Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 3,346 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Bài giảng Ngữ văn lớp 10 Tập 1 Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Bước 1: Chuẩn bị nói

Xác định tác phẩm truyện

Bạn có thể sử dụng đề tài là truyện kể đã phân tích, đánh giá trong bài viết hoặc đề tài là một truyện kể khác.

• Xác định mục đích nói: ngoài mục đích nói để thể hiện nhận thức của bạn và chia sẻ với người nghe về chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện kể mà mình đã chọn, bài nói của bạn còn có mục đích nào khác nữa không?

• Xác định đối tượng người nghe: người nghe bài nói của bạn, ngoài thầy cô giáo bộ môn, bạn bè cùng nhóm, cùng lớp, còn ai khác sẽ nghe bạn nói nữa không?

• Xác định không gian và thời gian nói: xác định xem về không gian nói, bạn có thể trình bày bài nói ở lớp học hay ở đâu, về thời gian, bạn được trình bày trong khoảng thời gian quy định cụ thể là bao lâu?

Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Trong trường hợp đề tài nói cũng là đề tài của bài viết, bạn có thể sử dụng lại các ý tưởng, thông tin, tư liệu đã có trong phần viết. Dựa vào bài viết, lựa chọn những ý cần nhấn mạnh khi nói, những ý có thể lược bỏ.

Nếu đề tài bài nói khác với đề tài bài viết, tức là bạn chọn giới thiệu một truyện kể khác, bạn cần đọc kĩ tác phẩm và ghi lại một số nội dung sau: tên truyện kể, thể loại, nội dung, chủ đề, thông điệp tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm, một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng, ý kiến, đánh giá của bạn về nội dung và nghệ thuật của truyện kể.

Lập dàn ý

Dàn ý của bài giới thiệu cơ bản cũng là dàn ý mà bạn đã chuẩn bị cho bài viết. Nếu bạn chọn giới thiệu một truyện kể khác, có thể phác thảo dàn ý dựa vào gợi ý sau đây:

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Luyện tập

Bạn nên đối chiếu dàn ý bài nói với bảng kiểm để tập cách trình bày cho khoa học. Lưu ý:

• Tìm những câu mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, hấp dẫn, tạo ấn tượng với người nghe.

• Sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh, video, sơ đồ, bảng biểu,... để tăng tính trực quan và hấp dẫn cho bài nói.

• Luyện tập một mình bằng cách đúng trước gương hoặc luyện tập với bạn.

• Tập thói quen điều chỉnh giọng điệu (cao độ, âm lượng, tốc độ), kết hợp giọng điệu với ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... sao cho phù hợp.

• Dự kiến một số vấn đề mà người nghe có thể thắc mắc và luyện tập trả lời sao cho thuyết phục.

Bước 2:Trình bày bài nói

• Tạo không khí và quan hệ giao tiếp như: tự giới thiệu họ tên, sử dụng ngôi phù hợp trong giao tiếp.

• Sử dụng cách diễn đạt phù hợp, linh hoạt. Cần dùng một số mẫu câu phù hợp để giới thiệu, đánh giá tác phẩm truyện kể.

• Đáp ứng được các yêu cầu về tính mạch lạc, thuyết phục, truyền cảm, tạo được tuong tác với người nghe.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

Trao đổi

• Lắng nghe với thái độ cầu thị và ghi chép tóm lược câu hỏi hoặc ý kiến của người nghe.

• Trả lời và giải thích ngắn gọn, rõ ràng các câu hỏi, ý kiến của người nghe.

Đánh giá.

• Trong vai trò người nói, bạn hãy tự đánh giá phần trình bày của mình.

• Trong vai trò người nghe, bạn hãy đánh giá phần trình bày của người nói.

Bài nói tham khảo

Truyền thuyết dân gian vốn là món ăn tinh thần vô cùng phong phú của dân tộc ta, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Thuở ấu thơ ta lớn lên nhờ những câu chuyện kể của bà, của mẹ, lúc trưởng thành ta lại ru con ngủ bằng chính những câu chuyện hấp dẫn ấy. Có rất nhiều câu chuyện đã trở nên quen thuộc trong lòng mỗi người ví như Tấm Cám, Sọ Dừa, Sơn Tinh Thủy Tinh hay Thánh Gióng,... Tựu chung lại những truyền thuyết, những câu chuyện cổ ấy đều phản ánh chân thực khát khao của nhân dân ta về một cuộc sống tốt đẹp, lương thiện, về việc chế ngự thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm với một niềm tin tích cực. Sự tích Hồ Gươm cũng chính là một truyền thuyết như vậy. Bối cảnh của truyền thuyết diễn ra trong lúc giặc Minh đô hộ nước ta, tuy đã có nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc, nhưng buổi đầu thế lự còn non yếu, nên vẫn thường thua trận. Long Quân thấy nghĩa quân anh dũng, xả thân vì nước nên quyết định cho mượn gươm thần. Tuy nhiên, việc cho mượn gươm Long Quân cũng thiết kế một cách rất tinh tế, như là một thử thách cho Lê Lợi, bởi cái gì dễ có được người ta thường không trân trọng. Hơn thế nữa việc cho mượn gươm có phần thử thách ấy còn giúp Lê Lợi thu nạp được thêm một vị tướng tài là Lê Thận.

Lê Thận ban đầu vốn làm nghề đánh cá, có lẽ Long Quân đã thấy được khí chất anh hùng và tiềm năng của chàng trai miền biển này nên đã cố tình gửi gắm lưỡi gươm cho Lê Thận. Sau ba lần thả lưới ở ba khúc sông khác nhau mà vẫn vớt được cùng một lưỡi gươm kỳ lạ, đen thui, giống một thanh sắt không hơn không kém, Lê Thận đã quyết định đem về dựng ở xó nhà, vì linh cảm của một người thông minh thì gươm này ắt có điều bí ẩn, sau này có thể dùng được. Theo dòng chảy định mệnh, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, trở thành phụ tá đắc lực, lập nhiều công lớn, chiến đấu anh dũng, thế nên có lần Lê Lợi đã ghé nhà Lê Thận chơi. Dương như đã nhận ra chủ tướng Lê Lợi, nên lưỡi gươm đen sì, vốn vẫn gác xó nhà lại sáng rực lên bất thường. Lê Lợi cầm lên xem thì thấy hai chữ "Thuận Thiên", như báo trước cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo là hợp ý trời, được trời cao ủng hộ. Tuy nhiên đến đây những con người trần mắt thịt vẫn chưa thể nào liên hệ đến sự thần kỳ của lưỡi gươm kỳ lạ ấy.

Chỉ đến một lần, nghĩa quân thất thế, Lê Lợi phải chạy một mình vào rừng tránh sự truy lùng của giặc, lúc này đây vô tình phát hiện ra ánh sáng kỳ lạ ở một ngọn cây trong rừng, Lê Lợi tò mò trèo lên xem thì phát hiện một chuôi gươm nạm ngọc cực đẹp. Là người nhanh nhạy Lê Lợi lập tức liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ông liền đem chuôi gươm ấy về. Qủa đúng như vậy, khi lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa in, sau nhiều lần thử thách cuối cùng chuôi và lưỡi gươm cũng tìm được nhau, ý trời đã phó thác cho Lê Lợi làm việc lớn. Ngoài ra sự tương hợp của chuôi và lưỡi gươm còn thể hiện một lời nhắc nhở rất hay của Long Quân, rằng muốn làm việc lớn trước hết cần sự đoàn kết, nếu chỉ có chuôi gươm đẹp đẽ thì cũng chẳng thể chém đầu tên địch nào, còn nếu chỉ có lưỡi gươm thì cũng chẳng thể dùng bởi thiếu mất chuôi. Hình ảnh chuôi gươm cũng đại diện cho vị chủ tướng là Lê Lợi người lãnh đạo nghĩa quân, lúc nào cũng phải sáng suốt và mạnh mẽ. Hình ảnh lưỡi gươm là đại diện cho quân đội của ta, tiêu biểu là những vị tướng dưới trướng như Lê Thận, người sẽ giúp Lê Lợi chém đầu từng tên giặc cướp nước. Như vậy sự vừa vặn của chuôi và lưỡi gươm chính là biểu hiện của sự phối hợp ăn ý giữa chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân dưới trướng, đó là sức mạnh tổng hòa làm nên chiến thắng của nhân dân ta.

Từ khi có sự trợ giúp của thanh gươm thần, nghĩa quân ta liên tục thắng trận, quân giặc bị đánh đuổi không còn một mảnh giáp, phải đầu hàng và rút quân về nước trong sự nhục nhã. Có được chiến thắng ấy, một phần là nhờ sự thần kỳ của gươm thần mà Long Quân cho mượn, đồng thời gươm ấy đã mang lại niềm tin và nhuệ khí cho nghĩa quân ta, giúp sức mạnh nghĩa quân tăng gấp bội.

Chuyện sau khi Lê lợi đã lên làm vua, trong một lần du thuyền trên hồ Tả Vọng (hồ Gươm bây giờ), thì có rùa Thần lên đòi gươm về cho Long Quân có nhiều ý nghĩa. Đầu tiên là lý lẽ có mượn có trả, Lê Lợi đã chiến thắng quân Minh, đất nước ta đã yên bình, thanh gươm cũng không còn phận sự gì nữa thì nên được trả về cho chủ cũ. Thứ hai là Long Quân muốn gửi gắm một điều rằng, sự trợ giúp của thần linh âu cũng chỉ là một phần nhỏ, còn nếu muốn vận nước hưng thịnh lâu dài thì phải dựa vào tài trị quốc của Lê Lợi, đừng nên ỷ vào việc có gươm thần mà lơ là cảnh giác, bài học của An Dương Vương vẫn còn sáng mãi cho đến tận bây giờ. Dù bất kỳ lý do nào, Long Quân đòi lại gươm cũng thật xác đáng. Câu chuyện trả Gươm cũng giải thích lý do hồ Tả Vọng còn có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Sự tích Hồ Gươm không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn rất phong phú về nghệ thuật Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện vừa lồng ghép vừa tách bạch với nhau: câu chuyện mượn gươm và câu chuyện trở gươm. Chúng có nội dung riêng nhưng đồng thời bổ sung nghĩa cho nhau. Không chỉ vậy văn bản là sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố tưởng tượng, kì ảo một cách hài hòa, hợp lí. Với sự kết hợp hài hòa các yếu tố kì ảo và sự bền bỉ với các yếu tố lịch sử, Sự tích Hồ Gươm không chỉ giải thích, nguồn gốc ra đời của tên gọi Hồ Gươm. Mà qua câu chuyện này còn nhám ca ngơi, tôn vinh tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn Tên họ Hoàn Kiếm đồng thời cũng dùng để đánh dấu chiến thắng của dân tộc, thể hiện ước mơ, khát vọng hòa bình của nhân dân.

Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tin và khát vọng mạnh mẽ của nhân dân ta về sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Bởi cuộc chiến của nhân dân ta là cuộc chiến vì chính nghĩa, có sự trợ giúp của thần linh, là thuận theo ý trời, những kẻ hung tàn bạo ngược ắt phải thất bại. Sự tích ấy còn là lời lý giải lý thú về những cái tên khác của hồ Gươm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức bài nói giới thiệu một truyện kể

Soạn bài Ôn tập trang 34

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 35

Soạn bài Đăm Săn Chiến Thắng Mtao Mxay

Soạn bài Gặp Ka-Ríp và Xi-La

1 3,346 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: