Soạn bài Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam trang 82 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 5,897 27/10/2022
Tải về


Soạn bài Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo bạn, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.

Trả lời:

- Theo em di sản văn hóa là những vật thể và phi vật thể có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học được truyền từ đời này qua đời khác. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).

- Một di sản văn hóa của địa phương: Đền Tống Trân- Cúc Hoa thờ Lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân và công chúa Cúc Hoa tại xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Để tưởng nhớ đến công lao của bậc hiền tài, hàng năm lễ hội đền Tống Trân được tổ chức từ ngày 10-17/4 âm lịch, trong đó ngày 13 và ngày 14 là ngày hội chính. Đền Tống Trân được nhà nước xếp hạng là di tích “Lịch sử” cấp Quốc gia năm 1991.

Câu hỏi 2 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.

Trả lời:

- Em đã từng được tham quan làng tranh Đông Hồ.

- Những kiến thức em biết về tranh Đông Hồ:

+ Một số bức tranh Đông Hồ: Đám cưới chuột, Lợn ỷ có xoáy Âm dương, Đàn gà…

+ Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp; trộn với hồ dán; rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy đó.

+ Quá trình chế tác:

- Sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ: mỗi mẫu sẽ có 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.

- Chuẩn bị giấy Dó: để có được tờ giấy dó hoàn chỉnh, người ta phải chọn lựa từng loại vỏ Dó được lấy từ trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô, đóng xén thành phẩm. Cuối cùng là quét hồ điệp.

- In tranh: Màu sắc trong tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên: màu đỏ lấy từ gạch non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá tràm, trắng từ vỏ sò điệp. Thường để in một tranh cần phải có 5 bản khắc, in trong 5 lần.

- Phơi tranh: sau khi tranh đã in xong sẽ được phơi cho khô.

* Đọc văn bản

1.  Theo dõi: Đoạn văn in nghiêng này có vai trò như thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?

Trả lời:

Đoạn văn in nghiêng nằm ngay ở phần đầu tiên của văn bản, giúp cho người đọc nắm được thông tin cơ bản nhất, khái quát nhất về bức tranh dân gian Đông Hồ mà tác giả đề cập đến. Từ đó, kích thích độc giả đọc toàn bộ văn bản để tìm hiểu sâu hơn về loại hình dân gian này.

2.  Đọc lướt: Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?

Trả lời:

- Tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc: màu xanh, màu vàng, màu đen, màu đỏ. → Đây là 4 gam màu cơ bản của tranh dân gian Đông Hồ.

3. Theo dõi: Tóm tắt các công đoạn chính để làm nên một bức tranh đông hồ.

Trả lời:

Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao gồm: Vẽ mẫu → Can lại rõ ràng từng nét→ xếp vào bản khắc gỗ→ in tranh.

4. Theo dõi: Đoạn cuối này có hé mở thêm một điều gì đó trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?

Trả lời:

Quan điểm và cách đưa tin của người viết:

- Nêu lên thời kì cực thịnh của tranh Đông Hồ, ngày nay đang bị mai một, cần có những hành động giữ gìn, bảo tồn như: thu mua, lưu giữ bản khắc, phục chế các bản khắc gỗ.

* Sau khi đọc

Nội dung chính văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam: Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về nét đặc sắc của tranh Đông Hồ - một sản phẩm văn hóa dân gian Việt Nam ở các khía cạnh: đề tài, chủ đề, nguyên liệu, quy trình chế tác…    

Soạn bài Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản

Trả lời:

- Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao gồm:

+ Vẽ mẫu.

+ Can lại rõ ràng từng nét, bảng mày bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.

+ Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.

+ Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.

Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.

Trả lời:

Đề tài của văn bản trên: Tranh dân gian Đông Hồ.

- Một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản:

+ Đoạn “Giấy in tranh Đông Hồ...in tranh Đông Hồ” (mục 2) miêu tả chất liệu tranh đông Hồ.

+ Đoạn “Khi in…hồ nếp đặc quánh” (mục 3) miêu tả công đoạn in tranh

+ Mục 4: miêu tả về sự rộn ràng buổi chợ tranh Tết: “Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng”.

- Mục đích của việc lồng ghép các yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản giúp người đọc nắm bắt được thông tin cụ thể về tranh Đông Hồ. Đồng thời thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết với đề tài đó.

Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Theo bạn, nội dung của các mục 1, 2, 3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?

Trả lời:

- Nội dung của các mục 1, 2, 3 lần lượt nói về đề tài, hình tượng; chất liệu, màu sắc và các công đoạn chế tác.

- Nội dung ở các mục 1, 2, 3 của văn bản đã có sự liên kết, bổ sung cho nhau giúp người đọc nắm bắt được thông tin cụ thể về tranh Đông Hồ.

Câu 4 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?

Trả lời:

 - Nhan đề, sa-pô và đề mục nêu lên tổng quát rồi đến các khía cạnh nhỏ của đề tài, từ đó giúp người đọc dễ dàng theo dõi nắm bắt nhanh chóng, chính xác thông tin chính của văn bản.

Câu 5 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Mục đích viết: truyền tải những thông tin về nghề tranh dân gian Đông Hồ, sựu mai một của tranh và từ đó, kêu gọi sự bảo về, giữ gìn, phát huy nghề truyền thống dân tộc.

- Quan điểm của người viết: đảm bảo những thông tin chính xác, khách quan về nghề tranh dân gian Đông Hồ; đồng thời người viết cũng đưa ra quan điểm riêng của mình là cần bảo vệ, giữ gìn và phục dựng lại nghề truyền thống.

- Em đồng tình với quan điểm trên của người viết vì vốn dĩ tranh dân gian Đông Hồ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, cần phải có những hành động cụ thể gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc.

Câu 6 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.

Trả lời:

- HS ở mỗi địa phương tự kể các di tích ở địa phương mình. Ví dụ: Ở Hà Nội: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền Cổ Loa, Nhà tù Hỏa Lò, Cầu Long Biên, Đền Gióng, Đền Hai Bà Trưng,…

- Suy nghĩ về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy: việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa là cần thiết và cấp bách bởi các di sản ấy minh chứng cho trí tuệ của cha ông, minh chứng cho sự tồn tại lâu đời, quá khứ hào dùng của dân tộc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 80

Soạn bài Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống; Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật

Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90

Soạn bài Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây

Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ

Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu

Soạn bài Nghe và nắm bắt nội dung trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu

Soạn bài Ôn tập trang 107

1 5,897 27/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: