Soạn bài Thần Trụ Trời trang 13 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Thần Trụ Trời Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 37860 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thần Trụ Trời

Bài giảng Thần Trụ Trời-Chân trời sáng tạo

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy.

Trả lời:

Em biết một số truyện thần thoại:

Trứng điếng

 Đây là một truyện thần thoại của Việt Nam kể về nguồn gốc của dân tộc Mường và các dân tộc Việt Nam

Nữ Oa vá trời

Đây là thần thoại Trung Quốc, kể về bà Nữ Oa một mình đội đá vá trời cứu loài người

Thần Trụ trời

Đây là một truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam, giải thích sự hình thành của trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi, ...

* Đọc văn bản:

1.  Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?

Trả lời:

Hình dung về vị thần Trụ Trời theo suy nghĩ của em:

- Hình dáng: khổng lồ, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác, từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

- Hành động: Ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

=> Vị thần Trụ Trời có vóc dáng kì lạ khác thường, hành động phi thường mà người phàm không thể làm được.

 2. Tưởng tượng: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

Trả lời:

- Khi có cột chống trời, trời và đất có những thay đổi:

+ Trời như một tấm màn rộng mênh mông

+ Vòm trời đẩy lên mãi phía mây xanh mù mịt.

+ Trời đất phân đôi, chia tách.

+ Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp

3. Suy luận: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?

Trả lời:

- Truyện được kết thúc bằng một bài thơ gồm các câu hát dân gian về các vị thần xây dựng thế gian.

- Cách kết thúc truyện đặc biệt và độc đáo: tác giả liệt kê tên các vị thần theo công trạng mà vị thần đã làm: đếm cát, tác bể, trồng cây…Và cuối cùng là Ông Trụ Trời để khẳng định công lao của thần Trụ Trời trong việc tạo ra trời đất. Qua đây chúng ta hiểu thêm được cách đặt tên các vị thần trong truyện cổ xưa.

* Sau khi đọc:

Nội dung chính văn bản Thần Trụ TrờiVăn bản nói về cách tạo ra đất, trời, thế gian của thần Trụ Trời và các vị thần khác. Cách lí giải dưới góc độ văn học dân gian và đầy sáng tạo, đề cao giá trị truyền thống.

Soạn bài Thần Trụ trời Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian của câu chuyện.

Trả lời:

Chi tiết về không gian

Chi tiết về thời gian

Trời và đất

Không cụ thể, mang tính khái quát.

Thủa ấy, từ đó.

Thời gian không cụ thể.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại?

Trả lời:

- Dựa vào những dấu hiệu của thần thoại: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong Thần Trụ Trời để xác định đây là một thần thoại.

+ Không gian: không gian vũ trụ gồm có đất và trời, không phải một địa điểm cụ thể nào.

+ Thời gian: “Thuở ấy” là thời gian định tính không cụ thể, chính xác.

+ Cốt truyện: kể về vị thần Trụ Trời trong quá trình tạo ra thế giới, nguồn gốc của các sự vật và con người.

+ Nhân vật: là các vị thần có sức mạnh phi thường, nhân vật không có thực trong đời sống.

+ Câu chuyện là một tác phẩm thống nhất, toàn vẹn, các bộ phận, yếu tố, chi tiết…đều có ý nghĩa và được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, thể hiện một nội dung chung của bài.

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ Trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.

Trả lời:

Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ Trời

Nhận xét về đặc điểm của nhân vật

- Tự đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

- Có năng lực phi thường, ý chí.

- Thần hì hục đào, đắp, cột đá cao lên đẩy vòm trời lên mãi mây xanh.

- Mạnh mẽ và tài năng.

- Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi => tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao là mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.

- Có công tạo ra đất trời.

Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ Trời.

Trả lời:

Thần Trụ Trời lí giải quá trình tạo lập thế giới, trời đất, các sự vật dưới bàn tay của Thần Trụ Trời và các vị thần khác. Đây là một truyện thần thoại lí giải nguồn gốc sự xuất hiện của vũ trụ và các sự vật tự nhiên dưới góc độ dân gian.

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?

Trả lời:

- Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian dựa vào sự quan sát tự nhiên, dựa trên trí tượng tượng, sáng tạo chưa có đầy đủ căn cứ, không có minh chứng về độ chính xác

- Ngày nay cách giải thích ấy không còn phù hợp bởi vì khoa học phát triển đã đưa ra những căn cứ, minh chứng cho việc hình thành trái đất.

Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp…” trong truyện Thần Trụ Trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

Trả lời:

- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp,…” trong truyện Thần Trụ Trời gợi nhớ đến truyền thuyết “Sự tích bánh chưng, bánh giầy” của người Việt Nam.

- Tóm tắt: Vua Hùng thứ sáu có hai mươi người con trai, nhà vua muốn lựa chọn một người để nối nghiệp nên bảo các con, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương thì sẽ được đức vua truyền ngôi cho. Các con đều đua nhau sắm những lễ vật thật hậu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được. Chàng làm nông nghiệp nên chỉ có dư lúa gạo. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng thực hiện theo là lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.

- Điểm tương đồng giữa hai tác phẩm:  Đều đưa ra lí giải sự xuất hiện của trời và đất. Trong hai văn bản đều mang tính hư cấu tưởng tượng, có xuất hiện các vị thần. Thời gian và không gian không xác định.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 11

Soạn bài Prô-mê-tê và loài người

Soạn bài Đi san mặt đất

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19

Soạn bài Cuộc tu bổ của các giống vật

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Soạn bài Nghe và nhận xét, đánh giá nội dung hình thức

Soạn bài Ôn tập trang 34

1 37860 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: