Soạn bài Chiếc lá đầu tiên - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Chiếc lá đầu tiên Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 3,795 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Chiếc lá đầu tiên

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Kỉ niệm nào về mái trường khiến bạn xúc động nhất? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó?

Trả lời:

- Kỉ niệm về mái trường khiến em xúc động nhất chính là khoảnh khắc diễn ra lễ trưởng thành của mình tại mái trường THPT. Đó là thời khắc cô hiệu trưởng chia sẻ và đọc lời tuyên bố trưởng thành và khoảnh khắc đó chính là lúc em nhận ra, em sẽ thực sự phải lớn rồi. Khoảnh khắc khiến bản thân nuối tiếc và nhận ra thực tại đó khiến em nhớ mãi không bao giờ quên.

* Đọc văn bản

1.Suy luận: Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ đầu?

Trả lời:

- Hai dòng thơ đầu nhắc đến sự chảy trôi của thời gian và kí ức.

2.Liên hệ: Khổ thơ này gợi trong bạn cảm xúc gì về ngôi trường của mình?

Trả lời:

- Khổ thơ như tia điện giúp dòng xúc cảm của quá khứ cấp THCS đã ngủ yên nay lại trỗi dậy trong em. Là những kỉ niệm về ngôi trường cấp 2 đầy hoài bão, đã chấp cánh cho ước mơ cho em trên một chặng đường cấp 3 hoàn toàn mới lạ. Đồng thời, gợi nhắc về công ơn thầy cô để em biết trân trọng, cố gắng và nỗ lực hơn trên chặng đường tương lai của mình.

3.Tưởng tượng: Bạn hình dung thế nào về cảnh được miêu tả trong đoạn thơ này?

Trả lời:

- Cảnh được miêu tả trong đoạn thơ như một bức tranh sống động với sự xuất hiện của những tà áo dài trắng, những mái tóc dài, những tiếng cười vui, những phấn, những bảng và cả những vui buồn hờn giận của tuổi học trò mới lớn, cả những được mất sau những bài học thấm đượm yêu thương và thực tế. Tất cả như một bức tranh thu nhỏ tuổi thơ em đã từng trải qua.

4.Suy luận: Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện qua khổ thơ này?

Trả lời:

- Chủ thể trữ tình thể hiện nỗi nhớ, thái độ hoài niệm và xót xa về những kỉ niệm tưởng chừng đã qua nay sống lại trong tiềm thức khiến chủ thể trữ tình không khỏi xuyến xao, bâng khuâng và tiếc nuối về những kí ức thời còn đi học hồn nhiên, trong sáng. - - Chủ thể trữ tình là một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và hoài niệm, chan chứa yêu thương và luôn trân quý những gì đã thuộc về quá khứ.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Chiếc lá đầu tiênVăn bản đề cập đến cảm xúc nuối tiếc, bâng khuâng của tác giả khi hồi tưởng kí ức tuổi học trò dưới mái trường qua khung cảnh vật quen thuộc thân thương. Bày tỏ sự trân quý với thời gian học sinh hồn nhiên, thơ mộng.

Soạn bài Chiếc lá đầu tiên - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Theo bạn, các từ ngữ “một người”, “tôi” (dòng 16), “anh” (các dòng thơ khác) trong bài thơ chỉ những ai? Cách sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

- Từ “một người”:

+ Chủ thể trữ tình

+ Một học sinh nhất định.

- Từ “tôi” có thể chỉ chủ thể trữ tình.

- Từ “anh” có thể chỉ chủ thể trữ tình.

=> Việc tác giả sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy nhằm mục đích:

+ Tránh sự lặp lại từ ngữ trong các câu thơ.

+ Tạo sự bất ngờ, thú vị đối với người đọc.

+ Gợi sự liên tưởng và bỏ ngỏ đáp án với người đọc.

Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

 Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời:

- Khổ 3:

+ Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”.

=> Tác dụng: nhấn mạnh dòng cảm xúc bất chợt ùa về đầy bối rối và xúc động của tác giả khi những mạch kỉ niệm nơi mái trường cũ chợt ùa về.

- Khổ 4: Biện pháp điệp từ - “nỗi nhớ” được lặp lại ba lần

=> Tác dụng: nhấn mạnh mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm là “nỗi nhớ” về kí ức đã xa.

- Khổ 6:

+ Biện pháp điệp cấu trúc - “Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”.

=> Tác dụng: Khẳng định về sự chảy trôi của thời gian và những sự kiện đã đi vào dĩ vãng xưa cũ.

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ: “mùa hoa mơ” chỉ mùa xuân; “mùa hoa phượng” chỉ mùa hạ.

=> Tác dụng: Miêu tả sự chảy trôi của thời gian và luân hồi của tạo hóa cùng với hiện thực tuổi tác của chủ thể trữ tình, khi còn học sinh là hoa mơ của mùa xuân, khi hiện thực là hoa phượng của mùa hạ.  

Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ 5.

Trả lời:

- Tác dụng câu đối thoại ở khổ 5:

+ Nhằm bày tỏ sâu thẳm nỗi nhớ, nhấn mạnh chủ thể của nỗi nhớ là mái trường, thầy cô, bạn bè và những kỉ niệm.

+ Gợi liên tưởng cho người đọc về một không gian lớp học hồn nhiên tiếng cười và những tiết học nhân văn sâu sắc.

Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

 Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: 

+ Yêu dấu.

+ Bâng khuâng.

+ Nhớ.

+ Xúc động.

+ Xôn xao.

+ Yêu.

- Mạch cảm hứng chủ đạo xuyên suốt tác phẩm: nỗi nhớ.

- Đối tượng của nỗi nhớ: Kí ức tuổi học trò dưới mái trường mến yêu.

Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

 Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ?

Trả lời:

- Hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ là hình ảnh ẩn dụ.

- “Chiếc lá buổi đầu tiên” ẩn dụ cho thời gian và kỉ niệm, là tình yêu, là tình bạn và tâm hồn mộng mơ của tuổi mới lớn.

Câu 6 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Bài thơ gợi lên trong bạn những kỉ niệm hoặc những suy nghĩ gì về tuổi học trò?

Trả lời:

- Bài thơ như đánh vào thực tại tuổi học trò của em, cho em những cảm xúc mà có lẽ nếu như không đọc bài thơ thì sau này khi đã trưởng thành và rời xa mái trường THPT em sẽ hoài niệm và nuối tiếc mãi. Quả thực, tuổi học trò rất đáng quý, đáng trân trọng và đáng nhớ. Em sẽ sống hết mình với tuổi trẻ này để sau này khi nhìn lại sẽ không phải nói hai tiếng “giá như”.

Bài tập sáng tạo

Hãy sử dụng một trong những cách sau đây: ngâm thơ, đọc diễn cảm, hoạt cảnh sân khấu hóa, vẽ tranh, phổ nhạc,... để thể hiện cách cảm nhận của mình về bài thơ.

Trả lời:

Ví dụ:

Soạn bài Chiếc lá đầu tiên - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)Soạn bài Chiếc lá đầu tiên - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài thơ:

Tuổi học sinh

Tuổi học trò rồi cũng sẽ qua đi
Xin giữ lại tháng năm trong lưu bút
Tạm biệt nhé sân trường đầy hoa phượng
Những kỉ niệm vương vấn với thời gian

Ve sầu ơi kêu chi mà kêu mãi
Khúc nhạc buồn hay khúc nhạc chia ly
Tôi tự nhủ nếu thời gian có thể
Xin cho tôi giữ lại tuổi học trò

Trường xưa

Ngôi trường ấy một thời tôi đã sống
Thời gian ơi xin trở lại một lần
Để nơi đó nghe gió buồn se tóc
Cát cuộc đời chưa che lấp hương xưa
Đây góc sân. Tôi nhớ, một cơn mưa
Làm rơi rụng những lá vàng cuối hạ
Xin yêu thương cho đời không xa lạ
Gắn tâm hồn bằng mảnh vỡ con tim
Đây! Xa xăm, ai dõi mắt đi tìm
Môi không thắm vì niềm vui hay hờn dỗi
Nơi cuối phố tiếng lòng đang vẫy gọi
Và gọi hoài cho cháy nát cả tim ta…!

Ôi màu hoa một thời ta ám ảnh
Còn ám ảnh nào cho đời còn lại của ta không?
Mây giăng giăng. Đêm không trăng
Hoa vẫn khóc cho đời thêm nước mắt
Khóc chi nữa màu hoa đêm cổ tích
Thời yêu thương là cổ tích mà thôi
Dù hương xưa không phải quá xa xôi
Nhưng thời gian có bao giờ trở lại!

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tây Tiến

Soạn bài Dưới bóng hoàng lan

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 15

Soạn bài Nắng mới

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

1 3,795 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: