Soạn bài Bình ngô đại cáo - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Bình ngô đại cáo Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 4,323 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Bình ngô đại cáo

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bạn biết những tác phẩm nào trong văn học Việt Nam gắn với các sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc? Hãy kể tên tác phẩm và tác giả.

Trả lời:

- Một số tác phẩm văn học gắn với các sự kiện trọng đại:

+ Nam Quốc Sơn Hà

+ Bình Ngô Đại Cáo

+ Hịch Tướng Sĩ…

* Đọc văn bản

1.Suy luận: Tác giả nêu ra quan niệm về nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Mục đích tác giả nêu quan niệm nhân nghĩa:

+ Khẳng định tư tưởng lớn của quốc gia dân tộc

+ Lấy dân làm gốc

+ Lấy việc an yên của dân làm cốt lõi của sự phát triển đất nước.

2.Theo dõi: Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác gì trên đất nước ta?

Trả lời:

- Những tội ác giặc Minh đã gây ra trên đất nước ta là:

+ “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”

+ “Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

+ “Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế”

+ “Gây binh kết oán trải hai mươi năm”

+ “Nặng thuế khóa

+ Bại nhân nghĩa

+ Ép xuống biển dòng lưng mò ngọc

+ Đem lên núi đãi cát tìm vàng

+ Vét sản vật

+ Tàn hại côn trùng cây cỏ…

3.Dự đoán: Dựa vào những hình ảnh ở cuối đoạn 3a (“Nhân dân…lấy ít địch nhiều”), bạn hãy dự đoán về diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

- Các hình ảnh ở đoạn cuối phần 3a:

+ “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cờ phấp phới”

+ “Tướng sĩ một lòng phụ từ”

=> Thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân, toàn quân quyết đánh đuổi giặc ngoại xâm.

+ “Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh”

+ “Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”

=> Thể hiện sách lược tài tình, mưu trí hơn người.

- Những hình ảnh trên như sự dự báo về chiến thắng vang dội trước sự đoàn kết toàn dân và trí tuệ anh tài của quân và dân nước Nam thời bấy giờ.

4.Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b?

Trả lời:

- Khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b là chiến thắng vang dội, khí thế ngút trời, vẻ vang và bùng nổ như sự gột rửa sạch những chà đạp, những nhục nhã mà giặc Minh khi xâm lược đất nước ta đã gây ra.

5.Suy luận: So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này có gì khác biệt?

Trả lời:

- Giọng văn nghị luận ở các đoạn 1,2,3,4:

+ Uất nghẹn, căm phẫn

+ Thái độ quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.

- Giọng văn nghị luận ở đoạn 5:

+ Sự tự hào, tự tôn

+ Sự phấn khởi, hào hứng trước một kỉ nguyên mới tốt đẹp của dân tộc.

+ Gột rửa sạch sẽ những tủi hổ và đắng cay.

+ Khẳng định về sự vững bền muôn đời.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Bình ngô đại cáoVăn bản là bài luận lên án tố cáo tội ác tàn bạo, dã man của giặc Minh khi sang xâm chiếm đất nước ta, cùng với đó là sự khẳng định tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc. Văn bản như lời tuyên ngôn chủ quyền của đất nước thời điểm bấy giờ.

 Soạn bài Bình ngô đại cáo - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Xác định hoàn cảnh ra đời, mục đích viết của bài cáo. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận?

Trả lời:

- Hoàn cảnh ra đời: Bình Ngô đại cáo ra đời sau khi đánh thắng giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua.

- Mục đích viết của bài cáo: tuyên bố cho toàn thể nhân dân được biết về sự kiện trọng đại của dân tộc, đất nước: sự thắng lợi công cuộc kháng chiến chống giặc Minh.

- Dấu hiệu nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận:

+ Thể loại văn bản: thể Cáo– một trong những thể văn nghị luận cổ thời xưa.

+ Có hệ thống luận điểm, lí lẽ rõ ràng và dẫn chứng thuyết phục để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Trả lời:

- Em đồng ý với nhận định: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo.

- Tác phẩm ra đời với mục đích: tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi.

=>Vì vậy văn bản này có thể được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.

- Tính chất tuyên ngôn ấy được tác giả thể hiện rất rõ trong phần mở đầu:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

=> Sự độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt đã được xác định rất rõ qua:

+ “có nền văn hiến lâu đời; ranh giới, lãnh thổ đã được phân chia rõ ràng; có phong tục tập quán riêng ở mỗi vùng; có vua, có truyền thống lịch sử lâu đời sánh ngang với các nước”.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Chứng minh “nhân nghĩa” trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ nối kết như thế nào với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài cáo?

Trả lời:

- “Nhân nghĩa” trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo.Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ kết nối với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài.

+ Nguyễn Trãi vừa tiếp thu, vừa kế thừa quan niệm “nhân nghĩa” theo nghĩa gốc của Nho gia. Tác giả khắng định “nhân nghĩa” cốt yếu là lấy dân làm gốc, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân bằng cách diệt trừ bạo ngược, diệt trừ kẻ ác, những kẻ đi ngược lại với nguyên lí “nhân nghĩa”.

+ Sau khi nêu ra tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cho thấy những hành động của quân Minh hoàn toàn trái ngược với điều này trong phần 2 (Vì tư tưởng Nho giáo mà nhà Minh sử dụng trong hệ thống chính trị).

+ Sang phần 3a và 3b, Nguyễn Trãi cho thấy sự chính nghĩa đã giúp cho nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng.

+ Phần 4, Nguyễn Trãi có thể khẳng định Xã tắc từ đây vững bền/ Giang sơn từ đây đổi mới chính là nhờ vào sự nhân nghĩa mà ông và nghĩa quân Lam Sơn theo đuổi.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Dựa vào bố cục của văn bản, hãy tóm tắt các luận điểm chính trong bài cáo và nhận xét về cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả. (Có thể dùng lời, bảng biểu hay sơ đồ tư duy).

Trả lời:

Các luận điểm chính trong bài cáo:

- Luận điểm 1: Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc.

- Luận điểm 2: Tội ác trời không dung, đất không tha của giặc Minh.

- Luận điểm 3: Nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi.

- Luận điểm 4: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa giúp giữ gìn và xây dựng đất nước.

=> Nhận xét: Cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm có mục đích, có dụng ý đảm bảo tính logic và hướng đến mục tiêu của bài viết.

Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Phân tích cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong phần 1 hoặc phần 2 của bài cáo.

Trả lời:

* Phân tích cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng của tác giả trong phần 1:

- Luận điểm: Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Lí lẽ: Đại Việt là một nước văn hiến, có lịch sử lâu đời.

+ Bằng chứng: có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán riêng ở mỗi dân tộc, có các triều đại lịch sử Việt Nam và các anh hùng hào kiệt đã bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.

=> Lí lẽ và bằng chứng đã đi liền với nhau. Bằng chứng được đưa ra cụ thể, ngay kề lí lẽ để làm sáng rõ, góp phần chứng minh cho luận điểm.

* Phân tích cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng của tác giả trong phần 2:

- Luận điểm: Tội ác trời không dung, đất không tha của giặc Minh.

+ Lí lẽ: “Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa”.

+ Bằng chứng: tội ác trời không dung, đất không tha “Nướng dân đen... Tan tác cả nghề canh cửi”.

=> Lí lẽ và bằng chứng đã đi liền với nhau. Bằng chứng được đưa ra cụ thể, ngay kề lí lẽ để làm sáng rõ, góp phần chứng minh cho luận điểm.

Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

 Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự (lược thuật về sự việc) với nghị luận trong phần 3a (hoặc phần 3b) của bài cáo.

Trả lời:

Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự (lược thuật về sự việc) với nghị luận trong phần 3b:

- Yếu tố tự sự: Kể lại những chiến công lừng lẫy của nghĩa quân Lam Sơn và sự thảm hại, bại trận của quân Minh dưới chân ta.

- Yếu tố nghị luận: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn và tư tưởng ấy đã giúp nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng.

=> Như vậy, có thể thấy rằng, trong phần này, yếu tố tự sự đã được dùng để làm bằng chứng, dẫn chứng để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm (tức yếu tố nghị luận)

Câu 7 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Cách sử dụng từ ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (liệt kê, đối, ẩn dụ, thậm xưng,...) trong việc xây dựng hình ảnh, tạo nhịp điệu ở bài cáo có tác dụng biểu cảm như thế nào?

Trả lời:

- Liệt kê: liệt kê những tội ác mà bọn giặc ngoại xâm đã gây ra với dân tộc Đại Việt và người đọc cảm nhận sự khốn khổ của nhân dân và sự tàn ác, bạo ngược của giặc.

- Tiểu đối: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương; 

+ Đối lập giữa sự nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn và sự tàn ác, ngang ngược của quân Minh.

+ Sự chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn và sự thất bại thảm hại của quân nhà Minh

+ Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc, sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn, của dân tộc Đại Việt.

- Ẩn dụ: làm cho câu văn giàu hình ảnh, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

=>Tất cả góp phần tạo nên sự biểu cảm, hấp dẫn trong việc việc xây dựng hình ảnh, tạo nhịp điệu ở bài cáo. Từ đó, khiến cho bài nghị luận không còn trở nên khô khan, vưa hợp tình hợp lí, vừa thuyết phục độc giả.

Câu 8 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn. Theo bạn, việc xem Bình Ngô đại cáo là một “thiên cổ hùng văn” có thích đáng không? Vì sao?

Trả lời:

- Sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn:

+ Đoạn 1: Hùng hồn, khẩu khí, mang tính khẳng định.

+ Đoạn 2: Xót thương cho nhân dân, căm phẫn trước tội ác của giặc.

+ Đoạn 3: Đanh thép, tự hào.

+ Đoạn 4: Khiêm tốn, tự hào, vui mừng.

- Theo em, việc xem Bình Ngô đại cáo là một “thiên cổ hùng văn” hoàn toàn thích đáng, bởi:

+ Yếu tố “thiên cổ”: đây là một văn bản khẳng định chủ quyền của Đại Việt, tương đương với bản tuyên ngôn độc lập của một đất nước.

+ Yếu tố “hùng văn”: là âm hưởng hào hùng trong một áng văn chính luận.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Thư Lại Dụ Vương Thông (Tái Dụ Vương Thông Thư)

Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44

Soạn bài Dục Thúy Sơn

Soạn bài Nguyễn Trãi – Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

1 4,323 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: