Soạn bài Hịch tướng sĩ trang 92 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Hịch tướng sĩ Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 4464 lượt xem
Tải về


Soạn bài Hịch tướng sĩ

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bạn hãy sưu tầm tư liệu, hình ảnh, phim tài liệu, giai thoại,... để chia sẻ với các thành viên trong lớp về chủ đề:

1. Hào khí Đông A của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

2. Tài và đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Trả lời:

- Tư liệu, hình ảnh, phim tài liệu, giai thoại,... về:

1. Hào khí Đông A của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

Soạn bài Hịch tướng sĩ Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Tài và đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

- Là một vị tướng có tài, mưu lược có tầm nhìn sáng suốt sâu rộng, có tình yêu thương dân, trọng dân và lo cho dân.
- Là người có tấm lòng nhân nghĩa, trung hiếu với nhà vua, dù tài giỏi nhưng chỉ phò trợ vua, và vô cùng nghiêm khắc trong chuyện giáo dục con cái. Ông là một người thận trọng, chín chắn trong mọi việc, có chủ kiến, quyết đoán trong hành động, luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình.

* Đọc văn bản

1. Suy luận: Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm gì chung?

Trả lời:

- Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm chung là: xả thân mình để cứu chủ, cứu vua => những nhân vật tận trung với chủ, với nhân dân và đất nước.

2. Suy luận: Trong phần 2, tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn nào để bày tỏ tình cảm của bản thân?

Trả lời:

Trong phần 2, tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn để bày tỏ tình cảm của bản thân:

- “Ta cùng các ngươi sinh phải thời lọa lạc, lớn gặp buổi gian nan.”

- Nói về giặc: "lưỡi cú diều", "thân dê chó".

- “Ta quên ăn…ruột đau như cắt,nước mắt đầm đìa…chưa xả thịt lột da, uống máu quân thù…”

3. Suy luận: Giọng điệu ở phần 3 là người trên nói với kẻ dưới hay là lời người đồng cảnh ngộ?

Trả lời:

- Giọng điệu ở phần 3 vừa là người trên nói với kẻ dưới (Lời của Trần Quốc Tuấn nói với quan quân triều đình), nhưng cũng vừa là lời của người đồng cảnh ngộ (cùng cảnh thời buổi loạn lạc, đất nước nguy nan).

* Sau khi đọc

Nội dung chính văn bản Hịch tướng sĩ: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách và tình cảnh đất nước. Từ đó phê phán những biểu hiện sai lầm trong hàng ngũ quân sĩ và kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ. Qua đó thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng.

Soạn bài Hịch tướng sĩ Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tóm tắt các phần của Hịch tướng sĩ và chỉ ra hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):

TT

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

1

 

 

2

 

 

Trả lời:

TT

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

1

Những tấm gương trung nghĩa đời trước.

 

- Lí lẽ: từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào cũng có, được lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ.

+ Bằng chứng: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Nguyễn Văn Lập, Xích Tu Tư.

2

Nỗi căm thù của Trần Quốc Tuấn trước những tội ác và hành động ngang ngược của giặc

- Lí lẽ 2.1: ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan

- Bằng chứng 2.1: sứ giặc nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa để thoả lòng tham, thu bạc vàng vét của kho có hạn.

- Lí lẽ 2.2: “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”, “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác đất nước ta này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

 

3

Phê phán những biểu hiện sai của binh sĩ đồng thời khẳng định thái độ đúng đắn trước tình cảnh hiện tại của nước.

-Lí lẽ 3.1: nhắc lại ân tình giữa Trần Quốc Tuấn và binh sĩ, so sánh dân tình đó với các tấm gương nhân nghĩa thuở trước.

-Lí lẽ 3.2: phê phán thái độ thờ ơ, chỉ lo hưởng thụ của binh sĩ và khẳng định tác hại của thái độ ấy

- Bằng chứng 3.2: “nhìn chủ nhục mà biết lo”, “làm tướng triều đình hầu quân giặc mà không biết tức”…nếu có giặc tràn sang thì “cựa gà trống không thể làm thủng áo giáp sắt

của giặc”, “mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh”,...

- Lí lẽ 3.3: khẳng định thái độ đúng đắn là phải luôn cảnh giác trước giặc ngoại xâm và cần rèn luyện binh sĩ để sẵn sàng đánh giặc, có như vậy mới bảo vệ được đất nước, mang lại vinh quang cho bản thân và gia tộc.

+ Bằng chứng 3.3: “thái ấp ta vững bền,... bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ", "gia quyến ta được êm ấm gối chăn,... vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão”,...

4

Khích lệ binh sĩ chuyên tâm học theo "Binh thư yếu lược” để đánh giặc cứu nước.

- Lí lẽ 4.1: học theo sách Binh thư yếu lược là theo đạo thần chủ.

- Lí lẽ 4.2:mối thù không đội trời chung với giặc không cho phép binh tướng lơ là, cần học Binh thư yếu lược để tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ bờ cõi, đó cũng là chân lí, lẽ phải để "rửa nhục", “đứng trong trời đất”.

 

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra một số yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ (chú ý đến giọng văn bản, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản,...). Theo bạn, các yếu tố biểu cảm này có tác dụng gì?

Trả lời:

- Một số yếu tố biểu cảm trong văn bản:

+ Giọng điệu: cảm phục khi nói về những tấm gương trung nghĩa đời trước; mỉa mai trước những biểu hiện sai của binh sĩ, căm tức trước những tội ác của giặc, giọng điệu động viên khích lệ tinh thần các tướng sĩ….

+ Các biện pháp tu từ (hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản): uốn lưỡi cú diều, thân dê chó; như đem thịt mà nuôi hổ đói; ta thường tới bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa…

- Tác dụng của các yếu tố biểu cảm:

+ Tác động đến tướng sĩ (đối tượng VB trực tiếp hướng đến): Cảm phục trước những tấm gương trung nghĩa trong lịch sử, khơi gợi sự cảm kích trước ân tình giữa họ và Trần Quốc Tuấn, thấu hiểu và kính trọng tấm lòng của Trần Quốc Tuấn với đất nước, nhận ra những sai lầm của bản thân và sẵn sàng thay đổi, khơi gợi lòng căm thù giặc và ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi với non sông, khơi dậy ý chí quyết tâm rèn luyện theo Binh thư yếu lược.

+ Tác động đến người đọc sau này: trân trọng, biết ơn lòng yêu nước và sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của Trần Quốc Tuấn nói riêng, quân dân thời nhà Trần nói chung, trân trọng lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc, khơi gợi sự phản tự về trách nhiệm của bản thân với đất nước...

Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy chỉ ra mục đích viết của từng phần và mục đích viết của văn bản theo sơ đồ sau (làm vào vở):

Soạn bài Hịch tướng sĩ Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Soạn bài Hịch tướng sĩ Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cách sắp xếp các luận điểm có tác dụng như thế nào trong việc thực hiện mục đích của văn bản Hịch tướng sĩ?

Trả lời:

Các luận điểm được sắp xếp lần lượt:

- Luận điểm 1: Nêu những tấm gương trung nghĩa sẽ được lưu danh muôn thuở → tạo lập được một cơ sở lập luận vững chắc cho VB.

- Luận điểm 2: Nêu tình cảnh hiện tại của nước nhà → thể hiện sự căm ghét với tội ác của giặc.

- Luận điểm 3: Dựa trên cơ sở đã nêu, phân tích những sai lầm của binh sĩ và hậu quả phân tích lẽ phải cần theo và ích lợi.

- Luận điểm 4: Kết luận, khẳng định rằng binh sĩ cần chuyên tâm học theo Binh thư yếu lược.

=> Tất cả đều hướng tới thực hiện mục đích của văn bản thuyết phục binh sĩ và người đọc sau này về quan điểm của tác giả.

Câu 5 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Qua văn bản, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện quan điểm như thế nào về trách nhiệm của các tướng sĩ với đất nước trong việc chống quân Mông - Nguyên xâm lược?

Trả lời:

- Theo Trần Quốc Tuấn, các tướng sĩ có trách nhiệm: bảo vệ đất nước, chuyên tâm học theo Binh thư yếu lược để chống lại giặc Mông-Nguyên xâm lược.

=> Đó là việc làm theo lẽ phải, theo chính nghĩa, xuất phát từ cơ sở trách nhiệm của đấng nam nhi với Tổ quốc; từ cơ sở tuân theo đạo thần - chủ, từ lợi ích của cá nhân và dòng tộc của từng binh sĩ.

Câu 6 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo bạn, hào khí Đông A đã thể hiện như thế nào trong văn bản Hịch tướng sĩ?

Trả lời:  

- Hào khí Đông A là: chính là hào khí của nhà Trần, là câu nói được dùng để chỉ sự mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng, phóng khoáng của người sống dưới thời nhà Trần. Dễ thấy đây là thời kì có nhiều chiến công lẫy lừng khi cả ba lần đều đánh tan nát quân xâm lược Mông Nguyên. Những biểu hiện nổi bật của hào khí Đông A chính là tinh thần tự lập, tự cường, lòng yêu nước vô cùng nồng nàn cùng khát vọng lập công cứu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.

- Hào khí Đông A thể hiện trong văn bản Hịch tướng sĩ là:

+ Tinh thần tự lập tự cường: sự gắn bó về vận mệnh của bản thân với vận mệnh của binh sĩ và vận mệnh quốc gia, dân tộc; đem sự vinh – nhục của bản thân gắn với sự vinh - nhục của binh sĩ, của quốc gia, dân tộc.

+ Tinh thần yêu nước, căm thù giặc: những tội ác của giặc.

+ Khát vọng cứu nước: thể hiện qua việc tác giả lập luận vừa trên lập trường người bề trên nói với kẻ dưới, vừa trên lập trường những người đồng cảnh ngộ. Từ đó đưa ra những biện pháp để chống giặc.

Câu 7 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Văn bản Hịch tướng sĩ gợi cho bạn suy nghĩ gì về tình yêu nước? Hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (tranh minh họa, áp phích, clip ngắn,...) để thể hiện suy nghĩ của mình.

Trả lời:

- Văn bản Hịch tướng sĩ gợi suy nghĩ về tình yêu nước: trong hoàn cảnh đất nước hiện tại, yêu nước gắn liền với hành động thiết thực: lập trường tư tưởng vững vàng, có ý thức học tập để xây dựng, phát triển đất nước….

- Tham khảo hình ảnh:

Soạn bài Hịch tướng sĩ Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 90

Soạn bài Nam quốc sơn hà- Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Soạn bài Đất nước

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100

Soạn bài Tôi có một giấc mơ

Soạn bài Viết bài luận về bản thân

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Soạn bài Ôn tập trang 113

1 4464 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: