Soạn bài Ôn tập cuối kì 2 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 851 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập cuối kì 2

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột.

Soạn bài Ôn tập cuối kì II - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Soạn bài Ôn tập cuối kì II - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Theo bạn, cần lưu ý những điều gì khi đọc hiểu văn bản thuộc các thể loại dưới đây (có thể dùng bảng để tóm lược các điều cần lưu ý)?

a. Văn nghị luận                                       b. Thơ                                      c. Truyện

Trả lời:

 a.Văn nghị luận:

+ Vấn đề nghị luận

+ Mục đích và quan điểm của người viết trong văn bản nghị luận.

+ Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

b.Thơ:

+ Thể loại

+ Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

+ Cảm hứng chủ đạo trong thơ.

+ Cấu tứ nghệ thuật của thơ: ngôn ngữ, vần, nhịp điệu, biện pháp tu từ.

c.Truyện:

+ Cốt truyện

+ Thông điệp của truyện

+ Tư tưởng của truyện

+ Đặc điểm, tính cách nhân vật

+ Ngôi kể, điểm nhìn

+ Các đặc điểm hình thức: cách kể, cách miêu tả, biểu cảm, lối hành văn, giọng điệu,...

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nhận xét về tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và cho biết chất "hùng văn" của tác phẩm này chủ yếu toát ra từ đâu.

Trả lời:

- Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) bao gồm:

+ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (làm cho cuộc sống nhân dân trở nên yên ổn, no đủ, hạnh phúc).

+ “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược).

- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo, là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.

- Nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy những hạt nhân cơ bản từ nhân nghĩa của Nho giáo, thể hiện tư tưởng tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần thời đại.

Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp bạn hiểu thêm những gì về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi? Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả bài viết này.

Trả lời:

- Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp tôi hiểu thêm về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi:

+ Con người anh hùng: là một người trung quân ái quốc, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh và anh dũng kiên cường trên mọi mặt trận.

+ Con người nghệ sĩ: yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, sống có lí tưởng.

- Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác gia bài viết này: Lí lẽ, lập luận rồi đến dẫn chứng, tạo tính liên kết cao.

Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Qua việc đọc ba văn bản nghị luận Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (theo Nguyễn Hữu Sơn), nêu một số điểm khác biệt giữa:

a. Văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội?

b. Văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại?

Trả lời:

a.

Phương diện

Văn bản nghị luận văn học

Văn bản nghị luận xã hội

Đối tượng nghị luận

Nhân vật, sự kiện, nhận định trong tác phẩm văn học.

Vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí.

Phạm vi nghị luận

Trong tác phẩm văn học.

Trong cuộc sống.

Mục đích nghị luận

Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học.

Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống.

Lí lẽ và dẫn chứng

Xuất phát từ tác phẩm văn học.

Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học.

b.

Phương diện

Văn bản nghị luận trung đại

Văn bản nghị luận hiện đại

Hình thức

- Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu...

- Sử dụng Hán văn.

- Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển.

- Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo.

- Ngôn ngữ đời thường, hiện đại.

- Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng.

- Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết.

Nội dung

Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an.

Đề tài rộng, phong phú.

Câu 6 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nhận xét về cách quan sát, miêu tả thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi trong bài thơ Dục Thúy sơn hoặc Bảo kính cảnh giới - bài 43.

Trả lời:

- Cách quan sát, miêu tả thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi trong bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 43:

- Cách miêu tả thiên nhiên:

+ Sử dụng nhiều động từ: đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức)

+ Tác giả không chỉ cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khứu giác.

=>Gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng.

- Cách miêu tả cảnh sinh hoạt.

+ Sử dụng các từ láy mô tả âm thanh: lao xao, dắng dỏi.

=> Từ cảnh sinh hoạt, tác giả bày tỏ nỗi trăn trở về thời cuộc về đất nước và cuộc sống của nhân dân. Một vị đại quan luôn dành sự ưu ái cho nhân dân.

Câu 7 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Chỉ ra một vài điểm khác nhau trong cách ngắt nhịp, gieo vần, dùng biện pháp tu từ,... tạo âm điệu thể hiện niềm thương nhớ giữa hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm.

Trả lời:

- Bài thơ Tây Tiến :

+ Ngắt nhịp: 4/3

+ Tạo hình câu thơ gợi hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).

+ Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.

+ Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ

→ Khắc họa chân dung, vẻ đẹp người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội đầy khó khăn của địa hình, thời tiết tạo nét hào hùng.

- Bài thơ Chiếc lá đầu tiên :

+ Ngắt nhịp: đa dạng theo nội dung và mạch cảm xúc.

+ Gieo vần: vần chân liền.

+ Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa cho thấy những vật vô tri cũng có cảm xúc, tri giác như con người. Cụ thể trong bài thơ, những vật được nhân hóa đều mang sắc thái, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

→ Chủ yếu đề cập yếu tố cảm xúc, khắc họa tâm trạng chủ thể trữ tình với những dòng cảm xúc.

Câu 8 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nhận xét về cách sử dụng vai kể, điểm nhìn của hai trong số các văn bản truyện sau đây: Đất rừng phương Nam, Giang, Buổi học cuối cùng, Dưới bóng hoàng lan,...

Trả lời:

- Vai kể, điểm nhìn trong Đất rừng phương Nam là vai kể, điểm nhìn của cậu bé An. Ở đoạn trích, cậu bé An là nhân vật xưng "tôi", trực tiếp kể lại câu chuyện

=> Con người và thiên nhiên hiện lên đẹp đẽ, phong phú được kể qua lời kể và điểm nhìn của cậu bé An khiến thiên nhiên trở nên gần gũi, sống động và đậm chất miền sông nước phương Nam trù phú.

- Vai kể trong Dưới bóng hoàng lan:

+Người kể chuyện: Thanh

+ Điểm nhìn: Điểm nhìn của nhân vật Thanh.

=> Vai kể và điểm nhìn trong Dưới bóng hoàng lan có sự đan xen, tạo nên sự hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện và tạo được sự bao quát trong lối kể.

Câu 9 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Từ một số tác phẩm truyện và trích đoạn chèo/ tuồng đã học, hãy chỉ ra ít nhất 3 điểm khác nhau về cách xây dựng nhân vật giữa hai thể loại này (có thể sử dụng mẫu bảng sau, làm vào vở):

Soạn bài Ôn tập cuối kì II - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

STT

Nhân vật trong tác phẩm truyện

Nhân vật trong tác phẩm chèo

1

Sử dụng tình huống truyện.

Tính cách của nhân vật được thể hiện qua phục trang và cử chỉ trên sân khấu.

2

Thể hiện tâm lí và suy nghĩ của nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm, lời trữ tình ngoại đề hoặc hành động.

Tâm lí, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua lời nói và hành động của chính nhân vật đó.

3

Nhân vật sử dụng ngôn ngữ đời thường.

Sử dụng ngôn ngữ đời thường xen lẫn lời ca của chèo.

Câu 10 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Thứ nhất, đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thứ. (2) Sách là kho tàng trí thức vô tận của nhân loại. (3) Sách cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí, văn học,... (4) Sách làm cho tâm hồn ta phong phú, trí óc ta rộng mở và cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn. (5) Đọc sách giúp chúng ta phát triển kĩ năng ngôn ngữ. (6) Chúng ta có thể mở rộng vốn từ vựng thông qua việc đọc sách. (7) Ngoài ra, chúng ta còn có thể cải thiện khả năng viết của mình thông qua việc đọc sách. (8) Thêm vào đó, khi đọc sách thường xuyên, bạn sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.

a. Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu (2) và sửa lại cho đúng.

b. Có thể viết lại các câu (6), (7), (8) như thế nào để văn bản ngắn gọn, súc tích hơn?

c. Chỉ ra lỗi liên kết trong đoạn trích trên và sửa lại cho đúng.

Trả lời:

a.

- Lỗi dùng từ trong câu (2): dùng từ không đúng nghĩa, cụ thể là dùng từ trí thức.

- Sửa : sửa từ trí thức thành tri thức.

b.

Để văn bản ngắn gọn, súc tích hơn, có thể viết lại các câu (6), (7), (8) như sau:

Thông qua việc đọc sách, chúng ta sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.

c.

- Lỗi liên kết trong đoạn trích trên: Không sử dụng các từ ngữ liên kết và không tách đoạn

- Sửa : Sử dụng các từ ngữ liên kết và tách đoạn. Cụ thể:

   Thứ nhất, đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thức. Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Sách cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí, văn học,... Sách làm cho tâm hồn ta phong phú, trí óc ta rộng mở và cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn.

   Thứ hai, đọc sách giúp chúng ta phát triển kĩ năng ngôn ngữ. Thông qua việc đọc sách, chúng ta sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.

Câu 11 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Lập bảng tóm tắt yêu cầu đối với các kiểu bài: Viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (Bài 7); Viết một bài luận về bản thân (Bài 9).

Trả lời:

Yêu cầu đối với kiểu bài viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Yêu cầu đối với kiểu bài viết một bài luận về bản thân

- Trình bày thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.

- Xác định các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

- Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.

- Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

- Bố cục bài luận gồm 3 phần:

Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.

Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quân niệm.

Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng thành công của người thực hiện.

- Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

- Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân.

- Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy.

 

- Bài viết có thể triển khai theo bố cục:

Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Kết bài: khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa.

Câu 12 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Tìm ý, lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:

Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong các bài thơ mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.

Đề b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.

Trả lời:

Đề a

Trong văn học Việt Nam mùa thu luôn là đề tài hấp dẫn những nhà văn nhà thơ. Đặc biệt trong đó có nhà thơ Nguyễn Khuyến, trong vô số những tác phẩm của ông không thể không nhắc tới bài thơ Câu Cá Mùa Thu. Ở ngay nhan đề của bài thơ và xuất hiện ngay nội dung chính nhưng nội dung chính lại không lấy việc câu cá làm mục đích chính mà đó chỉ là cái cớ để tác giả tô đậm thêm mùa thu mà thôi. Nguyễn Khuyến đã sử dụng hết những giác quan của mình để cảm nhận mùa thu của đất Bắc.

Mở đầu bài thơ theo thơ được tác giả đã nêu lên không gian của bài thơ đó chính là "ao thu".

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

Tác giả đã đánh dấu một khoảng thời gian đó chính là mùa thu trên cái ao nhỏ ở một vùng quê nào đó. Tiếp đến ông lại cảm nhận  được tính chất: “lạnh lẽo”, “nước trong veo”. Mùa thu lúc nào cũng mang lại cho con người ta cảm thấy hơi se lạnh nhưng lại có cảm giác vô cùng dễ chịu hơn so với mùa hè nóng nực kéo dài. Cái lạnh của mùa thu dễ khiến lòng người trào dâng đến cảm xúc nồng nàn và chính tác giả đã nhận ra. Vả lại ngoài cái lạnh còn có một đặc điểm là mặt nước trong hơn những mùa khác. Mùa thu trên mặt ao yên ả khiến tác giả cảm thấy nước trong hồ trở nên trong veo hơn nhưng một chiếc gương. Trên mặt nước ấy xuất hiện một “chiếc thuyền bé tẻo teo”. Tác giả đã sử dụng từ ngữ vô cùng khéo léo để cho người đọc cảm nhận được sự nhỏ bé của chiếc thuyền "bé tẻo teo". Âm "eo" là từ vô cùng khó để gieo vần nhưng tác giả và khiến cho ta cảm thấy đoạn thơ vô cùng cho trôi chảy tự nhiên. Nước ta có vô vàn những dòng sông lớn, hồ lớn như Hồ Tây, hồ Gươm, sông Hồng… mà các nhà thơ xưa vẫn luôn lấy làm đề tài để sáng tác. Vậy mà Nguyễn Khuyến lại chọn một cái ao nhỏ không tên ở một vùng quê nhỏ hẻo lánh. Nhưng chính vì thế lại khiến cho ta cảm thấy có cái gì đó thân quen gần gũi bình dị. Phải chăng đó chính là lý do khiến cho ông cả tâm hồn mình vào để cảm nhận ngay từ những cái tưởng chừng quá quen thuộc kia.

Để vẽ nên bức tranh nông thôn nhỏ bé thân thuộc này, trên ao nhỏ có một chiếc thuyền nhỏ đã làm nên một bức tranh mang hình ảnh cân đối hài hòa. Nhà thơ lúc này đang ngồi trên một chiếc thuyền câu như thế một cái ao như thế hoặc cũng chính là nhà thơ đã vô tình nhìn thấy người câu cá. Nhưng dù là gì thì nhà thơ cũng đã nhận ra nhiều vẻ đẹp ẩn giấu của mùa thu. Không chỉ mặt nước, thuyền câu, Nguyễn Khuyến còn có những quan sát tinh tế đến những điều nhỏ bé khác:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Ở hai câu tiếp theo tác giả quan sát “sóng" trên ao và xung quanh "lá vàng" đung đưa theo gió. Đây là những hình ảnh tưởng đơn giản bình thường nhưng ở cuối hai câu thơ tác giả khi cho người đọc bỗng ngỡ ra bởi hai từ đối nhau:"tí","vèo". Đây là những từ vô cùng đặc biệt một từ nói lên sự cực nhỏ của hình khối, từ còn lại diễn tả cực nhỏ và nhanh của âm thanh. tác giả khiến cho người đọc cảm nhận được qua từng cấp độ"hơi gợn tí","khẽ đưa vèo". Nếu ở hai câu trước tác giả nói lên những khung cảnh gần thì đến hai câu luận tác giả lại hướng ra xa hơn một chút

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Đó là bầu trời xanh ngắt của mùa thu. Màu xanh là màu đặc trưng của mùa thu với những đám mây tầng tầng lớp lớp lơ lửng trước nền xanh của bầu trời. Để cảm nhận được hết những vẻ đẹp của nó thì phải là người có con mắt tinh tế, sự quan sát tinh tường của nhà thơ. Nguyễn Khuyến lại hướng nhìn về làng ngõ xóm vốn đã yên tĩnh vắng vẻ lại càng thấy hiu quạnh hơn khi "khách vắng teo". Ít người đi lại mà nếu có thì cũng bởi cái ngõ quanh co không nhìn thấy bóng người.

Bức tranh mùa thu có bốn câu thơ tuy có dáng hình có màu sắc có âm thanh nhưng tất cả đều giống như một làn gió nhẹ hơi thở nhẹ của mùa thu. Đến hai câu thơ kết ta mới giải thích được vị trí của tác  giả trong khung cảnh ấy. Nếu không phải đang ngồi trên chiếc thuyền nhỏ câu cá và với tư thế ngồi đó thì làm sao tác giả có thể viết lên cảnh mùa thu sống động như vậy. Hai câu thơ cuối tác giả xuất hiện không như sáu câu thơ trên không một bóng người thì tác giả đã khiến cho người đọc vô cùng bất ngờ bởi tư thế câu cá của ông:

‎ ”Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”

Tư thế tựa gối khiến cho ta cảm thấy sự chờ đợi của tác giả suốt cả một thời gian dài để trầm tư, tự thưởng thức cảnh sắc chứ không phải chỉ đơn thuần là câu cá. Cứ ngỡ như tác giả đã quên mình đang câu cá để thả hồn vào thiên nhiên nhưng chính bởi: "lâu chẳng được" đã chính tỏ tác giả vẫn đang chờ đợi cá đớp mồi. Dù phải chờ đợi rất lâu nhưng tác giả không tỏ ra sốt ruột. Câu thơ cuối "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" âm thanh cá đớp mồi khiến cho cả bài thơ khẽ rung động. Phải chăng đây chính là cái rung động mơ hồ đáng quý khiến cho tác giả chờ đợi để có thể chứng kiến giây phút hiếm hoi này.

Bức tranh mùa thu của Nguyễn Khuyến được ông miêu tả bằng những từ tinh tế và đường nét hồn nhiên hấp dẫn người đọc. Bài thơ xứng đáng là một bài thơ tiêu biểu về làng cảnh Việt Nam vì nó mang lại cho ta nhiều cảm nhận mới mẻ về quê hương bình dị nhưng thân thuộc.

Đề b. 

Nam Cao (1915 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, huyện Lí Nhân, tinh Hà Nam. Ông được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng, là bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam. Hình ảnh nông thôn bùn lầy nước đọng, tiêu điều xơ xác vì đói khổ hiện lên thường xuyên trong tác phẩm của ông như một nỗi ám ảnh không nguôi. Nam Cao viết nhiều về nạn đói. Cái đói ảnh hưởng không ít tới nhân cách nhưng trong cảnh đói khát thê thảm, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nghèo vẫn tồn tại và âm thầm tỏa sáng. Một trong những tác phẩm thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nam Cao là truyện ngắn Lão Hạc. Nhân vật chính là một lão nông nghèo khổ, cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. Tuy vậy, lão vẫn giữ được bản chất thật thà, đôn hậu, tình thương yêu con tha thiết, đức hi sinh cao cả và lòng tự trọng đáng kính phục.

Qua nhân vật này, Nam Cao giúp người đọc thấy rõ tình cảnh khốn cùng và số phận đáng thương của nông dân Việt Nam trong chế độ thực dân phong kiến tàn ác đương thời. Nhân vật đứng ra kể chuyện là ông giáo, người hàng xóm thân thiết của lão Hạc. Nhờ vậy mà câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực. Tác giả dẫn dắt người đọc vào cuộc, cùng sống, cùng chia sẻ vui buồn với nhân vật. Do đó mà người đọc có cảm giác như mình đang được chứng kiến tận mắt diễn biến của câu chuyện bi thảm này.

Tác giả kết hợp giữa kể với tả, đan xen hiện tại và quá khứ, hiện thực với trữ tình. Giọng kể biến đổi linh hoạt tuỳ theo tình huống. Cảm xúc phần lớn được thể hiện gián tiếp suốt chiều dài truyện nhưng cũng có lúc bộc lộ trực tiếp qua những câu cảm thán đầy xót xa, ái ngại, ẩn chứa triết lí sâu sắc về cuộc sống, về thân phận con người. Gia cảnh của lão Hạc thật đáng buồn, vợ lão mất sớm, đứa con trai duy nhất lại phẫn chí bỏ vào Nam làm phu đồn điền cao su, biền biệt một năm nay chẳng tin tức gì. Lão Hạc dồn tất cả tình yêu thương cho con. Lão sẽ sung sướng biết bao nếu con trai lão được hạnh phúc, nhưng con trai lão đã bị phụ tình chỉ vì quá nghèo.

Thương con, lão thấu hiểu nỗi đau đớn của con. Con trai lão đã vâng lời bố, không bán mảnh vườn để lấy tiền cưới vợ mà chấp nhận sự tan vỡ của tình yêu. Càng thương con, lão càng xót xa đau đớn vì đã không giúp được con thoả nguyện. Lão Hạc mỏi mòn chờ con về, ngày ngày quanh quẩn làm thuê, làm mướn kiếm ăn. Dù đói, lão nhất quyết giữ mảnh vườn và không ăn vào số tiền dành dụm cho con. Sau trận ốm kéo dài, lão thấy người yếu đi ghê lắm. số tiền tích cóp bấy lâu nay đã cạn kiệt. Rồi trận bão vừa qua đã phá sạch sành sanh hoa màu trong vườn. Giá gạo thì cứ cao mãi lên mà lão Hạc thì chẳng còn được ai thuê mướn. Thế là lão lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Sau khi dằn lòng bán con chó Vàng thân thiết, lão sang nhờ cậy ông giáo một việc…

Trước tiên, lão kể chuyện bán con chó Vàng cho ông giáo nghe. Lão Hạc rất quý con chó vì nó là kỉ vật duy nhất của đứa con trai. Lão trìu mến gọi nó là cậu Vàng và cho nó ăn cơm bằng chiếc bát lành lặn. Với lão, con Vàng là bầu bạn sớm hôm. Mỗi lần nhớ con trai, lão lại thì thầm trò chuyện với nó cho khuây khỏa. Vì gắn bó như thế nên đã mấy lần định bán con Vàng mà lão vẫn không bán nổi. Cuối cùng, cũng vì thương con mà lão phải dứt khoát chia tay với nó. Lão nghèo túng quá! Đến Cơm cũng chẳng có mà ăn, lấy gì để nuôi cậu Vàng? Lão không muốn tiêu phạm vào những đồng tiền ít ỏi mà lão để dành cho con trai từ việc bán hoa lợi thu được từ mảnh vườn ba sào bé tí.

Lão Hạc tính đi tính lại và đành bán cậu Vàng để khỏi tốn kém, nhưng lòng lão thì đau đớn, xót xa. Lão đã kể cho ông giáo nghe cảnh bán cậu Vàng với nỗi xúc động cực độ. Lão đau khổ, đằn vặt, cứ tự trách mình vì cảm thấy mình có lỗi: già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó. Cả đời, ông lão nhân hậu này nào đã nỡ lừa ai! Thái độ và cử chỉ của lão Hạc mới đáng thương làm sao: Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc… Nỗi khổ tâm của lão cứ chồng chất mãi. Trước đây, chỉ vì nghèo mà lão không cưới được  vợ cho con thì bây giờ cũng chỉ vì nghèo mà lão phải buộc lòng cư xử không đàng hoàng với một con chó.

Nhưng không chỉ có vậy. Qua từng trang truyện, chúng ta còn hiểu thêm về một lão Hạc đôn hậu, chất phác. Suốt đời lão sống quanh quẩn trong lũy tre làng nên những suy nghĩ, tính toán của lão rất đơn giản, thật thà. Lão tìm đến ông giáo để chia sẻ tâm sự và quan trọng hơn là tìm một chỗ dựa tinh thần: … Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở cái làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự nhượng lại cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó… Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đổng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi, để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả…

Nghe những lời tâm sự của lão Hạc, không ai có thể kìm nổi xót thương, thông cảm và khâm phục một con người bất hạnh vì nghèo đói nhưng không hề nghĩ đến mình mà dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con trai duy nhất. Lão đã chuẩn bị kĩ lưỡng mọi việc. Trước khi chết, lão nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn và gửi ông giáo ba mươi đồng để lo chôn cất. Lão không muốn làng xóm phải tốn kém vì lão. Rất có thể vì tốn kém mà người ta lại chẳng oán trách lão sao? Không để phiền lụy đến mọi người, đó cũng là một cách giữ gìn phẩm giá. Ông lão bề ngoài có vẻ gàn dở nhưng bên trong lại có phẩm chất đáng quý nhường nào!

Xét về tuổi tác, lão Hạc còn có thể sống lâu, nhưng lão chỉ còn vẻn vẹn ba mươi đồng bạc, nếu tiếp tục sống thì phải ăn vào chút vốn liếng ít ỏi, cho nên lão đã chọn cái chết để bảo toàn căn nhà và mảnh vườn cho con trai. Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà sâu nặng, từ lòng tự trọng đáng kính của lão Hạc. Lão Hạc trò chuyện với ông giáo bằng giọng lễ phép, cung kính có phần quá mức. Đó là cách bày tỏ thái độ kính trọng đối với người hiểu biết và nhiều chữ: Đã đành rằng thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?… Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Cảnh ngộ đã đến lúc bế tắc, nhưng lão vẫn giữ nếp sống trong sạch, tránh xa lối đói ăn vụng, túng làm càn: Luôn mấy hôm tồi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết Bắt đầu từ đấy, lão chế được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì rau má, với thinh thoảng một vài củ rảy hay bữa trai, bữa ốc. Khi ông giáo kể cho vợ nghe tình cảnh đáng thương của lão Hạc thì bà gạt phắt đi: - Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm khổ lão chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói… Bất lực, ông giáo chi biết ngậm ngùi than thở: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thương…

Đây là triết lí thấm đượm cảm xúc xót xa chân thành của Nam Cao trước những số phận bất hạnh trong cuộc đời. Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử nhân đạo: Cần phải quan tâm, suy nghĩ đúng đắn về những con người sống quanh mình, nhìn nhận và đánh giá họ bằng sự đồng cảm, bằng đôi ,mắt của tình thương, vấn đề này đã trở thành chủ đề sâu sắc trong một truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Ông cho rằng con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm, trân trọng, nâng niu những điều đáng thương, đáng quý ở người khác.

Cái chết bi thảm của lão Hạc là biểu hiện cao nhất của đức hi sinh. Chính vì thương con, muốn giữ cho con chút vốn giúp nó thoát cảnh đói nghèo mà lão Hạc đã chọn cho mình cái chết. Đó là một sự lựa chọn tự nguyện và dữ dội, đầy bi kịch. Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến việc coi cái chết như một hành động giải thoát. Chi tiết này phản ánh số phận bi thảm, bế tắc của nông dân nghèo trong xã hội thực dân phong kiến đầy áp bức bất công. Thực ra, lão Hạc âm thầm chuẩn bị cho cái chết của mình từ sau khi bán cậu Vàng. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc hôm qua sang xin bả chó, ông giáo trố to đôi mắt, ngạc nhiên: Hỡi ơi lão Hạc!… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.

Đây là một chi tiết nghệ thuật quan trọng có tác dụng đánh lạc hướng để gây bất ngờ, đảo ngược những ý nghĩ tốt đẹp về lão Hạc của ông giáo và mọi người. Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn vì nó đã đẩy con người lương thiện như lão Hạc vào cảnh dám làm liều như ai hết. Nghĩa là con người vốn nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế mà giờ đây cũng bị tha hoá bởi miếng ăn. Câu nói mập mờ đầy mỉa mai của Binh Tư đã đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm: Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó… Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão… Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu. Chứng kiến cái chết vật vã đau đớn vì ăn bả chó của lão Hạc; mọi nghi ngờ trong lòng ông giáo tan biến: Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.

Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn bởi còn có những con người trong sạch như lão Hạc, nhưng lại đáng buồn ở chỗ những con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà lại không được sống. Tại sao ông lão đáng thương, đáng kính như vậy mà phải chịu cái chết bi thảm đến thế này?! Người đọc không khỏi băn khoăn về cách chọn cái chết của lão Hạc là tự tử bằng bả chó. Sao lão không chọn cái chết lặng lẽ, êm dịu hơn? Ông lão nhân hậu trung thực này suốt đời chưa đánh lừa một ai. Lần đầu tiên trong đời lão bắt buộc phải lừa một con chó vô tội – người bạn thân thiết của mình. Dường như cách lựa chọn này chứa đựng ý muốn tự trừng phạt. Nó càng chứng tỏ đức tính trung thực, lòng tự trọng đáng kính phục của lão Hạc. Vì thế cái chết dữ dội này càng gây ấn tượng mạnh ở người đọc.

Cái chết vật vã, đau đớn của lão Hạc được Nam Cao miêu tả với lòng xót thương vô hạn: Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư là hiểu.

Nhà văn Nam Cao đã giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ tâm, bất hạnh vì nghèo đói cùng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từ những trang sách của Nam Cao, hình ảnh lão Hạc luôn nhắc nhở chúng ta nhớ đến những con người nghèo khổ mà trong sạch với một tình cảm xót thương và trân trọng.

Câu 14 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Tóm tắt nội dung của ít nhất một văn bản theo yêu cầu đọc mở rộng với mỗi thể loại: thần thoại, sử thi, chèo/ tuồng, truyện, văn bản nghị luận, văn bản thông tin (nếu là tác phẩm lớn, nhiều chương/ khúc: tóm tắt tối thiểu 1 chương/ khúc), trong đó có sử dụng biện pháp chêm xen hoặc liệt kê.

Trả lời:

* Tóm tắt văn bản Thần trụ trời ứng với thể loại thần thoại:

Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.

- Biện pháp liệt kê: liệt kê sự hình thành trời đất tự nhiên trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,…

* Tóm tắt nội dung của văn bản Thị Mầu lên chùa ứng với thể loại chèo:

 Thị Mầu lên chùa, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính có nội dung Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.

- Biện pháp chêm xen: "Thị Mầu lên chùa, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".

* Tóm tắt nội dung văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ ứng với thể loại văn bản nghị luận:

     Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ là một văn bản của A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu đưa ra sự đánh giá của mình về Nguyễn Trãi. Văn bản đã khẳng định Nguyễn Trãi vừa là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết dựa vào tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi theo đuổi. Tác giả khẳng định Nguyễn Trãi là một nhà thơ dựa vào những đóng góp thơ ca của ông. Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.

- Biện pháp liệt kê: cung cấp thông tin về những trước tác của Nguyễn Trãi được Mơ Bâu kể ra ("Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.").

Câu 15 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Đọc diễn cảm (theo trí nhớ) một số đoạn văn, đoạn thơ/ bài thơ mà bạn yêu thích và mới tìm hiểu được trong năm học lớp 10.

Trả lời:

Học sinh tự tìm đọc đoạn văn, đoạn thơ/ bài thơ yêu thích và luyện đọc diễn cảm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 100

Tôi có một giấc mơ

Viết bài luận về bản thân

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Ôn tập trang 113

1 851 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: