Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 2,889 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Bước 1: Chuẩn bị nói

Xác định đề tài là xác định tên tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch cụ thể mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể chọn giới thiệu tác phẩm mà mình đã thực hiện bài viết hoặc một tác phẩm khác.

• Các khâu xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói, bạn tiến hành như đã thực hiện ở Bài 1. Bài 6.

• Bước tìm ý của bài nói về cơ bản không khác với buộc tìm ý cho bài viết. Tuy nhiên, với bài nói này, bạn cần ghi lại:

- Tên tác phẩm, tên tác giả, tên nhà xuất bản, năm xuất bản.

- Một số ý về nhân vật, cốt truyện, chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

- Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm và tác dụng của chúng.

- Nhận xét, đánh giá của bạn về tác phẩm.

• Bước lập dàn ý: thực hiện như khi lập dàn ý cho bài viết. Nếu đề tài trùng với đề tài bài viết, bạn có thể tận dụng dàn ý của bài viết. Tuy vậy, vẫn cần chuyển dần ý bài viết thành dàn ý bài nói với các thông tin chuẩn xác để sử dụng khi nói:

- Thông tin về tác phẩm, tác giả, bối cảnh,...

- Tóm tắt cốt truyện: mâu thuẫn, sự kiện gắn với các nhân vật chính, cách giải quyết mâu thuẫn.

- Nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật: người kể chuyện, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ, điểm nhìn,... (truyện ngắn, tiểu thuyết), tính xác thực của sự kiện, chi tiết (truyện kí, hồi kí, du kí,...), mâu thuẫn, xung đột, hành động, lời thoại (kịch),... kết hợp với một số bằng chứng tiêu biểu trong tác phẩm để chứng minh.

- Nêu một số nhận định quan trọng khi đánh giá, nhận xét về tác phẩm.

• Bước luyện tập: thực hiện như ở các bài trước

Bước 2: Trình bày bài nói

Để tăng sức thuyết phục, truyền cảm và tương tác hiệu quả trong khi nói, bạn cần lưu ý:

• Trình bày rõ ràng, mạch lạc, từ tốn và tập trung nhấn mạnh vào những đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; nên triển khai luận điểm ý kiến từ khái quát đến cụ thể.

• Đưa ra lí lẽ và các bằng chứng tin cậy (trích dẫn từ văn bản).

• Sử dụng ngữ điệu linh hoạt, cử chỉ phù hợp, kết hợp sử dụng một số hình ảnh trực quan (nếu có).

• Di chuyển hợp lí trong không gian nói để có tương tác với người nghe, kết hợp tương tác bằng ánh mắt,...

Bước 3: Trao đổi và đánh giá

Trao đổi: Tiến hành như đã thực hiện ở các bài trước.

Đánh giá: Cần tự đánh giá kĩ năng nói và nghe của bạn trong cả vai trò người nói lẫn vai trò người nghe.

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài nói tham khảo

Chiến tranh là một trong những đề tài vốn đã quá quen thuộc với thi nhân. Nhưng trong hình dung của người đọc, chiến tranh thường là những câu chuyện về gian khó, bom đạn và cả cái chết. Nhưng Giang của Bảo Ninh lại cho người đọc biết thêm về một khía cạnh của chủ đề tưởng chừng như đã quá rõ khi đề cập đến tình yêu, cuộc sống và sự gặp gỡ trong chiến trận. Chủ đề của truyện ngắn cũng như hình thức nghệ thuật trong Giang rất chậm rãi, nhẹ nhàng, nhưng khắc khoải, khiến cho người đọc khi tiếp cận nó sẽ phải suy tư, hồi tưởng và nhớ mãi. Đó có lẽ là yếu tố đặc sắc nhất tạo dựng thành công trong truyện ngắn này của nhà văn Bảo Ninh.

      Chủ đề của Giang là sự gặp gỡ và nỗi nhớ của những con người trong chiến tranh. Không giống với hiện thực chiến tranh ở các tác phẩm văn học cách mạng vốn là sự chiến đấu hay anh dũng, hiện thực chiến tranh trong Giang của Bảo Ninh là một hiện thực khác. Đó là một hiện thực với cuộc gặp gỡ thoáng chốc mà nỗi nhớ đến cả đời người, day dứt. Chiến tranh đã chia cắt con người ta, đã chia cắt sự lãng mạn lứa đôi, không cho con người ta ngày gặp lại. Hiện thực ấy cũng rất tàn khốc chẳng kém gì máu và đạn bom nơi chiến trường. Với một chủ đề như vậy, Giang đã thành công để bạn đọc đón nhận.

      Sự thành công của truyện ngắn này không chỉ nằm ở đề tài hay chủ đề mà còn nằm ở hình thức nghệ thuật. Với cách sử dụng các điểm nhìn của người kể chuyện xưng "tôi" - trực tiếp tham gia vào câu chuyện, truyện ngắn trở nên gần gũi hơn khi là lời chia sẻ của người trong cuộc. Người kể chuyện ở đây dẫu "hạn tri" nhưng lại đúng là bản chất của con người trong cuộc sống hiện thực - không bao giờ biết được tất cả.

      Như vậy, có thể thấy chủ đề và hình thức nghệ thuật trong Giang đã làm nên sự thành công cho truyện ngắn này. Truyện ngắn Giang của Bảo Ninh đã giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời, số phận của con người trong chiến tranh. Từ đó, càng cảm thấy tự hào và biết ơn những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc cho Tổ quốc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Ôn tập trang 89

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 90

Soạn bài Hịch tướng sĩ

Soạn bài Nam Quốc Sơn Hà Bài Thơ Thần Khẳng Định Chân Lí Độc Lập Của Đất Nước

Soạn bài Đất Nước

1 2,889 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: