Soạn bài Hương Sơn Phong Cảnh - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Hương Sơn Phong Cảnh Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
- Soạn bài Hương Sơn phong cảnh (hay nhất)
- Nội dung chính Hương Sơn phong cảnh
- Tác giả tác phẩm: Hương Sơn phong cảnh
- Tóm tắt Hương Sơn phong cảnh
- Bố cục Hương Sơn phong cảnh
Soạn bài Hương Sơn Phong Cảnh
- Chu Mạnh Trinh -
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.
Trả lời:
Đà Nẵng – thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Không phải tự nhiên mà người ta lại gọi nó với cái tên đầy tuyệt vời như thế. Đà Nẵng được thiên nhiên tạo hóa ưu ái cho với sự trù phú của biển cả, sự xanh thẳm của núi đồi và cả những món đặc sản có một không hai. Biển Đà Nẵng trong xanh mát mẻ, sóng vỗ rì rào và vô cùng thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Bên cạnh sự ưu ái của thiên nhiên, em ấn tượng với Đà Nẵng hơn cả các vùng du lịch khác mình đã từng đặt chân tới đó chính là sự mến khách của những con người nơi dải đất miền Trung nắng gió. Có lẽ, đó chính là sự tuyệt đối mà Đà Nẵng ghi dấu ấn trong lòng khách du lịch.
* Đọc văn bản
1. Theo dõi: Lưu ý tìm những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.
Trả lời:
- Từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn:
+ ''Ao ước bấy lâu nay". Đây là một cảm xúc mong ngóng, háo hức, thái độ chờ đợi và đạt được ý muốn.
+ Thể hiện cảm xúc mong ước tột cùng của tác giả.
2. Tưởng tượng: Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?
Trả lời:
- Hình dung về phong cảnh Hương Sơn:
+ Thấy được Hương Sơn như toát lên một vẻ đẹp tuyệt trần trên thế gian, cảnh đẹp như ở chốn tiên.
+ Bàn tay con người điêu khắc, tạo hình với sự long lanh của đá ngũ sắc và có độ sâu thăm thẳm.
3. Theo dõi: Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.
Trả lời:
- Mỗi dòng có số tiếng được sắp xếp theo thứ tự 7/8-7/8-6
- Cách ngắt nhịp : câu 1 và câu 4 nhịp 3/4. Câu 2 nhịp 3/3/2. Câu 4 nhịp 3/2/3. Câu 5 nhịp 2/2/2
- Cách kết thúc bài thơ như là một cảm xúc hòa mình và không gian yên bình, không gian của Phật Giáo với tiếng niệm của các thiền sư.
* Sau khi đọc
Nội dung chính Hương Sơn Phong Cảnh: Bài thơ giới thiệu về cảnh đẹp ở Hương Sơn đầy lôi cuốn và hấp dẫn, ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Xác định bố cục bài thơ.
Trả lời:
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Bốn câu đầu.
Nội dung: Giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn.
+ Phần 2: Mười câu giữa.
Nội dung: Tả cảnh Hương Sơn đẹo và kì vũ.
+ Phần 3: Năm câu cuối.
Nội dung: Suy nghĩ, tâm niệm của tác giả.
Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.
Trả lời:
- Một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ:
+ “Chốn thần tiên”
+ “Vẻ đẹp kì diệu, độc đáo,”
+ “Rộng lớn, kì vĩ”
+ “Nơi yên bình”.
Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?
Trả lời:
- Chủ thể trữ tình là chủ thể ẩn, chính là tác giả. Ông ẩn mình để cùng cảm nhận vẻ đẹp của Hương Sơn.
- Xuyên suốt bài thơ là là hình ảnh, vẻ đẹp của Hương Sơn kèm theo những xúc cảm, suy niệm của Chu Mạnh Trinh.
Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ
Trả lời:
“Bầu trời, cảnh bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?''
Bốn câu thơ đầu diễn tả cái cảm xúc, cái thú lần đầu đến với Hương Sơn của tác giả. Cụm từ '' ao ước bấy lâu nay'' kết hợp câu hỏi tu từ ''Đệ nhất động hỏi là đây có phải?'' diễn tả một sự bồn chồn háo hức của những người luôn ao ước được đến Hương Sơn
“Vẳng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”.
Không chỉ ngắm nhìn cảnh đẹp Hương Sơn, du khách hay tác giả còn được nghe tiếng chày kinh khiến cho tâm hồn cảm thấy thanh thản, trút bỏ yêu phiền. Cảm xúc lúc này như trầm lại, tĩnh hơn
Khi đến ngắm nhìn hang động, cảm xúc đã nâng lên thành một sự cảm thán trước vẻ đẹp kì diệu của hang
“Nhác trông lên ai khéo vẽ hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”
Những liên tưởng so sánh về nhũ đá trong các hang động biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam: yêu đời, yêu tạo vật, biết đem bàn tay khéo léo tô điểm cảnh trí non sông.
Cảm xúc lúc này như hòa mình vào thiên nhiên cũng không gian của Phật giáo. Chúng ta như thấy hình ảnh đoàn khách vừa đi ngắm cảnh, vừa niệm những câu niệm của nhà Phật. Cảm xúc như đắm chìm, lưu luyến không rời nơi đây để rồi thốt lên ''Càng trông phong cranh càng yêu"'
Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.
Trả lời:
- Hương Sơn là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Bài thơ có thể được sáng tác khi ông tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo ở đây chính là cảm xúc khi tác giả đến đây: ngạc nhiên, thán phục, sững sờ trước cảnh đẹp Hương Sơn
- Với cảm hứng đó, tác giả đã sử dụng ngôn từ cũng như các biện pháp tu từ khác nhau để thể hiện nó như:
+ Điệp từ ''non non, nước nước, mây mây'' cùng câu hỏi tu từ "Đệ nhất động hỏi là đây có phải?''
+ Đảo ngữ kết hợp từ láy ''Thỏ thẻ rừng mai.. Lững lờ khe Yến..''
+ Nghệ thuật nhân hóa ''Chim cùng trái, cá nghe kinh.''
+ Điệp từ ''này'' cùng phép liệt kê'' suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quỳnh”
Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhằm thể hiện sự rộng lớn, đa dạng của cảnh đẹp Hương Sơn và cảm xúc của tác giả, hòa mình vào thiên nhiên nơi đây.
Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.
Trả lời:
+ Cách ngắt nhịp luôn thay đổi. Khi là 2/2 ( Bầu trời cảnh bụt), lúc là 3/2/3 (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay), hoặc chuyển 3/2/2 ( Kìa non non, nước nước, mây mây)
+ Số chữ trong câu cũng tự do như câu 1 có 4 chữ, câu 2, câu 4 và câu 8 có 8 chữ, câu 3,5,6,7 có 7 chữ .Đến câu cuối thì là 6 chữ
+ Giọng điệu, cảm xúc thay đổi : 4 câu đầu : giọng điệu háo hức, 10 câu tiếp: dồn dập phát hiện, chiêm ngưỡng, trong ngạc nhiên, 5 câu cuối : trở lại tĩnh lặng, nghĩ suy
Câu 7 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.
Trả lời:
Tôi đã từng tới rất nhiều vùng đất trên Việt Nam, nhưng nơi để cho tôi nhiều ấn tượng nhất chính là Đà Nẵng – thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Không phải tự nhiên mà người ta lại gọi nó với cái tên đầy tuyệt vời như thế. Đà Nẵng được thiên nhiên tạo hóa ưu ái cho với sự trù phú của biển cả, sự xanh thẳm của núi đồi và cả những món đặc sản có một không hai. Biển Đà Nẵng trong xanh mát mẻ, sóng vỗ rì rào và vô cùng thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Bên cạnh sự ưu ái của thiên nhiên, em ấn tượng với Đà Nẵng hơn cả các vùng du lịch khác mình đã từng đặt chân tới đó chính là sự mến khách của những con người nơi dải đất miền Trung nắng gió. Có lẽ, đó chính là sự tuyệt đối mà Đà Nẵng ghi dấu ấn trong lòng khách du lịch.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo