Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 34 Tập 1 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 34 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 1,546 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 34 Tập 1

Bài giảng Ngữ văn lớp 10 Tập 1 Soạn bài Ôn tập trang 34

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung và điền vào phiếu học tập được kẻ vào vở theo mẫu sau:

Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 34 Tập 1 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Văn bản

Các đặc điểm chính

Thần Trụ trời

Prô-mê-tê và loài người

Cuộc tu bổ lại các giống vật

Không gian, thời gian

Thuở ấy, chưa có thế gian, chưa có muôn vật và loài người

Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo

Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp

Đá thành núi hoặc đảo

Đất thành gò , thành đống

Thế gian chỉ có các vị thần

Mặt đất mênh mông nhưng vắng vẻ

Lúc sơ khởi, trước khi tạo ra con người

Nhân vật

Thần Trụ trời

Prô-mê-tê, Ê-pi-mê-tê, U-ra-nôx, Gai-a, con người,..

Ngọc Hoàng, ba vị Thiên Thần, chó, vịt, các loài chim khác,..

Cốt truyện

Thần Trụ trời tạo ra trời đất

Sự ra đời của con người và vạn vật

Nguồn gốc của các con vật

Nhận xét chúng

Không gian,

thời gian

 Cả ba tác phẩm đều lấy bối cảnh trước khi tạp ra vạn vật. Thần Trụ trời là lúc trời đất chưa được tạo ra. Hai văn bản còn lại cùng là trước khi tạo tạo con người, muôn loài

Nhân vật

 Các nhân vật chính đều là những nhân vật trong trí tưởng tượng của con người, mang yếu tố kỳ ảo: Thần Trụ trời, Prô-mê-tê, Ngọc Hoàng, Ba vi Thiên thần

Cốt truyện

 Đều nói về nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong thần thoại có những điểm nào khác so với các thể loại truyện dân gian bạn đã học 

Trả lời:

- Không gian, thời gian:

+ Bối cảnh trong truyện thần thoại thường khá rộng lớn, thường là hình ảnh thế giới, vũ trụ, một đất nước, thiên nhiên.

+ Bối cảnh truyện dân gian thường là hình ảnh cuộc sống của nhân dân trong phạm vi làng xóm, rộng hơn thì là quần xã, đât nước

- Nhân vật:

+ Truyện thần thoại: nhân vật chính thường là những vị thần.

+ Truyện dân gian: nhân vật thường là người nông dân, cùng với đó sẽ là tiên nữ, yêu quái hoặc các con vật được nhân hóa một các gần gũi, giản dị

- Cốt truyện:

+ Truyện thần thoại: thường là sử dụng những yếu tố kỳ ảo, vượt giới hạn của loài người để giải thích về nguồn gốc của vữ trụ, vạn vật hay các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, lũ lụt, băng tuyết.

+ Truyện dân gian: thường là những bài học về đạo đức, cách làm người trong cuộc sống và nội dung thường hướng đến cuộc sống của người dân

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Hãy kể lại một trong những truyện thần thoại mà bạn đã học và nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện đó

Trả lời:

Truyện Thánh Gióng

Nhân vật chính: Thánh Gióng

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà vợ đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Nhận xét: Nhân vật đươc xây dựng dựa trên những hình ảnh và chi tiết thôn quê Bắc Bộ quen thuộc, dễ dàng giúp người đọc liên tưởng. Từ đó hình ảnh nhân dân cùng nhau đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm được khắc họa rất sinh động dựa trên hình ảnh đại diện Thánh Gióng – Đức Thánh Phù Đổng Thiên Thiên Vương.

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Kẻ vào vở sơ đồ theo mẫu sau và điền những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 34 Tập 1 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 34 Tập 1 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

a) Qua bài học này, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể?

b) Khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể, bạn cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:

a. Qua bài học này, tôi thấy được trước khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

- Xác định được mục đích nói, đối tượng nghe, không gian và thời gian nói.

- Lập dàn ý.

- Luyện tập, trình bày một cách khoa học

b. Cần lưu ý:

- Chuẩn bị: đọc trước truyện mà người nói sẽ giới thiệu, chuẩn bị trước những ý cần trao đổi, chuẩn bị giấy bút.

- Lắng nghe, nắm bắt thông tin, ghi những câu hỏi, ý kiến muốn trao đổi.

- Trao đổi, nhận xét, đánh giá

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 35

Soạn bài Đăm Săn Chiến Thắng Mtao Mxay

Soạn bài Gặp Ka-Ríp và Xi-La

Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 50

1 1,546 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: