Soạn bài Xuân Về - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Xuân Về Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 843 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Xuân Về

- Nguyễn Bính  -

* Sau khi đọc

Nội dung chính Xuân VềVăn bản gợi tả không khí xuân về, nao nức hòa hợp giữa sức sống căng tràn và hoa thơm cỏ mát của thiên nhiên đất trời, tạo nên sức sống mãnh liệt của một mùa đầu tiên trong năm.

Soạn bài Xuân Về - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Liệt kê một số hình ảnh gợi tả không khí "xuân về" trong bài thơ.

Trả lời:

- Một số hình ảnh gợi tả không khí "xuân về" trong bài thơ:

+ Lá nõn, ngành non

+ Người dân nghỉ việc đồng

+ Lúa thì con gái

+ Hoa bưởi, hoa cam rụng

+ Các cô, các bà trẩy hội chùa.

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Phát biểu cảm nhận về một hình ảnh đặc trưng cho bức tranh mùa xuân làng quê Việt Nam trong bài thơ.

Trả lời:

- Hình ảnh “Lúa thì con gái” là một chi tiết đặc trưng của mùa xuân. Đó là thời điểm lúa vẫn còn non, còn mơn mởn sắp ra đòng. Gợi sự gắn kết chặt chẽ với bức tranh xuân (tuổi trẻ). Đồng thời tạo cho người đọc một cảm giác tươi mới, căng tràn như chính bông lúa xuân trẻ, đẹp ấy.

Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết nhan đề Xuân về đã góp phần thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo ấy như thế nào.

Trả lời:

- Chủ đề của bài thơ: Bức tranh thiên nhiên và con người mùa xuân.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: cảm hứng trữ tình, sự say đắm với khung cảnh mùa xuân.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 77

Soạn bài Buổi học cuối cùng

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Soạn bài Ôn tập trang 89

1 843 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: