Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình trang 17 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 3,719 31/10/2022
Tải về


Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

*Tri thức về kiểu bài

Kiểu bài:

Phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ ý nghĩa, giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm trữ tình ấy.

Yêu cầu đối với kiểu bài: Ngoài những yêu cầu về nội dung và kĩ năng nghị luận văn học nói chung, khi thực hiện bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình (thơ/ văn xuôi trữ tình), bạn cần nêu và phân tích thoả đáng những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật theo đặc trưng thể loại của tác phẩm và tác dụng của chúng.

• Với các tác phẩm thơ trữ tình, cần tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng, chia đoạn,...

• Với các tác phẩm văn xuôi trữ tình như tuỳ bút, tản văn thì cần tập trung phân tích, đánh giá cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua mạch suy tư, cảm xúc; cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nhằm thể hiện suy tư, cảm xúc ấy,...

Bố cục bài viết gồm 3 phần:

Mở bài: giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

Kết bài: khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.

* Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Ngữ liệu trên là một bài viết hoàn chỉnh hay trích đoạn? Dựa vào đâu để nhận định như vậy?

Trả lời:

- Ngữ liệu trên là một trích đoạn.

- Dấu hiệu nhận biết: đầu bài viết có xuất hiện kí hiệu [...].

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định luận điểm được nêu trong ngữ liệu.

Trả lời:

 Luận điểm được nêu trong ngữ liệu bao gồm:

+ Không gian thiên nhiên tươi đẹp rực rỡ

+ Cảnh gia đình đầm ấm hạnh phúc, tình mẹ con sâu nặng.

+ Khát vọng của nhân vật và liên hệ, mở rộng với bản thân.

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Luận điểm đó được làm sáng tỏ bằng những lí lẽ, bằng chứng nào?

Trả lời:

Luận điểm

Lí lẽ, bằng chứng

Không gian thiên nhiên tươi đẹp rực rỡ

- Thiên nhiên tươi đẹp hấp dẫn, thế giới xa xôi, hư ảo, huyền bí. Thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ “buổi sớm mai vàng”, điệp ngữ…

- Không gian tràn ngập ánh sáng rực rỡ, lấp lánh, thể hiện qua các từ ngữ, biện pháp ẩn dụ “vầng trăng bạc” …

Cảnh gia đình đầm ấm hạnh phúc, tình mẹ con sâu nặng.

- Gia đình đầm ấm, hạnh phúc, thể hiện qua điệp từ con, điệp từ lăn.

Khát vọng của nhân vật và liên hệ, mở rộng với bản thân.

- Những câu hỏi của em bé hỏi mây và sóng thể hiện niềm yêu thích được vui chơi, tình yêu thiên nhiên, khát vọng được đặt chân đến những thế giới xa xôi, huyền bí để khám phá.

- Liên hệ: nỗi lòng của chúng ta với mẹ qua câu ca dao.

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nêu tác dụng của câu cuối trong ngữ liệu.

Trả lời:

- Câu cuối trong ngữ liệu: “Lời của em đã nói hộ tấm lòng của mỗi chúng ta đối với mẹ của mình: Đi đâu mà bỏ mẹ già/ Gối nghiêng ai sửa, kỉ trà ai dâng? (ca dao); Mẹ già ở chốn lều tranh/ Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con (ca dao).

- Câu cuối trong ngữ liệu có tác dụng:

+ Khẳng định nỗi lòng của người con đối với người mẹ của mình.

+ Tình cảm của em bé là tình cảm khái quát cho các em bé trên mọi miền.

+ Đó cũng như một lời dăn dạy về sự hiếu thảo đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

* Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi trữ tình.

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài

- Với đề bài này bạn sẽ chọn phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ trữ tình hay một tác phẩm văn xuôi trữ tình (tuỳ bút, tản văn,...)?

- Có thể chọn một tác phẩm đã học ở bậc trung học cơ sở như: Thơ: Đợi mẹ (Vũ Quần Phương), Sang thu (Hữu Thỉnh), Bếp lửa (Bằng Việt),... Văn xuôi trữ tình: Cốm Vòng (Vũ Bằng), Mùa phơi sân trước (Nguyễn Ngọc Tư),...

- Lựa chọn vấn đề cụ thể: Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)

Xác định mục đích viết và người đọc

- Mục đích viết: phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Những cánh buồm

- Người đọc bài viết của bạn có thể là thầy cô giáo bộ môn, bạn bè cùng lớp, phụ huynh,...

Thu thập tài liệu

Để viết được văn bản đáp ứng yêu cầu của đề bài, bạn hãy tự hỏi:

- Bạn sẽ chọn tác phẩm văn học nào để viết?

- Tìm tác phẩm đó ở đâu?

- Có những tác phẩm nào cũng đề tài với tác phẩm bạn đã chọn?

 - Chủ đề của bài thơ

- Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

-Trong tác phẩm, cách sử dụng các yếu tố hình thức nào sau đây có thể xem là đặc sắc: chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng, chia đoạn, từ ngữ, hình ảnh...?

- Cách sử dụng của yếu tố đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?...

- Chủ đề của tác phẩm này là gì?

- Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ?

- Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào?...

Lập dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)

2. Thân bài

a. Chủ đề: ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.

b. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

- Thể thơ tự do linh hoạt

- sự kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, điệp ngữ, từ láy, đối lập,…

- Hình ảnh thơ độc đáo, từ ngữ chắt lọc, tái hiện, lời thơ giản dị, tác giả đã khéo léo xây dựng ngôn ngữ đối thoại mang tính thẩm mĩ cao.

- Nhịp thơ trầm lắng, bay bổng, thể hiện được tình cảm ca con thiết tha, sâu lắng.

3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của bài thơ.

Bước 3: Viết bài:

Bài viết tham khảo:

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người, là chỗ dựa tinh thần giúp con người vượt qua bao sóng gió, thử thách trong cuộc đời. Đã có biết bao bài thơ, câu truyện hay ca ngợi tình cảm gia đình, một trong số đó là bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông). Bài thơ viết về tình cảm cha con thiêng liêng bằng lời kể giản dị, chân thành, đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc.

Bài thơ được viết năm 1963, in trong tập thơ cùng tên. Bằng thể thơ tự do, kết hợp với các yếu tố tự sự và miêu tả, bài thơ là lời kể lại của người cha về câu chuyện ước mơ của hai thế hệ, đọng lại trên trang thơ những cảm xúc dạt dào, những suy tư, hoài bão xa xăm.

Mở đầu bài thơ là cảnh hai cha con dạo chơi trên biển: “Hai cha con bước đi trên cát/ Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh”. Không gian ở đây khoáng đạt, rực rỡ với sắc màu của biển xanh và mặt trời chiếu rọi. Bóng cha và bóng con in trên nền cát mịn. Tác giả khéo léo sử dụng biện pháp đối lập giữa bóng cha - bóng con:

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch. Dài – trơn, lênh khênh - chắc nịch làm nổi bật cái già nua vì thời gian của thế hệ trước như đối lập với cái vững chãi, tự tin của cả thế hệ con cháu. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau. Hình ảnh con người hòa nhập, chan hòa với thiên nhiên. Người cha chỉ dẫn cho con bước đi trong một thế giới tràn ngập màu hồng của một chân trời tương lai đang mở rộng. Ánh mai hồng đang nhẹ nhàng chiếu sáng mở đầu cho một ngày mới. Phải chăng trong tầm mắt nhà thơ, người con đang được thừa hưởng những gì cao quý, đẹp nhất của người cha và trong lòng chợt lóe lên những tia mơ ước đầu tiên về tương lai qua câu hỏi ở phần trò chuyện tiếp theo bài thơ.

            Tiếp đó là cuộc trò chuyện của hai cha con. Người con hỏi cha:

 Cha ơi!

.. không thấy người ở đó?”

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi…” Đây là câu hỏi ngây thơ, hồn nhiên thể hiện người con mong muốn mở rộng kiến thức, khát khao được đi nhiều nơi. Đứng trước câu hỏi hồn nhiên của con, người cha nhẹ nhàng đáp:

 “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Những nơi đó cha chưa hề đi đến”. Người cha trầm ngâm, nhẹ nhàng mỉm cười giảng giải cho con những điều con thắc mắc, từng bước nâng đỡ ước mơ con. Người cha có phần tiếc nuối xa xăm về ước mơ dang dở chưa thực hiện được. Trong cuộc nói chuyện giữa hai cha con, tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Ánh nắng chảy đầy vai” làm tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ, giúp người đọc hình dung cụ thể về khung cảnh đẹp đẽ trên biển, và hình ảnh ẩn dụ cánh buồm. Cánh buồm chính là biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được mở rộng hiểu biết của người con. Dấu chấm lửng cuối lời của con Để con đi…” mang nhiều ý nghĩa. Đó không chỉ là khát vọng vươn cao vươn xa của người con mà đó còn là sự tiếp nối của thế hệ sau với thế hệ trước. Qua đây người đọc thấy được tình cảm yêu thương, trìu mến của người cha dành cho con và khao khát được khám phá những điều chưa biết của người con. Ta còn cảm nhận được sự yêu thương, tin cậy của con đối với cha.

               Phần cuối bài chính là uớc mơ của con gợi ước mơ của người cha khi còn nhỏ:

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

Người cha đã gặp lại những ước mơ, hoài bão của mình thời thơ ấu trong chính ước mơ của đứa con hôm nay. Người cha tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Câu thơ: Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con cuối bài còn cho thấy đó là sự tiếp nối của thế hệ trẻ thực hiện ước mơ của thế hệ đi trước khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.

  Tác giả như hoá thân vào hình ảnh người cha nói ra những suy nghĩ, thể hiện tình cảm cha con và đã gieo vào lòng các bạn trẻ - những thế hệ sau này một khát vọng, ước mơ khám phá, chinh phục những vùng đất mới. Và người đọc cũng thấy rõ tâm tư cảu tác giả: trân trọng tình cảm cha con thiêng liêng trong cuộc đời, trân trọng những ước mơ tuổi thơ.

Qua bài thơ “Những cánh buồm”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã “thổi”cho “cánh buồm” của mỗi người yêu thơ một phần nào đó hơi gió cuộc sống mà mai sau chúng ta sẽ càng phồng vượt xa trong chân trời mới đang mở rộng. Hi vọng rằng sẽ có thật nhiều, thật nhiều cánh buồm no gió lao đi trên biển, khơi quê hương Việt Nam dấu yêu. Mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu dự định ma mình đã đề ra để có cuộc sống tươi đẹp hơn.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

Nội dung kiểm tra

 

Đạt

Chưa đat

Mở bài

 

- Giới thiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...).

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

 

 

Thân bài

 

- Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình.

- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm.

- Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

 

 

Kết bài

 

- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm.

- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

 

 

Kĩ năng trình bày, diễn đạt

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ và bằng chứng hợp lí.

- Lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng đúng yêu cầu của diễn đạt kiểu bài.

- Sử dụng được các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa

các luận điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ.

 

 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 4

Soạn bài Chiếc lá đầu tiên

Soạn bài Tây Tiến

Soạn bài Dưới bóng hoàng lan

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 14

Soạn bài Nắng mới

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học

Soạn bài Nghe và nắm bắt quan điểm của người nói; Nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó

Soạn bài Ôn tập trang 28

1 3,719 31/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: