Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ trang 95 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 8922 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ

* Tri thức về kiểu bài

Kiểu bài:  Bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu là kiểu bài trình bày quy trình, phương pháp, các dữ liệu và kết quả của một quá trình nghiên cứu.

Yêu cầu đối với kiểu bài:

• Nội dung trình bày chính xác, đầy đủ, hợp lí các kết quả nghiên cứu.

• Ngôn ngữ chính xác, khách quan.

• Sử dụng hợp lí cước chú và các phương tiện phi ngôn ngữ như số liệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ.

 • Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo đúng quy cách.

• Bố cục bài viết đảm bảo các phần:

 Nhan đề: khái quát được đề tài nghiên cứu.

Tóm tắt: nêu bối cảnh nghiên cứu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở lí thuyết: nêu khái niệm, lí thuyết nền tảng để triển khai đề tài.

Kết quả nghiên cứu: trình bày các kết quả nghiên cứu với các lí lẽ và bằng chứng thích hợp.

Kết luận: khái quát những ý chính từ kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp, hướng phát triển của đề tài.

Tài liệu tham khảo: sắp xếp tài liệu liên quan đến đề tài theo tên tác giả, tên tài liệu, năm xuất bản, nhà xuất bản (trình tự alphabet).

* Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo

Nghiên cứu mức độ quan tâm của học sinh khối 10 trường Đ.K với hò Nam Bộ

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bài viết trên có đáp ứng yêu cầu về bố cục của kiểu bài báo cáo kết quả nghiên cứu?

Trả lời: 

- Bài viết trên đã đáp ứng đủ yêu cầu về bố cục của kiểu bài báo cáo kết quả nghiên cứu.

Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhan đề và phần Tóm Tắt của bài báo cáo có đặc điểm gì ?

Trả lời:

- Nhan đề và phần Tóm tắt của bài nêu khá ngắn gọn về nội dung của bài viết.

Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định những câu hỏi cho thấy vấn đề nghiên cứu.

Trả lời:

Một số câu hỏi có thể đặt ra như:

- Học sinh có nghe đến điệu hò Nam Bộ chưa?

- Bạn có ý định tìm hiểu về hò Nam Bộ không?

- Mức độ mong muốn tìm hiểu về hò Nam Bộ của học sinh như thế nào?

Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Để tìm hiểu về mức độ quan tâm của các bạn học sinh khối 10 trường Đ.K. với điệu hò Nam Bộ, các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học nào?

Trả lời:

     Để tìm hiểu về mức độ quan tâm của các bạn học sinh khối 10 trường Đ.K. với điệu hò Nam Bộ, các tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn.

Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phần trích dẫn và cước chú trong bài viết có chức năng gì? Cần chú ý điều gì khi trình bày trích dẫn và cước chú?

Trả lời:

- Phần trích dẫn và cước chú trong bài viết làm tăng độ tin cậy, rõ ràng của các kết quả nghiên cứu.

- Khi trình bày trích dẫn và cước chú cần tuân thủ đúng theo yêu cầu như: chú thích phải ghi rõ nguồn, cước chú in đậm hoặc in nghiêng…

Câu 6 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong bài viết, tác giả đã sử dụng những phương tiện hỗ trợ nào để trình bày kết quả nghiên cứu? Từ đó bạn rút ra bài học gì khi dùng các phương tiện hỗ trợ trong bài báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học?

Trả lời:

- Tác giả đã sử dụng phương tiện hỗ trợ là: bảng và biểu đồ thống kê.

- Khi dùng các phương tiện này, chúng ta cần phải chuẩn bị được số liệu cụ thể, lựa chọn được phương tiện hỗ trợ phù hợp với kết quả mình nghiên cứu được.

Câu 7 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Ở phần kết luận, các tác giả đã đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo phát triển từ báo cáo khoa học này. Hướng nghiên cứu ấy là gì ?

Trả lời:

     Hướng nghiên cứu tiếp theo phát triển từ báo cáo khoa học là: nghiên cứu về hiệu quả của các giải pháp đưa điệu hò Nam Bộ đến gần hơn với giới trẻ.

* Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bạn hãy chọn một trong hai đề sau, thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo:

Đề 1: Trường bạn tổ chức cuộc thi Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước (Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ). Bạn hãy thành lập nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.

Đề 2: Nhóm học tập của bạn được ban biên tập đặc san của trường đặt viết cho chuyên mục Tôi tập làm nhà nghiên cứu một báo cáo về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian đã học. Sau khi thực hiện đề tài, bạn hãy viết một báo cáo về kết quả nghiên cứu của nhóm mình.

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài

- Đề tài của bài viết chính là đề tài lựa chọn để nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu, bạn nên chọn đề tài có tính thiết thực, khơi gợi được ở người đọc mối quan tâm, hứng thú.

-Xác định đề tài: Tìm hiểu mức độ quan tâm của học sinh lớp bạn đối với một địa danh lịch sử hoặc di sản văn hoá truyền thống tại địa phương.

Mục đích viết, người đọc

- Mục đích viết: Tìm hiểu mức độ quan tâm của học sinh lớp bạn đối với một địa danh lịch sử hoặc di sản văn hoá truyền thống tại địa phương.

- Người đọc bài viết của bạn có thể là thầy cô giáo bộ môn, bạn bè cùng lớp, phụ huynh,...

Thu thập tài liệu

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, bạn cần tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài như báo chí, sách biên khảo, bài phỏng vấn chuyên gia, các công trình nghiên cứu khoa học... Bạn có thể đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu bằng cách trả lời những câu hỏi: Tài liệu được công bố khi nào? Ai là tác giả? Đơn vị công bố...

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Bạn xử lí các tư liệu thu thập được và phác thảo các ý tưởng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, dự tính những trích dẫn, cước chú và phương tiện phi ngôn ngữ sẽ sử dụng để hỗ trợ cho bài viết.

Lập dàn ý

Từ các ý đã tìm được, bạn sắp xếp các ý sao cho đảm bảo các phần trong bố cục bài báo cáo. Để phần nội dung được mạch lạc, rõ ràng, bạn có thể chia thành các đề mục, mỗi đề mục thể hiện một luận điểm trình bày kết quả nghiên cứu. Các đề mục cần được diễn đạt rõ ràng dưới dạng cụm từ, đảm bảo tính lô-gíc, tính liên kết, cùng hướng về làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. 

Bước 3: Viết bài:

Bài viết tham khảo:

Tìm hiểu mức độ quan tâm của học sinh lớp 6 đối với địa danh lịch sử

Đền Tống Trân, Cúc Hoa

Tóm tắt:

“Quê hương nếu ai không nhớ/Sẽ không lớn nổi thành người”. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi chúng ta trở về sau bộn bề của cuộc sống. Gắn với quê hương là các di tích lịch sử, tuy nhiên các di tích đang dần bị mai một, quên lãng do sự hội nhập quốc tế, con người mải mê với số hóa, công nghiệp hóa. Để có thể bảo tồn các giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc nói chung và di tích lịch sử nói riêng, việc giáo dục giới trẻ là rất quan trọng. Bài viết khảo sát mức độ quan tâm của các học sinh lớp 6 trên địa bàn xã đối với địa danh lịch sử Đền Tống Trân, Cúc Hoa để từ đó đề ra những giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển, đưa các giá trị văn hoá truyền thống đến gần hơn với các bạn trẻ .

I. Giới thiệu về di tích Tống Trân Cúc Hoa

Đền Tống Trân- Cúc Hoa thờ Lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân và công chúa Cúc Hoa tại xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Đến với đền Tống Trân du khách sẽ được ngắm dòng sông Luộc trong xanh, dạo bước trên triền đê và thưởng thức hương thơm dịu mát cùng với vẻ đẹp của các đầm sen đang đua nhau nở rộ vào những ngày hè.  

Từ ngoài vào, chúng ta sẽ dảo bước trên con đường nhỏ, hai bên là những hàng cây tỏa bóng mát. Tiếp đến là Nghi môn xây hai tầng tám mái. Phần cổ diêm ghi chữ Hán “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên từ môn” (cổng đền Lưỡng Quốc Trạng Nguyên). Qua nghi môn là đến khoảng sân rộng lát gạch. Giữa khoảng sân là táp môn hình cuốn thư đề tài thơ chữ Hán nội dung ca ngợi cảnh đẹp ngôi đền. Trước sân là “ao mắt rồng” quanh năm nước trong xanh. Nước trong ao thường được dùng để vo gạo, nấu xôi, đóng oản vào mỗi dịp lễ hội của đền. Bao quanh ao là hồ rộng được trồng sen, mỗi mùa sen nở tỏa hương thơm ngát cả khu đền.  Gian giữa hậu cung là nơi đặt khám và tượng thờ Trạng Nguyên Tống Trân. Hai gian bên là ngai thờ Dương Tam Kha và Đoàn Thượng.  Ngoài khu thờ chính còn có đền Mẫu là nơi thờ vọng bà Cúc Hoa, người vợ hiền tần tảo của Tống Trân. 

Để tưởng nhớ đến công lao của bậc hiền tài, hàng năm lễ hội đền Tống Trân được tổ chức từ ngày 10-17/4 âm lịch, trong đó ngày 13 và ngày 14 là ngày hội chính. Đền Tống Trân được nhà nước xếp hạng là di tích “Lịch sử” cấp Quốc gia năm 1991.

II. Khảo sát mức độ quan tâm của học sinh lớp 6 đối với địa danh lịch sử Đền Tống Trân, Cúc Hoa

Phương pháp nghiên cứu là điều tra, phỏng vấn học sinh lớp 6 trên địa bàn xã Đ.Đ huyện P.C bằng phiếu hỏi, tổng phiếu là 100 phiếu.

          Câu hỏi đầu tiên được nhóm nghiên cứu đưa ra là: Các bạn có nghe/biết đến di tích lịch sử Tống Trân, Cúc Hoa hay không? Sau khi thu thập ý kiến từ các bạn học sinh, thu được kết quả như sau:

Ý kiến

Lượt trả lời

Tỉ lệ

Đã nghe/biết đến

82

82%

Chưa nghe/biết đến

18

18%

Bảng: Mức độ quan tâm của học sinh lớp 6 đối với Đền Tống Trân, Cúc Hoa

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rằng, tỉ lệ học sinh đã nghe/biết đến di tích lịch sử này chiếm tỉ trọng lớn (82%), tỉ lệ học sinh chưa nghe/biết đến di tích lịch sử này chiếm tỉ trọng nhỏ (18%). Điều đó chứng tỏ các em học sinh rất quan tâm đến giá trị văn hóa, đến cội nguồn quê hương.

Câu hỏi thứ hai mà nhóm nghiên cứu đưa ra để tìm hiểu về mức độ quan tâm của các em học sinh với di tích Tống Trân Cúc Hoa là: Em đã từng đến đó chưa, em có muốn tìm hiểu về khu di tích này không? Kết quả khảo sát thu được như sau:

Câu trả lời

Số trả lời

Tỉ lệ

Chưa đến, có quan tâm

62

62%

Chưa đến, không quan tâm

2

2%

Đã đến, có quan tâm

31

31%

Đã đến, không quan tâm

5

5%

Bảng: Mong muốn tìm hiểu của học sinh lớp 6 đối với Đền Tống Trân, Cúc Hoa

    

Biểu đồ: Mong muốn tìm hiểu Đền Tống Trân, Cúc Hoa của học sinh lớp 6

          Dựa vào biểu đồ trên chúng ta có thể thấy rằng mức độ quan tâm của học sinh lớp 6 với đền Tống Trân, Cúc Hoa ở mức độ khá cao, chiếm 93% (93 học sinh chọn). Điều đó chứng tỏ rằng các em rất hứng thú với di sản văn hóa địa phương. Và có 7 em, ứng với 7% các em không quan tâm. Qua phỏng vấn nhanh nhóm tìm hiểu được nguyên nhân các bạn quan tâm tới di sản văn hóa này là bởi: đây là di sản văn hóa nổi tiếng của huyện nhà, tham gia vào lễ hội có nhiều trò chơi thú vị và hiểu hơn về lịch sử; hơn nữa các em sắp có bài trải nghiệm về một di tích ở quê hương nên mong muốn có thêm thông tin để làm tư liệu báo cáo. Những trường hợp không quan tâm là bởi các em không thích học tập, ngại giao tiếp.

III. Kết luận

Như vậy, từ nghiên cứu trên, có thể kết luận học sinh lớp 6 trường Đ.Đ rất quan tâm tới di sản văn hóa của địa phương. Mặc dù lí do quan tâm hơi thiên về lợi ích cá nhân, nhưng các em vẫn có ý thức và mong muốn được tìm hiểu khám phá di sản văn hóa quanh mình. Để giúp các em lớp 6 nói riêng và các em học sinh nói chung thêm yêu mến các giá trị truyền thống, di sản quê hương thì cần có giải pháp thiết thực như: tổ chức tham quan, đưa vào hoạt động trải nghiệm trong nhà trường…  Các biện pháp đó sẽ có những đóng góp thiết thực vào việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống, di sản văn hóa của đất nước.

IV. Tài liệu tham khảo

1. congthongtindientutinhhungyen.vn

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá theo bảng điểm:

Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 80

Soạn bài Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam

Soạn bài Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống; Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật

Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90

Soạn bài Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây

Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu

Soạn bài Nghe và nắm bắt nội dung trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu

Soạn bài Ôn tập trang 107

1 8922 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: