Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật trang 21 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 9238 lượt xem
Tải về


Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật

Bài giảng Cuộc tu bổ lại các giống vật-Chân trời sáng tạo

* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật: Câu truyện bắt đầu bằng cuôc tu bổ muôn loài. Những loài vật nào chưa đầy đủ có thể đến tìm thiên thần để xin tu sử, bổ sung cánh, chân,… Các loài vật đều tranh nhau xin những bộ phận mình còn thiếu. Chó và Vịt vì đến muộn nên đã hết nguyên liệu, thiên thần bèn bẻ tạm chân ghế để lắp cho hai loài này và dặn lúc ngủ phải co chân lên. Từ đó Chó và Vịt đều co chân lúc ngủ. Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau cũng đến xin một chân. Thiên thần liền bẻ chân hương để lắp cho loài vật và dặn chúng dùng phải cẩn thận. Từ đó các loài chim này có thói quen chới với ba lần trước khi đậu.

Soạn bài Cuộc tu bổ của các giống vật Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn hãy đọc văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật và kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):

Những đặc điểm chính

Nhận xét (kèm bằng chứng, nếu có)

Nhân vật

 

Không gian

 

Thời gian

 

Cốt truyện

 

Nhận xét chung

 

Trả lời: 

Những đặc điểm chính

Nhận xét (kèm bằng chứng, nếu có)

Nhân vật

Là vị thần (Ngọc Hoàng, thiên thần) có sức mạnh và khả năng phi thường: nặn ra vạn vật

Không gian

Không có địa điểm cụ thể, rõ ràng.

Thời gian

Không chính xác, cụ thể “lúc sơ khởi”

Cốt truyện

Nói về quá trình hoàn thiện, tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng.

Nhận xét chung

Cuộc tu bổ lại các giống vật là một truyện thần thoại có cốt truyện ngắn gọn giải thích quá trình tu bổ lại các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng giống ngày nay.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật có gì giống và khác với truyện Prô-mê-tê và loài người?
 Trả lời:

* Điểm giống nhau: Đều là truyện thần thoại và nói về sự hình thành của các giống vật, con vật.

* Điểm khác nhau:

Prô-mê-tê và loài người

Cuộc tu bổ lại các giống vật

- Thần thoại Hy Lạp.

- Nói về quá trình tạo lập con người và thế giới muôn loài.

- Các con vật trong truyện được nặn ra từ đất và nước.

- Các con vật trong truyện được ban cho đặc ân, “vũ khí” riêng để tự bảo vệ mình và đó là đặc trưng loài

- Thần thoại Việt Nam.

- Nói về quá trình tu bổ, hoàn thiện của con vật.

- Các con vật trong truyện được nặn ra từ nguyên liệu không cụ thể.

- Các con vật được chắp, tu bổ thêm những bộ phần cần thiết tạo nên đặc trưng loài.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn rút ra bài học gì về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên?

Trả lời:

Khi đọc thể loại thần thoại cần chú ý:

- Đây là thể loại mang nhiều yếu tố hư cấu, thần kì, vì vậy mà khi đọc không nên đánh giá đúng sai.

- Khi đọc cần chú ý đến không gian, thời gian, cốt truyện và nhân vật. Thời gian và không gian không cụ thể, không xác định. Cốt truyện ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu. Nhân vật thường là những vị thần, có vóc dáng, sức mạnh phi thường.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 11

Soạn bài Thần Trụ trời

Soạn bài Prô-mê-tê và loài người

Soạn bài Đi san mặt đất

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Soạn bài Nghe và nhận xét, đánh giá nội dung hình thức

Soạn bài Ôn tập trang 34

1 9238 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: