Soạn bài Giới thiệu đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch trang 86 (Chân trời sáng tạo)
Với soạn bài Giới thiệu đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Giới thiệu đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
Bước 1: Chuẩn bị nói
Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói
Xác định đề tài là xác định tên tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch cụ thể mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể chọn giới thiệu tác phẩm mà mình đã thực hiện bài viết hoặc một tác phẩm khác.
• Các khâu xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói, bạn tiến hành như đã thực hiện ở Bài 1, Bài 6.
• Bước tìm ý bạn cần ghi lại:
- Tên tác phẩm, tên tác giả, tên nhà xuất bản năm xuất bản.
- Một số ý về nhân vật, cốt truyện, chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. - Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm và tác dụng của chúng.
- Nhận xét, đánh giá của bạn về tác phẩm.
• Bước lập dàn ý: Nếu đề tài trùng với đề tài bài viết, bạn có thể tận dụng dàn ý của bài viết. Tuy vậy, vẫn cần chuyển dần ý bài viết thành dàn ý bài nói với các thông tin chuẩn xác để sử dụng khi nói:
- Thông tin về tác phẩm tác giả, bối cảnh,...
- Tóm tắt cốt truyện: mâu thuẫn, sự kiện gắn với các nhân vật chính, cách giải quyết mâu thuẫn.
- Nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật: người kể chuyện, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ, điểm nhìn,... (truyện ngắn, tiểu thuyết), tính xác thực của sự kiện, chi tiết (truyện kí, hồi kí, du kí,...), mâu thuẫn, xung đột, hành động, lời thoại (kịch),... kết hợp với một số bằng chứng tiêu biểu trong tác phẩm để chứng minh.
- Nêu một số nhận định quan trọng khi đánh giá, nhận xét về tác phẩm. • Bước luyện tập: thực hiện như ở các bài trước.
Bước 2: Trình bày bài nói
Bài nói tham khảo: Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi)
Kính thưa cô giáo và các bạn, em tên là…đại diện cho nhóm A xin trình bày bài nói về phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi). Mong cô cũng các bạn lắng nghe và cho ý kiến để bài nói được hoàn thiện hơn. Em xin phép được trình bày.
Vùng đất phương Nam là nơi tốn không ít bút mực của các nhà văn nhà thơ. Có người viết về thiên nhiên, có người viết về sông nước, có người lại viết về cái gắt gỏng của khí hậu nơi này… Góp nhặt vào đề tài ấy, Đoàn Giỏi đã cho người đọc có cái nhìn bao quát về thiên nhiên cũng như con người phương Nam. Đặc sắc hơn nữa là tác giả cho người đọc thấy cách ăn ong khác thường trong khu rừng U Minh qua đoạn trích trong sách giáo khoa Văn 10.
Mở đầu đoạn trích, tác giả phác họa bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, trong trẻo của khu rừng U Minh qua góc nhìn của cậu bé An: đất rừng yên tĩnh, trời không có gió, không khí mát lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, đất ẩm… ánh sáng trong vắt. Vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng còn được thể hiện ở sự đa dạng của các loài chim, âm thanh sống động của chim, ong, cảnh vật cây cối cũng đa dạng: đàn ong mật như một xâu chuỗi hạt cườm, một đàn li ti như nắm trấu bay, tiếng kêu eo…eo…râm ran khu rừng mà phải thính tai mới thấy; mặt trời tuôn ánh sáng vàng rực rỡ, chim hót líu lo, hương tràm thơm ngây ngất khắp khu rừng, những con kì nhông với đủ sắc màu; vùng cỏ tranh khô vàng có hàng nghìn con chim cất cánh bay. Quả thật là nhà văn đã quan sát tinh tế mà miêu tả lại càng tài tình trong cách dùng tính từ chỉ màu sắc, âm thanh.
Thiên nhiên trong trẻo, đầy sức sống là vậy, con người cũng rất chất phác, thuần hậu và giàu hiểu biết. Cậu bé An- nhân vật xưng tôi trong đoạn trích Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua lời nói: ôn hòa với thằng Cò, lễ độ với ba má; hành động hết sức nhanh nhẹn: chen vào giữa, quảy cái gùi bé; đảo mắt nhìn; và nhân vật khắc họa qua suy nghĩ, cảm xúc: qua lời má kể vẫn chưa hình dung về cách “ăn ong”, khi được đi thực tế thì đã so sánh được sự khác biệt ở vùng U Minh với các vùng khác trên thế giới; cảm thấy lạ lẫm vì không gian im lìm ở trong rừng; ngạc nhiên về vẻ đẹp rừng U Minh với đa dạng loài chim và âm thanh; tự ái khi hỏi thằng Cò nhiều thứ. Trong mối quan hệ với các nhân vật khác, An xưng mày- tao với Cò thể hiện quan hệ bình đẳng; với ba má nuôi thì xưng hô lễ phép. Qua đó chúng ta thấy được nhân vật An là cậu bé hồn nhiên, ngoan ngoãn nhưng hết sức hiểu chuyện và cũng ham học hỏi và hiểu biết rộng.
Bên cạnh An ngây thơ, vô tư ham học hỏi là nhân vật Cò –một người sành sỏi, hiểu biết rộng về vùng đất U Minh. Cò qua cái nhìn của An là một người khỏe mạnh dẻo dai (cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng) được sinh ra và lớn lên ở vùng núi rừng U Minh. Cuộc nói chuyện của Cò với An về cách nhận biết chỗ ong đậu, ong qua lại, đặc điểm thiên nhiên, hướng gió… Cò giảng giải cho An về sự xuất hiện của ong mật, nơi mà ong mật sẽ làm tổ cho thấy Cò là người rất sành sỏi, quen thuộc và hiểu biết kĩ càng về rừng U Minh. Cũng giống như Cò, cha Cò-tía nuôi của An là một người rất tình cảm, chu đáo, cẩn thận và giàu lòng yêu thiên nhiên động vật. Vào rừng ăn ong, tía bên hông lủng lẳng túi, lưng mang gùi, tay cầm chà gạc, người mang theo những vật dụng cần thiết để chăm con và lấy mật. Khi vào sâu trong rừng, nhìn con đẫm đìa mồ hôi thấm mệt, tía nói các con nghỉ ngơi ăn uống no rồi đi tiếp. Đoạn rừng rậm rạp, tía vung tay lên, đưa con dao phạt ngang cành trước mặt để thông thoáng lối đi. Khi An bị ong đốt, Cò toan giết ong thì tía vội cản, tía dùng mồi lửa đuổi ong đi. Điều đó cho thấy tấm lòng nhân hậu, yêu thiên nhiên tha thiết của ông.
Xây dựng bức tranh thiên nhiên phóng khoáng, tác giả sử dụng biện pháp liệt kê (các loài chim, các loài ong, quy trình ăn ong…) cùng với từ ngữ giản dị, đậm chất Nam bộ. Còn xây dựng nhân vật tác giả kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động, cảm xúc suy nghĩ của nhân vật. Không chỉ để cho nhân vật tự nghĩ, tự đánh giá về mình, nhân vật còn đánh giá nhân vật khác để tạo sự khách quan.
Với một đoạn trích ngắn gọn trong Đất rung phương Nam, nhưng bản thân có ấn tượng sâu sắc về con người và đất rừng phương Nam. Đó là vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên với rừng rậm bạt ngàn, thú rừng hoang dã muôn loài. Con người chất phác, thuần hậu, trọng nghĩa, can đảm. Mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc hiện lên thật sống động thông qua nghệ thuật miêu tả đầy sáng tạo của nhà văn. Tác giả đã huy động các giác quan và nhiều điểm nhìn để quan sát, miêu tả cùng với sự hiểu biết phong phú về thiên nhiên, con người và cuộc sống ở vùng đất ấy, giúp cho người đọc vừa hình dung được cụ thể, vừa có thêm những hiểu biết để yêu mảnh đất phương Nam.
Trên đây là bài trình bày của em! Rất mong thầy/cô và các bạn góp ý để bài của em được hoàn thiện.
Bước 3: Trao đổi và đánh giá
• Trao đổi: Tiến hành như đã thực hiện ở các bài trước.
• Đánh giá: Cần tự đánh giá kĩ năng nói và nghe của bạn trong cả vai trò người nói lẫn vai trò người nghe.
Trong vai trò người nói, bạn sử dụng các gợi ý trong bảng kiểm dưới đây:
Trong vai trò người nghe, bạn sử dụng các gợi ý trong bảng kiểm dưới đây:
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 59
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo