Soạn bài Dục Thúy Sơn - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Dục Thúy Sơn Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 1,190 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Dục Thúy Sơn

-        Nguyễn Trãi  -

* Sau khi đọc

Nội dung chính Dục Thúy SơnVăn bản vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lòng cảm hoài của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy.

Soạn bài Dục Thúy Sơn - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

Trả lời:

- Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp thơ mộng hữu tình như chốn bồng lai tiên cảnh.

- Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ: hoa sen, bóng tháp hình trâm ngọc, ...

+ Phép đối: đối lập giữa phù  trụy (nổi và rơi).

=>Vẻ đẹp ở đây được cảm nhận theo phương thẳng đứng.

+ Miêu tả cảnh hoa sen nổi trên mặt nước, từ đó tiếp tục phát triển nội dung, cho đó là tiên cảnh giữa chốn nhân gian.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?

Trả lời:

- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh: “Tháp ảnh trâm thanh ngọc/ Ba quang kính thúy hoàn”

+ So sánh bóng tháp như chiếc trâm ngọc xanh, ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc.

=> Tác dụng: nhấn mạnh và làm nổi bật sự miêu tả, tăng thêm sự liên tưởng cho cảnh vật, từ đó gửi gắm thông điệp về vẻ đẹp của núi Dục Thúy.

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến nỗi nhớ quan Trương Thiếu bảo.

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đặt chân đến núi Dục Thúy và có bài dấu kí được khắc trên tháp ở đây.

=> Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Trả lời:

- Hình ảnh tạo ấn tượng nhất với tôi trong tác phẩm là “cảnh tiên sa xuống cõi trần”. Gợi liên tưởng về một thế giới đẹp đến mơ hồ như trốn hư không, không có thực. Một thế giới mà con người chưa từng đặt chân đến khiến người ta tò mò hơn, thích thú hơn và khao khát liên tưởng và cảm nhận.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Nguyễn Trãi – Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Soạn bài Ôn tập trang 58

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 59

1 1,190 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: