Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 29 Tập 2 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 29 Tập 2 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 1,792 13/10/2022
Tải về


Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 29 Tập 2

NGUYỄN TRÃI (1380 – 1442)

1. Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai, là một tác gia ở thế kỉ XV với những tác phẩm văn học lớn, đặc biệt là văn nghị luận và thơ trữ tình. Ông cũng là một nhà chiến lược quân sự tài ba đã góp công lớn trong công cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nghĩa quân Lam Son dưới sự lãnh đạo của Bình Định Vương Lê Lợi. Nguyễn Trãi đã có những đóng góp đặc sắc cho tư tưởng yêu nước thương dân truyền thống và nâng nó lên một tầm cao mới ở thời đại mình. Xem dân là gốc của nước nên suốt đời Nguyễn Trãi đeo đuổi lí tưởng nhân nghĩa “trừ bạo, yên dân”. Nhân nghĩa trước hết hướng đến nhân dân Đại Việt đang chịu cảnh lầm than dưới ách áp bức của giặc Minh; mở rộng hơn, lí tưởng nhân nghĩa của ông còn hướng đến việc xây dựng cuộc sống thanh bình, yên vui cho nhân dân ở khắp mọi nơi. Năm 1980, UNESCO đã tổ chức kỉ niệm trọng thể năm sinh của ông, như một danh nhân văn hoá.

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 29 Tập 2 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Nguyễn Trãi đã để lại một khối lượng tác phẩm văn chương đồ sộ với nhiều thể loại.

Về văn, Nguyễn Trãi có các tác phẩm như: Bình Ngô đại cáo (bản tuyên bố trước toàn dân về công cuộc đánh dẹp giặc Minh thắng lợi), Quân trung từ mệnh tập (tập sách tập hợp các thư từ và mệnh lệnh trong quân đội), Lam Sơn thực lục (sách lịch sử ghi chép về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn), Dư địa chí (sách ghi chép về địa lí nước Việt), Chí Linh sơn phú (bài phú núi Chí Linh, Vĩnh Lăng bị kí (bài văn bia Vĩnh Lăng, ghi chép về sự nghiệp Lê Thái Tổ), Băng Hồ di sự lục (sách ghi chép chuyện cũ về Băng Hồ tướng công - Trần Nguyên Đán), các chiếu, biểu (các bài chiếu soạn theo lệnh vua Lê Thái Tổ để dạy bảo thái tử, khuyên răn các quan, ban bố mệnh lệnh và bài Biểu tạ ơn).

Về thơ, sáng tác của ông có những đóng góp quan trọng cả về chữ Hán lẫn chữ Nôm. Trong đó, Ức Trai thi tập là tập thơ chữ Hán gồm 105 bài, Quốc âm thi tập là tập thơ chữ Nôm gồm 254 bài.

3. Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện một tấm lòng ưu ái sắt son, một tâm hồn phong phú, nồng hậu yêu thương đối với con người, vạn vật và một nhân cách thẳng ngay, cao thượng.

Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi là “bài ca yêu nước và tự hào dân tộc” (Phạm Văn Đồng). Với tư cách người anh hùng - nhà chiến lược quân sự trong kháng chiến chống giặc Minh, Nguyễn Trãi đã để lại những áng văn nghị luận hùng hồn, sắc bén trong những bức thư du hàng tướng giặc như Thư lại dụ Vương Thông, Thư gửi Phương Chính,... (Quân trung từ mệnh tập), trong đó nổi bật là Bình Ngô đại cáo - tác phẩm được đời sau xem là “thiên cổ hùng văn”.

Trong tự cách nhà thơ, Nguyễn Trãi đã để lại những bài thơ trữ tình tinh tế, thấm đẫm tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước và tấm lòng luôn hướng về dân như: Dục Thuý sơn, Bảo kính cảnh giới – bài 43, Thuật hứng - bài 24,... Đặc biệt, ông có nhiều đóng góp quan trọng cho thợ quốc âm, là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt phát triển và có những thành tựu rực rỡ ở những thế kỉ sau.

 Văn nghị luận là loại văn bản chủ yếu sử dụng lí lẽ và bằng chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng. Khi nghị luận,

người viết phải nêu được ý kiến, vấn đề (luận đề) rõ ràng, luận điểm thuyết phục, lí lẽ và bằng chứng đầy đủ, xác đáng, giúp người đọc, người nghe tán đồng, chia sẻ quan điểm, tư tưởng của mình. Mọi lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong nghị luận đều phải nhằm củng cố và làm sáng tỏ luận điểm. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của luận điểm, ở tính mạch lạc, chặt chẽ của lập luận, ở niềm tin vào chân lí, chính nghĩa; sự trung thực, chân thành trong tình cảm, cảm xúc của người viết, người nói.

Văn nghị luận trung đại mang các đặc điểm của văn nghị luận nói chung nhưng cũng có một số khác biệt đáng lưu ý: tính quy phạm về thể văn, ngôn ngữ và thường có tính chất tổng hợp “bất phân” giữa văn với sử, với triết, giữa văn hình tượng với văn luận lí...

Bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội trong căn bản nghị luận

 Bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội là điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội liên quan đến văn bản, giúp cho việc hiểu văn bản được sâu sắc hơn. Với việc đọc hiểu văn bản nghị luận cũng vậy. Cần tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm để hiểu rõ mục đích viết, nội dung của văn bản.

Ví dụ khi đặt Bình Ngô đại cáo vào bối cảnh nhân dân ta chịu biết bao thống khổ dưới ách cai trị của giặc Minh ở đầu thế kỉ XV mới hiểu rõ ý chí “căm giặc nước thề không cùng sống”, sự kiên trì “nếm mật nằm gai” của người lãnh tụ nghĩa quân cũng như sự hội tụ của lòng dân đã mang đến thắng lợi tất yếu cho đội quân chính nghĩa. Hay khi đặt Thư lại dụ Vương Thông vào bối cảnh giặc Minh đang liên tục bại trận, bị vây hãm,“kế cùng lực kiệt” mới thấy được sự xuất hiện hợp thời và hiệu quả tâm lí của bức thư với sự phân tích thời và thế cùng những nguyên nhân tất bại của quân giặc một cách sắc bén, có cơ sở, đủ chứng cứ thuyết phục.

Lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa

• Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm

Ví dụ: Ông ấy là một đọc giả khó tính.

Cách sửa: Nên dùng từ độc giả hoặc từ ngữ thuần Việt người đọc.

• Dùng từ không đúng nghĩa

Ví dụ: Tự ti là một trong những yếu điểm của anh ấy.

Ở câu này, người viết dùng sai từ yếu điểm (điểm quan trọng).

Cách sửa: Thay từ yếu điểm bằng từ nhược điểm hoặc điểm yếu.

• Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp

Ví dụ: Những căn nhân và người làm thơ thời trung đại thường chuộng dùng điển cố.

Ở câu này, việc kết hợp căn nhân (từ Hán Việt) và người làm thơ (cụm từ thuần Việt) không phù hợp.

Cách sửa: Nên dùng cả hai từ ngữ Hán Việt là căn nhân và thi sĩ hoặc cả hai từ ngữ thuần Việt là người viết văn và người làm thơ.

• Dùng từ không phù hợp với phong cách

Ví dụ: Dạo này sức khoẻ thân mẫu bạn thế nào?

Đây là câu hỏi giao tiếp thông thường giữa hai người bạn nên cần giản dị, gần gũi hơn là trang trọng, kiểu cách; do đó việc dùng từ Hán Việt là không cần thiết.

Cách sửa: Dùng từ thuần Việt mẹ thay cho từ Hán Việt thân mẫu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Bình ngô đại cáo

Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông lần nữa

Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44

Soạn bài Dục Thúy Sơn

Soạn bài Nguyễn Trãi- nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Soạn bài Ôn tập trang 58

1 1,792 13/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: