TOP 4 mẫu Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc (SIÊU HAY)

Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc lớp 10 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và 4 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn.

1 348 lượt xem
Tải về


Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc

Đề bài: Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc (mẫu 1)

Phần mở đầu bài cáo đã đề cập đến những vấn đề lớn, bao gồm những yếu tố cần và đủ để khẳng định về một quốc gia độc lập:

– Nước Đại Việt là một nước có lãnh thổ riêng biệt với một nền văn hoá riêng biệt có bề dày lịch sử (“Như nước Đại Việt ta từ trước ... phong tục Bắc Nam cũng khác”).

– Nước Đại Việt là một nước có chủ quyền, độc lập từ lâu đời với những triều đại tự chủ ngang hàng với lân bang (“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần ... xưng đế một phương”).

– Nước Đại Việt là một nước có truyền thống đấu tranh bất khuất, chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm qua nhiều triều đại (“Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau ... chứng cớ còn ghi”).

→ Do đó, phần này có ý nghĩa như một tuyên ngôn độc lập và giữ vai trò làm cơ sở lí luận cho các phần sau.

Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc (mẫu 2)

Em đồng ý với nhận định cho rằng Bình Ngô đại cáo là là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất của tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo.

- Văn bản Bình Ngô đại cáo ra đời với mục đích tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Nước ta giành được độc lập và trên cương vị ngang hàng với các nước khác.

- Tính chất của tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo qua những câu văn khẳng định nước Việt Nam là một nước văn hiến và có truyền thống lâu đời:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc (mẫu 3)

- Phần mở đầu bài cáo ngoài việc tiêu lên lập trường nhân nghĩa chấn chỉnh của dân tộc Đại Việt, còn đề cập đến những vấn đề lớn:

+ Là một nước có lãnh thổ riêng biệt với một nền văn hoá riêng biệt có bề dày lịch sử “Như nước Đại Việt ta từ trước phong tục Bắc Nam cũng khác”.

+ Là một nước có chủ quyền, độc lập từ lâu đời với những triều đại tự chủ ngang hàng với lân bang “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần ... xưng đế một phương”.

+ Là một nước có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm qua nhiều triều đại “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau ... chứng cớ còn ghi”.

=> Do đó, nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo là vô cùng chính xác.

Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc (mẫu 4)

Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo là một ý kiến chính xác bởi lẽ: phần mở đầu bài cáo nêu lên nhiều vấn đề lớn có ý nghĩa

+ Nêu lên lập trường nhân nghĩa chân chính của dân tộc Đại Việt.

+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, văn hóa có bề dày lịch sử (“Như nước Đại Việt ta từ trước ... phong tục Bắc Nam cũng khác”), có chủ quyền, độc lập từ lâu đời với những triều đại tự chủ ngang hàng với lân bang (“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần ... xung đến một phương”).

+ Nước Đại Việt là một nước có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm qua nhiều triều đại (“Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau ... chúng có còn ghi”).

Xem thêm các bài giải Soạn văn lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 33 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Bạn biết những tác phẩm nào trong văn học Việt Nam...

Câu 1 trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Xác định hoàn cảnh ra đời, mục đích viết của bài cáo...

Câu 3 trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Chứng minh "nhân nghĩa" trong câu mở đầu...

Câu 4 trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Dựa vào bố cục của văn bản, hãy tóm tắt các luận điểm chính...

Câu 5 trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Phân tích cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả...

Câu 6 trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự (lược thuật về sự việc)...

Câu 7 trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Cách sử dụng từ ngữ, các thủ pháp nghệ thuật...

Câu 8 trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo...

1 348 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: