Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
*Tri thức về kiểu bài
Kiểu bài:
Phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ ý nghĩa, giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm trữ tình ấy.
Yêu cầu đối với kiểu bài: Ngoài những yêu cầu về nội dung và kĩ năng nghị luận văn học nói chung, khi thực hiện bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình (thơ/ văn xuôi trữ tình), cần nêu và phân tích thoả đáng những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật theo đặc trưng thể loại của tác phẩm và tác dụng của chúng.
• Với các tác phẩm thơ trữ tình, cần tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng, chia đoạn,... • Với các tác phẩm văn xuôi trữ tình như tuỳ bút, tản văn, cần tập trung phân tích, đánh giá cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua mạch suy tư, cảm xúc; cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nhằm thể hiện suy tư, cảm xúc ấy,...
Bố cục bài viết gồm 3 phần:
Mở bài: giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
Kết bài: khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.
*Đọc ngữ liệu tham khảo
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Ngữ liệu trên là một bài viết hoàn chỉnh hay trích đoạn? Dựa vào đâu để nhận định như vậy?
Trả lời:
- Ngữ liệu trên là một trích đoạn.
- Dấu hiệu nhận biết: đầu bài viết có xuất hiện kí hiệu [...] : dấu hiệu nhận biết cho đoạn trích dẫn thuộc phần sau của dấu ba chấm.
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Xác định luận điểm được nêu trong ngữ liệu.
Trả lời:
- Luận điểm được nêu trong ngữ liệu bao gồm:
+ Hình ảnh ẩn dụ: “Mây” và “sóng”
=> Miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ.
+ Biện pháp tu từ điệp ngữ nhằm khắc họa và nhấn mạnh hình ảnh ở đoạn cuối bài thơ Mây và sóng.
+ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé nhỏ, hóm hỉnh, đáng yêu mang trong mình một trái tim ấm, căng tràn yêu thương, trí tưởng tượng phong phú và giàu óc sáng tạo.
+ Một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế lại chân thành.
Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Luận điểm đó được làm sáng tỏ bằng những lí lẽ, bằng chứng nào?
Trả lời:
- Luận điểm 1: Mây và sóng ẩn dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, thơ mộng đầy hấp dẫn.
+ Gợi liên tưởng về vẻ đẹp và cuộc sống ở một thế giới mới, đầy thu hút.
+ Biện pháp ẩn dụ “buổi sớm mai vàng” (the golden dawn) đã mở ra một khoảng không gian tràn ngập ánh sáng mặt trời rực rỡ, lấp lánh.
+ Miêu tả vầng trăng trong thế giới của những người trên mây là “vầng trăng bạc” (the silver moon) là diễn tả vẻ đẹp mĩ lệ, kiêu sa.
- Phép điệp ngữ có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh ở đoạn cuối bài thơ Mây và sóng.
+ Điệp từ con vừa khẳng định vai trò chủ thể của em bé, vừa gợi cảm giác về sự hiếu động, linh lợi, nhanh nhẹn của em trong những trò chơi.
+ Điệp từ lăn gợi sự vô tư hồn nhiên, tinh nghịch có phần hóm hỉnh hoạt bát chơi bên người mẹ hiền từ.
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé rất đáng yêu với trái tim tràn đầy yêu thương, trí tưởng tượng phong phú và giàu óc sáng tạo.
+ Những câu hỏi của em bé hỏi mây và sóng thể hiện niềm yêu thích được vui chơi, tình yêu thiên nhiên, khát vọng được đặt chân đến những thế giới xa xôi, huyền bí để khám phá.
+ Em bé từ chối lời mời của những người trên mây, trong sóng vì em biết mẹ rất yêu thương em, muốn em ở bên và em cũng muốn như vậy.
Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Nêu tác dụng của câu cuối trong ngữ liệu.
Trả lời:
- Câu cuối trong ngữ liệu: “Lời của em đã nói hộ tấm lòng của mỗi chúng ta đối với mẹ của mình: Đi đâu mà bỏ mẹ già/ Gối nghiêng ai sửa, kỉ trà ai dâng? (ca dao); Mẹ già ở chốn lều tranh/ Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con (ca dao).
- Tác dụng:
+ Gợi cảm xúc chân thật của em bé trong bài thơ với mẹ, rộng hơn là tình cảm mang tính bao quát của tất cả con người, những ai có mẹ đối với mẹ mình.
+ Tính chất liên hệ bắc cầu cho thấy sự gần gũi giữa tình cảm của em bé trong bài thơ đối với mẹ và tình cảm mẫu tử được thể hiện trong ca dao người Việt.
+ Thấy được tình cảm mà em bé dành cho mẹ của mình.
+ Như một lời dăn dạy về sự hiếu thảo đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.
+ Nuôi dưỡng phẩm chất quý giá trong mỗi đứa trẻ.
*Thực hành viết theo quy trình
Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi trữ tình.
Bài viết tham khảo
Mùa thu từ lâu đã trở thành tất yếu trong cảm hứng sáng tác của các thi nhân, ta bắt gặp “Sang thu” của Hữu Thỉnh, “Tiếng thu” – Lưu Trọng Lư hay tiêu biểu là chùm thơ thu ông hoàng thơ Bắc Bộ - Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến - một cây bút trưởng thành từ những va vấp với đời cùng tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc trước bức tranh thiên nhiên mùa thu đã mang đến cho độc giả bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước sự chuyển biến của khung cảnh thiên nhiên đất trời mùa lá rụng. Bằng sự sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm trước sự vật, sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thu mang đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ thật quen thuộc và cũng thật mới lạ.
Câu cá mùa thu với chủ đề về thiên nhiên và con người mùa thu kết hợp cùng cảm hứng chủ đạo là những cảm xúc, những rung động tâm hồn và nỗi niềm tác giả trước cảnh vật thiên nhiên xen yếu tố hiện thực cuộc sống. Bên cạnh đó, là những nét độc đáo trong nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa để làm nổi bật lên chủ thể trữ tình được nói đến trong bài – mùa thu và tâm trạng nhân vật trữ tình trước thời cuộc.
Nếu Xuân Diệu lấy sắc “mơ phai” của lá để báo hiệu thu tới, Hữu Thỉnh cảm nhận qua thu qua “hương ổi” “Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se”. Thì Nguyễn Khuyến lại đắm mình trong cảnh thu với “ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Tác giả sử dụng những hình ảnh quen thuộc của Bắc Bộ để hòa mình với thiên nhiên thu, cảm xúc con người cũng chững lại.
"Thu điếu" được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.
Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao "trong veo" toả hơi thu "lạnh lẽo". Sương khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên"lạnh lẽo". Trên mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ -"bé tẻo teo". Cái ao và chiếc thuyền câu là hình ảnh trung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu của quê nhà. Theo Xuân Diệu cho biết vùng đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam có cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà "bé tẻo teo":
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo".
Các từ ngữ: "lạnh lẽo", "trong veo","bé tẻo teo" gợi tả đường nét, dáng hình, màu sắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng về.
Hai câu thơ tiếp theo trong phần thực là những nét vẽ tài hoạ làm rõ thêm cái hồn của cảnh thu:
"Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo".
Màu"biếc" của sóng hoà hợp với sắc "vàng" của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện, "lá vàng" với "sóng biếc", tốc độ "vèo" của lá bay tương ứng với mức độ "tí" của sóng gợn. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ "vèo" trong thơ của Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được một câu thơ vừa ý trong bài "Cảm thu, tiễn thu", "Vèo trông lá rụng đầy sân".
Hai câu luận mở rộng không gian miêu tả. Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời "xanh ngắt" với những tầng mây "lơ lửng" trôi theo chiều gió nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là "xanh ngắt":
"Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
(Thu vịnh)
"Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt".
(Thu ẩm)
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt".
(Thu điếu)
"Xanh ngắt" là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (mây xám), mà xanh ngắt một màu thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi, ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Hình như người dân quê đã ra đồng hết. Xóm thôn vắng lặng, vắng teo. Mọi con đường quanh co, hun hút, không một bóng người qua lại:
"Ngõ trúc quanh co khách vắng teo".
Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng mùa thu. Tất cả cảnh vật từ mặt nước "ao thu lạnh lẽo" đến "chiếc thuyền câu bé tẻo teo", từ "sống biếc" đến "lá vàng", từ "tầng mây lơ lửng đến "ngõ trúc quanh co" hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh,... có khi thoáng chút bâng khuâng, man mác, nhưng rất gần gũi, thân thiết với mỗi con người Việt Nam. Phong cảnh thiên nhiên của mùa thu quê hương sao đáng yêu thế!
Cái ý vị của bài thơ "Thu điếu" là ở hai câu kết:
"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo".
"Tựa gối ôm cần" là tư thế của người câu cá cũng là một tâm thế nhàn của nhà thơ đã thoát vòng danh lợi. Cái âm thanh "cá đâu đớp động", nhất là từ "đâu" gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Người câu cá ở đây chính là nhà thơ, một ông quan to triều Nguyễn, yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ quan. Đằng sau câu chữ hiện lên một nhà nho thanh bạch trốn đời đi ở ẩn. Đang ôm cần đi câu cá nhưng tâm hồn nhà thơ đang đắm chìm trong giấc mộng mùa thu, bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi "Cá đâu đớp động dưới chân bèo". Cho nên cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắng lặng như chính nỗi lòng của nhà thơ vậy - buồn cô đơn và trống vắng.
Âm thanh tiếng cá "đớp động dưới chân bèo" đã làm nổi bật khung cảnh tịch mịch của chiếc ao thu. Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người. Thiên nhiên đối với Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỉ. Ông đã trang trải tình cảm, gửi gắm tâm hồn, tìm lời an ủi ở thiên nhiên, ở sắc "vàng" của lá thu, ở màu "xanh ngắt" của bầu trời thu, ở làn "sóng biếc" trên mặt ao thu "lạnh lẽo"...
Thật vậy, "Thu điếu" là một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, những nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa "vèo" trong làn gió thu, tiếng cá "đớp động" chân bèo - đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước.
Nghệ thuật gieo vần của Nguyễn Khuyến rất độc đáo. Vần "eo" đi vào bài thơ rất tự nhiên thoải mái, để lại ấn tượng khó quên cho người đọc; âm hưởng của những vần thơ như cuốn hút chúng ta: trong veo - bé tẻo teo - đưa vèo - vắng teo - chân bèo. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết: "Cái thú vị của bài "Thu điếu" ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi"...
Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc"Thu điếu","Thu vịnh","Thu ẩm", chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học
Soạn bài Nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói: Nhận xét, đánh giá về ý kiên, quan điểm đó
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo