trẻ, những con người giàu nhiệt huyết, năng động, sáng tạo. người sống vì đất nước, vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội luôn được người khác yêu quý, ca ngợi và tôn vinh.

Mỗi người đều yêu nước, góp một phần dù nhỏ bé để xây dựng đất nước, đem lại lợi ích cho đất nước, cho cộng đồng, làm quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, lớn mạnh. Đất nước là một ngôi nhà chung. Đất nước có bình yên và lớn mạnh hay không chính là do mỗi cá nhân biết xây dựng.

Nếu cá nhân không có lòng yêu nước, nghĩa là không tiếp nối truyền thống của dân tộc, sống ngoài dòng chảy chung của muôn người, tâm hồn người đó sẽ trở nên khô khan. Người không có lòng yêu nước sẽ trở nên lạc lõng với những người xung quanh. Đó là những người ích kỷ, không muốn góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những người như thế thật đáng lên án.

Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển, rất cần công sức xây dựng, đóng góp của mỗi cá nhân dành cho cộng đồng. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đạt nhiều thành tựu rực rỡ, từng bước đưa đất nước đi lên. Quá trình hợp tác, giao lưu, buôn bán với các nước được xúc tiến mạnh mẽ. Quá trình mở cửa hội nhập với thế giới ngày càng tốt đẹp. Để tiếp tục phát huy những thành tựu và giá trị đó, rất cần sự đóng góp của toàn thể nhân dân, đặc biệt là tuổi trẻ ngày nay. Hơn lúc nào hết chúng ta cần lòng yêu nước, hơn nữa còn cần biến nhận thức thành hành động.

Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng tuổi trẻ tích cực, năng động và yêu nước, vẫn còn có một số người đã và đang có những nhận thức và hành động không đúng đắn, thiếu trách nhiệm với đất nước. Nhiều bạn trẻ vẫn tỏ thái độ thờ ơ, bàng quan, trước những vấn đề trọng đại của đất nước. Họ cho đó là chuyện “quốc gia đại sự”, chuyện của những người làm nhiệm vụ chuyên trách, không liên quan đến mình. Hay một vài người hiện nay trở nên lúng túng không biết nên làm thế nào để thể hiện lòng yêu nước trước hoàn cảnh của quốc gia, dẫn đến những hành động sai trái, thiếu suy nghĩ.

Trong thời đại ngày nay, khi nền hoà bình dân tộc và độc lập của đất nước đã được kiên cố, thể hiện tình yêu sâu đậm đối với đất nước, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về lòng yêu nước, nuôi dưỡng tình yêu nước trong chính tâm hồn mình và thúc đẩy lòng yêu nước ở những người xung quanh.

Lòng yêu nước ẩn náu trong trái tim và biểu hiện qua hành động. Mỗi cá nhân phải có lòng yêu nước và hãy hành động vì đất nước. Cuộc sống có trở nên tốt đẹp, nền hòa bình dân tộc có trở nên bền vững, đất nước có lớn mạnh hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng ta làm hôm nay, nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.

Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước (mẫu 8)

Cuộc sống hiện đại không cho phép chúng ta sống trong quá khứ, nhưng không thể phủ nhận rằng quá khứ là nền tảng quan trọng định hình đời sống hiện tại của chúng ta. Giá trị lịch sử không chỉ là một bức tranh tĩnh về quá khứ, mà còn là nguồn cảm hứng và bài học cho tương lai.

Lịch sử là kho tàng vô tận, gợi nhắc chúng ta nhìn nhận quá khứ với tư duy trân trọng và biết ơn. Những giá trị lịch sử, những tư tưởng cốt lõi được ông cha ta chế ngự qua những cuộc đấu tranh khốc liệt, là nguồn động viên và sức mạnh cho sự trường tồn của mỗi quốc gia.

Truyền thống quý báu của dân tộc, được giá trị lịch sử lưu giữ, là nền tảng để truyền đạt cho thế hệ trẻ. Mỗi hành động, quyết định của ông cha ta trong quá khứ là những bước chân đường lối cho con đường phát triển của chúng ta. Đặc biệt, truyền thống yêu nước nồng nàn đã chứng minh sức mạnh đoàn kết khi giặc đến nhà, làm cho "đàn cũng đánh".

Ngày nay, giá trị lịch sử không chỉ là câu chuyện về quá khứ, mà còn là thước đo của niềm tự hào dân tộc. Nó giúp chúng ta nhìn nhận về quá khứ, từ đó trân trọng cuộc sống hiện tại và biết ơn với những cống hiến của thế hệ đi trước.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, có nguy cơ mất mát những giá trị cốt lõi khi con người bỏ qua lịch sử. Sự hiểu biết thiếu về quá khứ có thể dẫn đến những suy nghĩ sai lệch về lịch sử dân tộc. Việc này đòi hỏi sự phê phán những người không chịu tìm hiểu và đánh giá đúng giá trị của lịch sử nước nhà.

Mỗi cá nhân chúng ta có trách nhiệm giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc. Đồng thời, chúng ta cần có tinh thần tự tìm hiểu, học hỏi lịch sử nước nhà, để có thể giữ vững lòng yêu nước và đối mặt trước mọi thách thức từ các thế lực thù địch.

Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước (mẫu 9)

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Nó không những không bị mai một đi mà ngày càng được phát huy một cách mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong xã hội hiện nay. Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn.

Có thể nói, tình yêu nước được thể hiện với muôn hình vạn trạng. Ở mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh khác nhau thì tình yêu nước lại có những biểu hiện ngời sáng khác nhau. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giot lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời.

Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.

Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ. Sức mạnh ấy giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết.

Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Bản thân là những người trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.

Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn là cái nôi chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai.

Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước (mẫu 10)

Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.

Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.

1 3,161 30/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: