Soạn bài Dưới bóng hoàng lan trang 10 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Dưới bóng hoàng lan Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 25132 lượt xem
Tải về


Soạn bài Dưới bóng hoàng lan

* Sau khi đọc

Nội dung chính văn bản Dưới bóng hoàng lan: Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Qua đó người đọc thấy được khung cảnh đơn sơ, giản dị nhưng đầy chất thơ, thấm đượm hương vị của tình người.

Soạn bài Dưới bóng hoàng lan Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt,..? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn?

Trả lời:

- Khi bước vào ngôi nhà của bà, điều khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt,... là sự vẹn nguyên của không gian xưa, hình ảnh thân thương của người bày sự tĩnh lặng, bình yên, ấm áp của căn nhà xưa, tình cảm e ấp, ngọt dịu không thể nói thành lời với người thiếu nữ năm nào,...

- Những điều ấy đã tạo nên sự khác biệt giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn: không gian bên trong là không gian của kí ức ngọt ngào, của tình yêu thương, của sự bình yên nơi tâm hồn, đó là điều mà không gian xô bồ, ồn ào bên ngoài khu vườn không bao giờ có được. Sự khác biệt ấy đã xoa dịu, nâng đỡ tâm hồn Thanh sau những ồn ào, mệt mỏi, tấp nập của đời sống phố thị.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?

Trả lời:

- Một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại:

mùi hương thoang thoảng của cây hoàng lan trong hiện tại với hình ảnh cái cây chàng thường hay chơi nhặt hoa dưới gốc thuở nhỏ hình ảnh bà ở hiện tại với cái cảm giác được bà che chở, chăm sóc như những ngày còn nhỏ, hình ảnh cô thiếu nữ xinh xắn của hiện lại với hình ảnh cô bé hàng xóm vẫn sang chơi với chàng trong vườn năm nào…

- Sự đan xen ấy đem đến cho người đọc cảm nhận quá khứ gắn bó mật thiết với hiện tại, quá khứ nâng đỡ hiện tại,...

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?

Trả lời:

- Những kỉ niệm tuổi thơ đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà:

+ Chơi đùa cùng con mèo già.

+ Hình ảnh người bà che chở cho chàng hồi còn nhỏ.

+ Con mèo già tròn mình nằm, mắt lim dim trong sự bình yên và nhãn nhã.

+ Chàng hay chơi nhặt hoa dưới gốc cây hoàng lan.

+ Những ngày chơi cùng với Nga trong vườn cây hoàng lan.

- Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh niềm xúc động lẫn cảm nhận về sự bình yên, êm ả, ấm áp khi trở về nhà.

- Điều đó cho thấy Thanh cũng là một người rất nhạy cảm, tinh tế.

Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?

Trả lời:

- Tình cảm giữa Thanh và Nga có sự pha trộn giữa những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ với những ngọt ngào, e ấp, ý nhị của tình cảm đôi lứa, tình cảm ấy trong sáng, nhẹ nhàng, lãng mạn mà sâu lắng. Cả hai đều biết và hiểu rõ về tình cảm của đối phương nhưng không ai dám thổ lộ với ai.

Tình cảm của Thanh và Nga vừa HS có thể dựa vào những chi tiết trong VB để cảm nhận về điều đó:

- Có thể dựa vào một số chi tiết như: Cô Nga, cô bé hàng xóm vẫn sang chơi với chàng trong vườn, và mỗi lần về, chàng lại gặp ở nhà như một người thân mật, có lúc chàng lầm tưởng Nga chính là em gái ruột của mình, và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước,...

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện này?

Trả lời:

- Câu nói “đi để trở về: hai từ đi, về ở đây đều nhiều hơn một nghĩa.

+ Trở về mới là cái đích. Đi là để được học hỏi, mở mang để trở về với quê hương, cũng là để hiểu hơn về giá trị của những gì tưởng chừng rất đỗi thân quen, bình dị. Những ngày tháng xa nhà thường khiến người ta dễ cảm nhận hơn giá trị của những vùng kí ức thân thương, dịu ngọt. Tình cảm của những người thân yêu, mái nhà quen thuộc của thuở ấu thơ,... tất cả những điều đó luôn đem đến cho ta những gì bình yên, thanh thản, ấm áp nhất.

+ Đi để mở mang hiểu biết, để hiểu hơn chính mình và cũng để tìm kiếm những cái được gọi là giá trị đích thực, trong đó có những thứ vốn dĩ vẫn luôn sẵn lòng dang rộng vòng tay yêu thương chờ đón ta trở về là gia đình và quê hương.

+ Đi xa để rồi trở về và càng cảm thấy trân quý hơn những kí ức ngọt ngào, hạnh phúc, đong đầy yêu thương bên mái nhà xưa. Trở về cũng là để đi xa hơn trong sự nhận thức về bản thân và cuộc sống quanh ta

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 4

Soạn bài Chiếc lá đầu tiên

Soạn bài Tây Tiến

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 14

Soạn bài Nắng mới

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học

Soạn bài Nghe và nắm bắt quan điểm của người nói; Nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó

Soạn bài Ôn tập trang 28

1 25132 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: