Soạn bài Viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng
* Tri thức về kiểu bài
Bản hướng dẫn ở nơi công cộng là một dạng văn bản thông tin, nhằm hướng dẫn quy cách và quy trình thực hiện một hoạt động, nhằm đảm bảo các yêu cầu về trật tự, y tế, văn hóa, an ninh, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, an toàn cho người tham gia.
* Yêu cầu đối với kiểu bài
- Nêu tên bản hướng dẫn chính xác, rõ ràng.
- Quy cách thực hiện hoạt động được cụ thể hóa dễ hiểu, dễ thực hiện.
- Mỗi công đoạn/ thao tác trong quy trình diễn đạt thành một câu được đánh dấu phù hợp.
- Ngôn ngữ chuẩn mực, không gây hiểu lầm.
- Trình bày rõ ràng, kết hợp màu sắc.
- Kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ.
- Đảm bảo đủ các phần.
* Đọc ngữ liệu tham khảo
Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Nhan đề đã phù hợp với nội dung hướng dẫn trong ngữ liệu chưa?
Trả lời:
Nhan đề đã phù hợp với nội dung ngữ liệu : cách sử dụng thang máy và các kí hiệu cơ bản
Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Nội dung hướng dẫn có được cụ thể hóa/sơ đồ hóa dễ hiểu và dễ thực hiện không?
Trả lời:
- Nội dung hướng dẫn được cụ thể hóa bằng những hình vẽ, ghi chú chi tiết từng kí hiệu cho người đọc dễ nhận biết
Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Cách trình bày có nổi bật gây chú ý không?
Trả lời:
- Bố cục bảng hướng dẫn có 2 phần : các kí hiệu và cách xử lí khi thang máy gặp sự cố.
- Bố cục này dễ dàng cho người đọc tìm được phần mình muốn có thông tin.
=>Những hình ảnh minh họa, kí hiệu to và rõ ràng, giúp người xem dễ nhận biết
Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Lời văn và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu,... đã phù hợp, chuẩn mực chưa?
Trả lời:
Lời văn và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu,.. đã phù hợp. Ngôn ngữ không có từ ngữ địa phương giúp dễ đọc, dễ hiểu. Mỗi kí hiệu, thao tác đều có chỉ dẫn rõ ràng
* Thực hành viết theo quy trình
Đề bài (trang 144 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Đề 1: Hãy viết bản hướng dẫn thủ tục đăng kí sinh hoạt một câu lạc bộ được tổ chức trong trường học.
Đề 2: Hãy viết bản hướng dẫn cách sử dụng một trong những thiết bị thông dụng nơi công cộng (thiết bị phòng vệ sinh, thiết bị điện liên quan đến âm thanh, ánh sáng, máy chiếu trong phòng học,...)
Bài viết tham khảo Đề 1:
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIA NHẬP CÂU LẠC BỘ TÌNH NGUYỆN Ở TRƯỜNG HỌC
Bước 1: Học viên đọc kỹ quy chế, yêu cầu hoạt động của Câu lạc bộ tình nguyện ở trường trước khi đăng ký gia nhập Câu lạc bộ.
Bước 2: Học viên đăng ký tham gia câu lạc bộ làm đơn theo mẫu (bên dưới)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
ĐƠN XIN
GIA NHẬP CÂU LẠC BỘ TÌNH NGUYỆN
Kính gửi: Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ tình nguyện ..........………………………………………………………………………
Tôi tên là ............................................................................................................…………………………………………….
Sinh ngày .................................................. Quê quán: ..................................……………………………………………….
Học sinh/ Sinh viên lớp: .....................................................................................…...........…………………………………
Sở trường của bản thân ........................................................................................………………………………………….
Sau khi tìm hiểu về Điều lệ Câu lạc bộ tình nguyện và hiểu rõ những quyền lợi và nghĩa vụ mà người thành viên Câu lạc bộ, tôi tự nguyện làm đơn này xin được tham gia vào tổ chức Câu lạc bộ tình nguyện .......................................................………………………………………………………………………………………………
Nếu được tham gia Câu lạc bộ, tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Câu lạc bộ như thực hiện mọi nhiệm vụ của thành viên Câu lạc bộ, tham gia các hoạt động phong trào mà ban chủ nhiệm của Câu lạc bộ đề ra.
Trân trọng cảm ơn!
Học viên lưu ý khi tham gia các hoạt động của câu lạc bộ cần phải chấp hành đầy đủ yêu cầu và nội quy được đề ra. Sẵn sàng làm nhiệm vụ tính nguyện như trồng cây, hiến máu, tiếp sức mùa thi… khi có phong trào phát động.
Học viên là hai mẫu như trên một mẫu gửi Câu lạc bộ và giữ lại một mẫu.
Bài viết tham khảo Đề 2: Hướng dẫn sử dụng máy chiếu
Bước 1 : Chuẩn bị
- Đặt máy trong môi trường thoáng mát, tại những vị trí không có vật cản, giữ cho cửa giá tản nhiệt máy chiếu thông thoáng
- Có thể trang bị nguồn UPS cho máy chiếu (nếu có). Để tránh hiện tượng mất điện đột ngột
Bước 2 : Kết nối dây tín hiệu
Trước hết bạn phải dùng cáp VGA (2 đầu giống nhau), cắm vào cổng có ký hiệu VGA trên cả laptop lẫn máy chiếu.
Nếu sử dụng để chiếu Video thì dùng dây Video hoặc S-Video để kết nối vào máy chiếu và các nguồn tín hiệu thích hợp. Khi cắm: cầm phần đầu cắm đẩy mạnh vào khe cắm. Vặn vít cố định đầu cắm và máy.
Bước 3 : Kết nối nguồn điện
Phích cắm dây nguồn và lỗ cắm điện phải vừa vặn
Bước 4 : Bật máy
- Mở nắp che đèn chiếu (nếu có)
- Khởi động máy chiếu bằng cách bật công tắc nguồn phía sau (nếu có) sau đó nhấn nút POWER (1 lần). Trong trường hợp máy chiếu vừa tắt, để mở lại phải chờ cho quạt trong máy ngừng quay.
Bước 5 : Xuất hình ra máy chiếu
Khi máy tính và máy chiếu đã kết nối và khởi động xong, nếu tín hiệu vẫn chưa xuất ra cần lưu ý các điểm sau:
Kiểm tra máy chiếu : Chọn đúng cổng xuất tín hiệu (một số dòng AUTO)
- TOSHIBA, SONY: Nhấn INPUT
- NEC, ACER, OPTOMA: Nhấn SOURCE
- PANASONIC: Nhấn INPUT SELECT
Kiểm tra máy tính xách tay: Mở cổng tín hiệu
- TOSHIBA, HP, SHARP: Fn + F5
- SONY, IBM: Fn + F7
- PANASONIC, NEC: Fn + F3
- DELL, EPSON: Fn + F8
- FUJUTSU: Fn + F10
- Hoặc nhấn : Fn + Phím có biểu tượng màn hình
* Bài giảng phải có khuôn hình hoặc định dạng phân giải phù hợp để khi chiếu lên cho hình ảnh đúng với trong bài soạn trên máy tính.
* Trong trường hợp không xuất được tín hiệu ta làm các bước sau:
- Click chuột phải tại Desktop // Graphics Option // Output to // Desktop
- Hoặc nhấn phím Windows + P để lựa chọn kiểu kết nối phù hợp.
- Hoặc kết nối và bật máy chiếu trước khi bật Laptop
Bước 6 : Sử dụng các nút điều khiển trên máy chiếu
Tùy vào vị trí, khoảng cách giữa đèn và màn chiếu chúng ta sử dụng các nút lệnh để tinh chỉnh, điều khiển để nội dung trình chiếu sao cho người học dễ đọc nhất.
Các phím điều khiển ở mặt trên của máy chiếu
- Điều chỉnh nút TILT: Dùng để nâng cao, hạ thấp độ cao của đèn
- Điều chỉnh nút Zoom: để phóng to, thu nhỏ kích thước hình ảnh
- Điều chỉnh nút Focus: Để chỉnh độ nét của hình (Một số dòng Auto Focus).
- Các bạn cần kết hợp Zoom và Focus để chỉnh đèn sao cho nội dung thấy rõ nhất.
Đặt máy chiếu theo hướng chiếu vuông góc với màn chiếu (tường). Nếu hình chiếu lên màn (tường) có hình thang cần chỉnh tăng giảm KEYSTONE (một số dòng AUTO SETUP, hoặc AUTO KEYSTONE)
Bước 7: Các phím điều khiển trên điều khiển của máy chiếu
Điều khiển máy chiếu Panasonic
- POWER: dùng để bật máy và tắt máy
- FREEZE: dùng để làm đứng màn hình trong khi đó thiết bị đầu vào vẫn hoạt động bình thường
- INPUT: phím này dùng để chọn thiết bị đầu vào. Mỗi lần ấn là một lần chọn đầu vào
- D.ZOOM +/-: phím này dùng để phóng to một điểm bằng cách ấn phím này sẽ xuất hiện một vòng tròn sáng di chuyển vòng tròn sáng đến vị trí cần phóng to sau đó ấn ENTER
- RESET: chức năng này dùng để khôi phục đinh dạng ban đầu
- MENU: chức năng này dùng để hiện bảng menu trong máy
- Các phím di chuyển dùng để di chuyển và điều chỉnh trong menu dùng để di chuyển và điều chỉnh các chức năng đã chọn.
- D KEYSTONE : chức năng này dùng để chỉnh vuông hình (chỉnh khung hình từ hình thang thành hình chữ nhật)
Bước 8 : Tắt máy
Tắt máy chiếu bằng cách nhấn nút POWER (2 lần). Phải chờ cho quạt của máy chiếu ngưng hẳn mới rút dây điện khỏi nguồn an toàn (tránh nguy cơ hư hỏng và giảm tuổi thọ đèn chiếu).
Hiện nay có một số dòng máy chiếu có khả năng làm mát nhanh vì vậy có thể rút điện máy chiếu ngay khi tắt, tuy nhiên khi sử dụng chúng ta cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng xem máy chiếu của mình có tính năng này không.
Vệ sinh tấm lọc bụi máy chiếu
Sau khoảng 5 lần sử dụng máy, lấy các tấm lọc bụi (Filter) thường nằm bên hông máy ra dùng cọ mềm quét nhẹ để làm sạch các tấm lọc này (bảo đảm được hình ảnh và màu sắc của hình chiếu, tăng tuổi thọ bóng đèn).
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo