Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trang 110 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 1,518 04/02/2023
Tải về


Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Đề bài (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay.

Bước 1: Chuẩn bị nói

Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian thời gian nói

* Đề tài bài nói:  Sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay

* Mục đích nói: để thuyết phục người nghe đồng tình với quan điểm của bạn.

* Đối tượng người nghe: có thể là bạn học cùng lớp, thầy/ cô hoặc những người khác.

* Không gian và thời gian nói: có thể trình bày bài nói ở lớp học trong một thời gian quy định.

Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Trong trường hợp này ý tưởng chính là quan điểm của bạn về vấn đề sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay. Để thu thập thông tin, bạn cần vận dụng hiểu biết, trải nghiệm của bản thân về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay; sử dụng một số thông tin từ các văn bản đọc và tìm thêm thông tin trên sách báo, Internet,...

Lập dàn ý

Thông tin đã thu thập cần được chọn lọc, sắp xếp thành dàn ý chi tiết. Việc phác thảo dàn ý chi tiết có thể dựa vào một số câu hỏi sau:

Mở bài: trình bày rõ ràng quan điểm của bản thân về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay.

Thân bài: đưa ra các luận điểm rõ ràng, nêu ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục để bảo vệ luận điểm, các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự họp lí.

Kết bài: cần tóm tắt ngắn gọn nội dung đã trình bày và đưa ra thông điệp hoặc lời kêu gọi hành động.

Bước 2: Trình bày bài nói

Bài nói tham khảo:

Sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay

Kính thưa các vị đại biểu cùng các thầy cô và các bạn mến yêu! Ai cũng cần phải làm việc để tồn tại và phát triển, tức là có nghề nghiệp ổn định. Nghề nghiệp của cha mẹ là trong các nhà máy xí nghiệp, nghề nghiệp của thầy cô là giảng dạy, vậy nghề nghiệp của chúng ta là gì? Chúng ta đang là học sinh vì vậy nghề nghiệp của chúng ta là do mỗi người lựa chọn, hành động và quyết định. Hiện nay giới trẻ lựa chọn nghề nghiệp dựa vào nhiều yếu tố khác nhau,  có người dựa vào năng lực, sở thích, có người dựa vào gợi ý của phụ huynh…và có rất nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu dựa trên nhu cầu của thị trường lao động. Đây là một hướng đi rất đúng đắn, phù hợp với thực tiễn xã hội và năng lực bản thân.

Thực tế, khi được hỏi chọn nghề nghiệp gì cho trương lai, không ít bạn trẻ còn lúng túng, ngập ngừng và do dự; một số ít trả lời ngay được. Khi hỏi đến lí do, các bạn trả lời rằng: nhà có nghề truyền thống rồi, cứ cha truyền con nối thôi. Đó cũng là một lí do chính đáng. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét cho kĩ xem ngề nghiệp đó có ổn định lâu dài, có phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng hay không, ngành nghề có phát triển bền vững hay không.Đồng thời, bản thân có yêu thích nghề đó hay không, năng lực có đáp ứng hay không. Khi xem xét đầy đủ các yếu tố đó thì hãy kết luận mình lựa chọn nghề truyền thống của gia đình hay không. Đơn cử một ví dụ nhỏ: nhà mấy đời làm nghề đan giọ tôm cá, tuy nhiên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, con ít sử dụng đến những chiếc giọ đó, thay vào đó là lưới điện, bát quái…Vậy mình có bám trụ nghề truyền thống đó hay không?

Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ lại phó mặc sự chọn lựa nghề nghiệp của tương lai của mình cho bố mẹ quyết định. Bố mẹ đưa ra nghề nghiệp thường theo mong muốn của mẹ, theo yêu cầu xã hội hoặc một lí do chủ quan nào đó mà ít chú ý đến khả năng và sở thích của bản thân. Chính điều đó tạo áp lực, khoảng cách và kết quả không như ý thì hai bên xảy ra tranh luận, bức xúc. Một số khác lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính và thấy các bạn mình chọn nghề gì thì đua theo nghề đó để học chung, ở chung… Tuy nhiên số lượng này chiếm tỉ lệ nhỏ.

Hiện nay, hầu hết các trường từ THCS đến THPT đã đưa vào giảng dạy môn học trải nghiệm và hướng nghiệp. Chính điều đó đã khiến cho giới trẻ có cái nhìn khác đi khi lựa chọn nghề nghiệp. Thay vì nghe bố mẹ, đua theo trào lưu, bạn bè, thì nay các em đã biết nhìn nhận thực tế và lựa chọn nghề theo nhu cầu của thị trường lao động. Các em thấy nghề sửa chữa ô tô xe máy ở khu vực của mình vẫn rất hạn chế, chưa phát triển, vì thế các em dựa vào sở thích của bản thân, và nhìn xa hơn vài năm sau thì ngành nghề ấy rất phát triển và ưa chuộng. Chính vì thế các em sẽ học nghề sửa chữa. Hoặc nhận thấy ở khu vực đồng bằng sông Hồng, nông nghiệp lúa nước và trồng trọt, chăn nuôi vẫn là chủ yếu, vì thế các em học về thú ý để chữa bệnh cho gia súc gia cầm, hoặc học về cây trồng để sau này cắt ghép cây, nghiên cứu các giống cây mới… Tức là các em lựa chọn nghề dựa theo thực tế khu vực mình, tình hình phát triển và nhu cầu thị trường lao động.

Việc chọn sai nghề nghiệp còn gây ra nhiều hậu quả về lâu dài khác. Thứ nhất, chọn sai nghề sẽ khiến bản thân người đó phải chật vật để có thể làm quen với công việc vì nó không phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân. Nó sẽ khiến người đó mất thêm nhiều thời gian để học hỏi lại những kiến thức bị thiếu hụt. Hơn nữa, việc chọn sai nghề khiến bản thân không thể phát huy hết khả năng của bản thân vốn có, làm giảm năng suất công việc… Về lâu dài, việc chọn sai nghề nghiệp sẽ dẫn đến tâm lý nhàm chán, chán nản và thậm chí là ức chế khi phải làm quá lâu công việc mà mình không yêu thích…Chính vì thế, cần phải có những giải pháp, những phương hướng rõ ràng nhằm đưa ra những quyết định chọn nghề đúng đắn nhất.

Chọn nghề là phải chọn cho mình công việc mà bản thân mình cho là phù hợp với sở trường, với khả năng của bản thân cũng như nhu cầu của xã hội lúc bấy giờ. Vì thế mỗi người phải hiểu được bản thân mình thích gì, năng lực của mình như thế nào và nhu cầu việc làm của xã hội như thế nào để đưa ra lựa chọn cho phù hợp. Đôi khi đứng trước sự lựa chọn khó khăn, chúng ta nên tham khảo ý kiến của cha mẹ, người thân bởi người lớn có kinh nghiệm và có cái nhìn xa, có thể cho mình lời khuyên hữu ích. Mỗi người hãy cẩn trọng, xem xét kĩ lưỡng khi đưa ra lựa chọn của mình, bởi nghề nghiệp sẽ là công việc gắn bó với bản thân ta từ 8h sáng cho đến 8h tối, vậy nên ta phải yêu thích nó thì mới có thể gắn bó lâu dài và phát triển được.

Trên đây là bài nói của em về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay. Cảm ơn quý vị đại biểu, thầy cô và các bạn lắng nghe. Rất mong nhận được lời góp ý của mọi người!

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

Trao đổi

Trong vai trò là người nói: lắng nghe và ghi chép những câu hỏi hoặc ý kiến góp ý; làm rõ những điều người nghe còn thắc mắc. Khi tiếp nhận các câu hỏi và ý kiến phản biện, bạn cần có thái độ cầu thị, nghiêm túc. Có thể lựa chọn một số câu hỏi quan trọng để phản hồi trong khuôn khổ thời gian cho phép.

Trong vai trò là người nghe: bạn có thể nêu câu hỏi hoặc góp ý cho bạn mình về nội dung, hình thức trình bày. Có thể yêu cầu bạn giải thích, làm rõ những điều mình chưa hiểu hoặc có ý kiến khác. Khi trao đổi với nhau, cần tôn trọng các ý kiến khác biệt.

Đánh giá

Lần lượt đóng hai vai: người nói và người nghe. Dựa vào bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá và góp ý cho bạn.

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 90

Soạn bài Hịch tướng sĩ

Soạn bài Nam quốc sơn hà- Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Soạn bài Đất nước

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100

Soạn bài Tôi có một giấc mơ

Soạn bài Viết bài luận về bản thân

Soạn bài Ôn tập trang 113

1 1,518 04/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: