Soạn bài Chiếc lá đầu tiên trang 5 (Chân trời sáng tạo)
Với soạn bài Chiếc lá đầu tiên Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Chiếc lá đầu tiên
* Trước khi đọc
Trả lời:
- Kỉ niệm về mái trường em xúc động nhất: ngày nhập học đầu tiên ở lớp 6. Câu chuyện xảy ra khá lâu rồi nhưng khi nghĩ lại em vẫn xúc động và cảm thấy tự tin hơn. Bản thân là một đứa trẻ nhút nhát, ít giao tiếp với mọi người. Ngày đầu tập trung, em chọn cho mình một vị trí xa cô giáo nhất. Đứng cuối hàng, một mình là nữ lúc đó cảm thấy thật tồi tệ và cô đơn. Đang loay hoay suy nghĩ, từ trên bước xuống với một giọng lan lảnh : « lên đây với tớ cho có đồng bọn ». Chưa kịp trả lời, bàn tay nhỏ xinh đã nắm lấy tay em và lôi đi. Lúc đó bản thân thấy ấm lòng và tự tin hơn hẳn.
* Đọc văn bản
1. Suy luận: Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ đầu?
Trả lời:
- Hai dòng thơ đầu nói về sự trôi chảy của thời gian, nhân vật trữ tình nói với người em: tất cả đã xa rồi, ở đó ta thấy được sự nuối tiếc, nhớ về thời gian đã qua.
2. Liên hệ: Khổ thơ này gợi lên trong bạn cảm xúc gì về ngôi trường của mình?
Trả lời:
- Khi đọc khổ thơ này, những kí ức về mái trường cũ chợt ùa về trong trí nhớ: hoa phượng đỏ, tiếng ve trong veo, sân trường, lớp học…Nơi có rất nhiều kỉ niệm với thầy cô và bạn bè, nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.
3. Tưởng tượng: Bạn hình dung thế nào về cảnh được miêu tả trong đoạn thơ này?
Trả lời:
- Khổ thơ này giúp người đọc hình dung ra một khung cảnh lớp học vui nhộn, tràn ngập tiếng cười “lao xao”. Đó có thể là một nàng thơ “Bạch Tuyết” với các chàng đứng quanh, cũng có thể là cô giáo “Bạch Tuyết” với những cô cậu học trò tinh nghịch.
4. Suy luận: Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện qua khổ thơ này?
Trả lời:
- Tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện qua khổ thơ: là nỗi xúc động, nỗi xôn xao khi nhớ, nghĩ về người thầy lặng lẽ đưa học sinh sang sông. Thời gian cứ trôi vô tình, còn lòng người mãi hướng về người thầy kính yêu.
* Sau khi đọc
Nội dung chính văn bản Chiếc lá đầu tiên: Những kỉ niệm nơi mái trường mến yêu cùng với tâm tư, tình cảm của tác giả với ngôi trường và người thầy.
Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo bạn, các từ ngữ “một người” (dòng 8), “tôi” (dòng 16), “anh” (các dòng thơ khác) trong bài thơ có thể chỉ những ai? Cách sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy có tác dụng gì?
Trả lời:
- Từ “một người” (dòng 8) chỉ chung cho tất cả ai đang có những rung động đầu đời, nhưng cũng có thể được hiểu là chính anh, tôi, ta hay nói khác đi là chủ thể trữ tình. “Người” ấy đang khám phá, dự đoán cảm xúc tình yêu mới chớm nở của chính mình, của người khác, điều đó được thể hiện qua từ “có lẽ”.
- Từ “tôi” (dòng 16) có thể chỉ chủ thể trữ tình muốn được chia sẻ những cảm xúc của lòng mình với bạn (tất cả mọi người, trong đó có em).
- Từ “anh” (các dòng thơ khác) có thể chỉ chủ thể trữ tình muốn gửi gắm những nỗi niềm riêng tư với em
=> Việc sử dụng các đại từ nhân xưng ấy có tác dụng: giúp tác giả bộc lộ cảm xúc của chính mình và nói thay tâm trạng của người khác, nhờ vậy bài thơ dễ dàng chạm đến cảm xúc của nhiều người và tìm được tiếng nói đồng cảm.
Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng.
Trả lời:
- Biện pháp tu từ: phép điệp
+ điệp từ “nhớ ở khổ 4, từ “cứ” ở khổ 6,
+ điệp ngữ “nỗi nhớ ở khổ 4,
+ điệp cấu trúc “muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiều” ở khổ 3; “những chuyện năm nao, những chuyện năm nào” ở khổ 6
- Tác dụng của các biện pháp tu từ: diễn tả ấn tượng sâu đậm về những kỉ niệm tuổi học trò, sự tuôn trào của nỗi xúc động, lúc lắng đọng, lúc chơi vơi, nỗi nhớ, niềm bâng khuâng, đồng thời tạo nhạc điệu da diết, xao xuyến cho bài thơ.
Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ 5.
Trả lời:
- Việc sử dụng câu đối thoại ở khổ 5 khiến cho lời thơ trở nên đa dạng, linh hoạt, âm vang nhiều giọng nói hơn, kỉ niệm càng được khơi sâu, tươi tắn và đáng nhớ hơn. Đồng thời nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chủ thể trữ tình về mái trường cũ, những cuộc vui đùa của những cô cậu học trò.
Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Trả lời:
- Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: yêu dấu, bâng khuâng, nhớ, xúc động, xôn xao, yêu.
- Cảm hứng chủ đạo: ngợi ca pha lẫn tiếc nuối những kỉ niệm tuyệt đẹp của tuổi hoa niên, của tình yêu đầu đời.
Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ?
Trả lời:
- “Chiếc lá đầu tiên” là hình ảnh có tính biểu tượng. Đó có thể là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu đầu tiên mới chớm nở, cho cuộc hẹn hò đầu tiên, cho kỉ niệm đầu tiên, buổi học, năm học đầu tiên, cho những xao xuyến, bâng khuâng lạ lẫm đầu tiên của tuổi học trò. Những gì có tính chất “đầu tiên” thường ban sơ, ngây ngô, trong trẻo, vì vậy chúng rất đẹp và để lại ấn tượng sâu đậm trong kí ức con người. Vì vậy, cho dù được hiểu với nghĩa nào thì hình ảnh “đầu tiên” đều gợi lên sự trong sáng, thơ ngây và những cảm xúc khó quên.
Câu 6 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bài thơ gợi lên trong bạn những kỉ niệm hoặc những suy nghĩ gì về tuổi học trò?
Trả lời:
- Bài thơ gợi lên những kỉ niệm/ những suy nghĩ về tuổi học trò: Tuổi học trò nhiều kỉ niệm, tình cảm trong sáng, ngây thơ, nhiều trò nghịch ngợm mà mỗi người chỉ được trải qua một lần trong đời. Vì thế, cần trân trọng từng giây phút được ngồi trên ghế nhà trường
* Bài tập sáng tạo
Đề bài: Hãy sử dụng một trong những cách sau đây: ngâm thơ, đọc diễn cảm, hoạt cảnh sân khấu hóa, vẽ tranh, phổ nhạc,... để thể hiện cách cảm nhận của mình về bài thơ.
Trả lời: Học sinh thực hiện: ngâm thơ, đọc diễn cảm… để cảm nhận bài thơ cũng như tâm tư, tình cảm của tác giả.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 4
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 14
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học
Soạn bài Nghe và nắm bắt quan điểm của người nói; Nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo