Soạn bài Bình ngô đại cáo trang 33 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Bình ngô đại cáo Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 6,509 31/10/2022
Tải về


Soạn bài Bình ngô đại cáo

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bạn biết những tác phẩm nào trong văn học Việt Nam gắn với các sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc? Hãy kể tên tác phẩm và tác giả.

Trả lời:

- Những tác phẩm trong văn học Việt Nam gắn với các sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc: Thiên đô chiếu (Lý Thái Tổ), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)…

* Đọc văn bản

1.  Suy luận: Tác giả nêu ra quan niệm về nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Tác giả nêu ra quan niệm về nhân nghĩa để làm nền tảng cho toàn bài, các nội dung triển khai tiếp theo cũng bám sát tư tưởng nhân nghĩa. 

 2. Theo dõi: Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác gì trên đất nước ta?

Trả lời:

- Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác trên đất nước ta:

+ chính sự phiền hà – thừa cơ gây họa.

+ nướng dân đen trên ngọn lửa hùng tàn, vùi con đỏ xuống hầm tai vạ

+ lên rừng xuống biển: tìm kiếm các sản vật quý hiếm để cống nạp cho chúng.

+ tàn phá cỏ cây, muông thú.

3. Dự đoán: Dựa vào những hình ảnh ở cuối đoạn 3a ("Nhân dân... lấy ít địch nhiều"), bạn hãy dự đoán về diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

- Dựa vào những hình ảnh ở cuối đoạn 3a ("Nhân dân... lấy ít địch nhiều"), dự đoán diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa là: các cuộc tổng binh tấn công quân giặc, hai bên giáp chiến với những trận đánh ác liệt. Và kết quả, quân ta giành được sự thắng lợi.

4. Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b?

Trả lời:

- Hình dung khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b: khí thế hừng hực vang dội “sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay”, quân sĩ hùng mạnh, hăng lại thêm hăng.

5. Suy luận: So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này có gì khác biệt?

Trả lời:

- So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này trùng xuống tổng kết lại kết quả cuộc chiến đấu của nhân dân ta và mong muốn công bố cho toàn thiên hạ thấy được chiến thắng của nhân dân ta.

* Sau khi đọc

Nội dung chính văn bản Bình ngô đại cáo: Bình Ngô đại cáo là bài bố cáo cho toàn dân được biết chiến thắng vĩ đại của quân dân trong 10 năm chiến đấu gian khổ, từ nay, nước Việt đã giành lại được nền độc lập, non sông trở lại thái bình.

Soạn bài Bình ngô đại cáo Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định hoàn cảnh ra đời, mục đích viết của bài cáo. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận?

Trả lời:

- Hoàn cảnh ra đời bài cáo: mùa đông năm 1427, kháng chiến chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi. Năm 1428: Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đình Hậu Lê, sai Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân được biết chiến thắng vĩ đại của quân dân trong 10 năm chiến đấu gian khổ, từ nay, nước Việt đã giành lại được nền độc lập, non sông trở lại thái bình.

- Mục đích viết bài cáo là: công bố rộng rãi cùng toàn dân về công cuộc đánh dẹp giặc Minh (“bình Ngô”) thắng lợi.

- Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận là dựa vào: bài có hệ thống luận điểm rõ ràng, bài có đủ 3 phần.

+ Mở đầu: Nêu nguyên lí nhân nghĩa – nền tảng giành được chiến thắng, và là cơ sở triển khai phần sau.

+ Thân bài: trình bày cuộc kháng chiến và kết quả của cuộc kháng chiến.

+ Kết bài: khái quát lại vấn đề, công bố cho toàn thiên hạ thấy được chiến thắng của nhân dân ta.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Trả lời:

Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo là một ý kiến chính xác bởi lẽ: phần mở đầu bài cáo nêu lên nhiều vấn đề lớn có ý nghĩa

+ Nêu lên lập trường nhân nghĩa chân chính của dân tộc Đại Việt.

+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, văn hóa có bề dày lịch sử (“Như nước Đại Việt ta từ trước ... phong tục Bắc Nam cũng khác”), có chủ quyền, độc lập từ lâu đời với những triều đại tự chủ ngang hàng với lân bang (“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần ... xung đến một phương”).

+ Nước Đại Việt là một nước có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm qua nhiều triều đại (“Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau ... chúng có còn ghi”).

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chứng minh "nhân nghĩa" trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ nối kết như thế nào với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài cáo?

Trả lời:

- “Nhân nghĩa” trong câu mở đầu là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt bài cáo, được thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo như sau:

+ Ở phần 1, nó thể hiện qua quan điểm “nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước.

+Ở phần 2, nó là sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên đối với quân giặc bạo ngược.

+ Ở phần 3, nó thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

+Ở phần 4, nó thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.

- Phần 1 và các phần tiếp theo của bài cáo nối kết theo quan hệ nhân quả. Bài cáo đưa ra một hệ thống gồm 4 luận điểm:

+ Nước Đại Việt là một nước có độc lập, chủ quyền và truyền thống đấu tranh bất khuất bảo vệ độc lập, chủ quyền ấy.

+ Giặc Minh xâm phạm độc lập, chủ quyền đất nước và gây ra vô số tội ác với nhân dân Đại Việt.

+ Quân dân Đại Việt khởi nghĩa chống giặc, trải qua bước đầu khó khăn đi đến thắng lợi rực rỡ, quét sạch giặc xâm lược

+ Tuyên bố hoà bình, độc lập, mở ra vận hội tươi sáng cho đất nước.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Dựa vào bố cục của văn bản, hãy tóm tắt các luận điểm chính trong bài cáo và nhận xét về cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả. (Có thể dùng lời, bảng biểu hay sơ đồ tư duy).

Trả lời:

- Các luận điểm chính trong bài cáo:

+ Luận điểm 1: Nêu nguyên lí nhân nghĩa, khẳng định chủ quyền dân tộc.

+ Luận điểm 2: nêu ra những tội ác “trời không dung đất không tha” giặc Minh đã gây ra trên đất nước ta.

+ Luận điểm 3: giai đoạn phản công thắng lợi với 4 chặng đường (những chiến thắng ban đầu, đợt diệt viện lần thứ nhất, đợt diệt viện lần thứ hai, chặng cuối - quét sạch tàn quân và tha hàng binh giặc).

+ Luận điểm 4: nói lên nguyên nhân và ý nghĩa lớn lao của thắng lợi.

- Nhận xét cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm: Những luận điểm này sắp xếp theo một trình tự lô-gíc liên kết với nhau chặt chẽ đi từ nguyên nhân đến hậu quả. Trình tự sắp xếp này tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ cho bài cáo.

Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong phần 1 hoặc phần 2 của bài cáo.

Trả lời:

- Những lí lẽ kèm theo bằng chứng trong phần 1 của bài cáo:

Lí lẽ

Dẫn chứng

 Nước Đại Việt từ lâu đời đã có lãnh thổ riêng

núi sông bờ cõi đã chia

 

Nước Đại Việt có chủ quyền riêng

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Nước Đại Việt có văn hoá riêng

phong tục Bắc Nam cũng khác

Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự (lược thuật về sự việc) với nghị luận trong phần 3a (hoặc phần 3b) của bài cáo.

Trả lời:

- Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự (lược thuật về sự việc) với nghị luận trong phần 3a (hoặc phần 3b) của bài cáo: Đây là phần nói về giai đoạn phản công thắng lợi của quân đội ta.

+ Vấn đề nghị luận ở đây là chính nghĩa tất thắng phi nghĩa, “đại nghĩa”, “chí nhân” tất yếu sẽ thắng “hung tàn”, “cường bạo”.

+ Yếu tố tự sự: kể về chiến thắng nhanh chóng, bất ngờ (“sấm vang, chóp giật”, “trúc chẻ, tro bay”), giòn giã, liên tục của quân ta, kể về tư thế tự tin, chủ động của ta, tư thế bế tắc, bị động của giặc (Thuận dà, ta đưa lưỡi đao tung phá; Bí nước, giặc quay mũi giáo đánh nhau”), kể về tinh thần phấn chấn, hào hùng của ta, tâm trạng hoang mang, sợ hãi của giặc (“Đánh một trận sạch không kinh ngạc, Đánh hai trận tan tác chim muông”, “quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật, ... quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân”) …

→Tự sự và nghị luận đã kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên giọng điệu đanh thép, hùng tráng của bài văn.

Câu 7 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cách sử dụng từ ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (liệt kê, đối, ẩn dụ, thậm xưng,...) trong việc xây dựng hình ảnh, tạo nhịp điệu ở bài cáo có tác dụng biểu cảm như thế nào?
Trả lời:

Bài cáo đã sử dụng các thủ pháp liệt kế, ẩn dụ, thậm xưng, điển cố,...

+ Liệt kê: tội ác của giặc, chiến thắng của ta, triều đại của giặc ứng với triều đại của ta…có tác dụng minh chứng cụ thể và tạo cảm giác về mức độ nhiều, liên tục.

+ Ấn dụ: có tác dụng gợi liên tưởng, từ đó gọi lên những ý nghĩa sâu xa, làm cho câu văn, bài văn thêm hàm súc, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm cao.

+ Thậm xưng có tác dụng kích thích cảm xúc đến cao độ. Ví dụ: “(...) trúc Nam Sơn không ghi hết tội; nước Đông Hải không rửa sạch mùi” – kích thích cảm xúc căm thù và khinh bỉ quân giặc tàn ác…

Câu 8 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn. Theo bạn, việc xem Bình Ngô đại cáo là một "thiên cổ hùng văn" có thỏa đáng không? Vì sao?

Trả lời:

- Sự thay đổi giọng điệu nghị luận qua từng đoạn:

+ Đoạn 1: giọng điệu trang trọng gợi cảm xúc tự tôn và tự hào dân tộc.

+ Đoạn 2: giọng điệu thống thiết và căm giận khi kể tội ác của giặc, cảnh khổ của dân, gọi cảm xúc đau xót và căm phẫn.

+ Đoạn 3a: giọng điệu tâm tình, thiết tha, gọi cảm xúc khâm phục và thôi thúc.

+ Đoạn 3b giọng điệu hưng phấn, hùng tráng gợi cảm xúc phấn khích, hào hứng.

+ Đoạn 4: giọng điệu hào sảng, gợi cảm xúc sảng khoái, tự hào.

- Bình Ngô đại cáo là một "thiên cổ hùng văn" có thỏa đáng bởi vì:

+ Bình Ngô đại cáo là áng văn tổng kết xuất sắc công cuộc kháng chiến chống Minh mười năm kiên trì, gian khổ và đi đến thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn, cũng là của toàn dân Đại Việt.

+ Bài cáo là kết tinh của tình cảm yêu nước thường dân sâu sắc, của tư tưởng chí nhân đại nghĩa, một giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, và cũng là đỉnh cao của nghệ thuật viết văn chính luận kích thích, lay động lòng người sâu xa.

+ Bài cáo không chỉ thể hiện tâm huyết và bút lực của một người mà còn là của cả một dân tộc, cả một thời đại hào hùng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 29

Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông lần nữa

Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44

Soạn bài Dục Thúy Sơn

Soạn bài Nguyễn Trãi- nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Soạn bài Ôn tập trang 58

1 6,509 31/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: