Soạn bài Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước trang 96 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Nam quốc sơn hà- Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 6,405 06/11/2022
Tải về


Soạn bài Nam quốc sơn hà- Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận của bạn về bài thơ Nam quốc sơn hà.

Trả lời:

- Bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc và thể hiện rõ hào khí Đông A. Đồng thời là lời cảnh tỉnh thế lực ngoại xâm có ý định xâm lược bờ cõi nước Nam.

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Xác định những câu văn cho thấy tác giả đã liên hệ với bối cảnh văn hóa, xã hội để hiểu câu thơ sâu sắc hơn.

Trả lời:

- Những câu văn cho thấy tác giả đã liên hệ với bối cảnh văn hóa, xã hội để hiểu câu thơ sâu sắc hơn: Trong xã hội phong kiến Trung Hoa thường tồn tại vị hoàng đế có uy quyền tuyệt đối trong một triều đại chính thống, còn lại người đứng đầu các nước nhỏ yếu bốn phương nếu quy phục sẽ được phong vương. Tại Việt Nam dưới thời Bắc thuộc, ngay cả thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa cũng chỉ gắn với chữ "vương" như "Trưng Nữ Vương" (Trưng Trắc - Trưng Nhị), "Triệu Việt Vương" (Triệu Quang Phục), Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng), "Tiền Ngô Vương" (Ngô Quyền)."

* Sau khi đọc

Nội dung chính văn bản Nam quốc sơn hà- Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước:

Soạn bài Nam quốc sơn hà- Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản trên dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

Luận điểm 1:...

 

Luận điểm 2:...

 

Luận điểm ...

 

 

 

Trả lời:

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

Luận điểm 1: Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

- Lí lẽ: tiếng nói khẳng định sông núi nước Nam là “vua Nam ở”. Chữ “đế” cao hơn chữ “vương”

- Dẫn chứng: Trong xã hội phong kiến Trung Hoa …Tại Việt Nam dưới thời Bắc thuộc, ngay cả thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa cũng chỉ gắn với chữ "vương" như "Trưng Nữ Vương" (Trưng Trắc - Trưng Nhị), "Triệu Việt Vương" (Triệu Quang Phục), Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng), "Tiền Ngô Vương" (Ngô Quyền)."

Luận điểm 2: Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ.

- Lí lẽ 1: Mỗi quốc gia dân tộc tồn tại và phát triển đều có cội nguồn truyền thống và mang quy luật tất yếu.

- Lí lẽ 2: Cách nói “định phận tại thiên thư” thể hiện nhận thức chung về sự phân định rõ ràng dứt khoát về bờ cõi nước Nam

Luận điểm 3: Câu thơ thứ ba nêu sự việc “nghịch lỗ lai xâm phạm”, chỉ rõ sự ngang ngược của giặc ngoại xâm.

- Dẫn chứng: Ngữ khí phản vấn, đặt câu hỏi “Như hà” chỉ rõ sự phi lí, phi nghĩa của ngoại bang đồng thời gián tiếp khẳng định thế đứng và tính chất chính nghĩa của vua tôi nước Nam.

Luận điểm 4: Câu kết bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân ta nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

- Dẫn chứng: Cách đối ứng, cách gọi quân giặc là “nhữ đẳng” bộc lộ thái độ khinh khi, căm thù không đội trời chung… kẻ nuôi tham vọng xâm lược sẽ phải trả giá, gieo gió gặp bão, phải chứng kiến và chấp nhận chuốc lấy bại vong “thủ bại hư” …

Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? Tác giả đã thể hiện quan điểm như thế nào khi bàn về bài thơ Nam quốc sơn hà?

Trả lời:

- Văn bản được viết ra nhằm mục đích: thuyết phục người đọc về quan điểm của người viết về bài thơ Nam quốc sơn hà.

- Quan điểm ấy là: bài thơ Nam quốc sơn hà là một bài thơ có giá trị, khẳng định chân lí độc lập của dân tộc.

Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Các luận điểm trong văn bản được sắp xếp theo trình tự nào? Cách sắp xếp ấy có tác dụng gì?

Trả lời:

- Các luận điểm trong văn bản được triển khai theo trình tự các câu thơ trong bài.

- Cách sắp xếp ấy giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được mạch lập luận của tác giả tương ứng với mạch triển khai ý của bài thơ Nam quốc sơn hà, từ đó tăng tính thuyết phục cho quan điểm của người viết.

Câu 4 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Ở đoạn văn đầu tiên, tác giả đề cập đến sự phân biệt "đế" và "vương" trong xã hội phong kiến Trung Hoa nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Ở đoạn văn đầu tiên, tác giả đề cập đến sự phân biệt “đế” và “vương” trong xã hội phong kiến Trung Hoa nhằm mục đích:  khẳng định tinh thần dân tộc, ý thức tự chủ được thể hiện trong bài thơ Nam quốc sơn hà.

Câu 5 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tác giả cho rằng bài thơ Nam quốc sơn hà "xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc". Bạn có đồng ý với ý kiến này hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Tác giả cho rằng bài thơ Nam quốc sơn hà "xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc".

- Em có đồng ý với ý kiến đó bởi lẽ:

+ Đây là bài thơ đầu tiên tuyên bố về chủ quyền và khẳng định chủ quyền dân tộc, lãnh thổ đất nước.

+ Bài thơ thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 90

Soạn bài Hịch tướng sĩ

Soạn bài Đất nước

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100

Soạn bài Tôi có một giấc mơ

Soạn bài Viết bài luận về bản thân

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Soạn bài Ôn tập trang 113

1 6,405 06/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: