Soạn bài Đất rừng Phương Nam - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Đất rừng Phương Nam Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 1554 lượt xem
Tải về


Soạn bài Đất rừng Phương Nam

-        Đoàn Giỏi  -

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bạn từng hình dung như thế nào về thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất Nam Bộ cách đây gần một thế kỉ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lóp về điều đó.

Trả lời:

Trong tiềm thức của tôi, tôi nghĩ Nam Bộ cách đây gần một thế kỉ sẽ là một vùng đất hoang sơ với khí hậu mát mẻ, cây cối tươi xanh, hoa trái đa dạng và cuộc sống con người sẽ gắn liền với sông nước.

Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Dựa vào nhan đề Đất rừng phương Nam, suy đoán xem phần văn bản dưới đây sẽ kể với bạn những chuyện gì?

Trả lời:

Dưạ vào nhan đề “Đất rừng phương Nam”, tôi nghĩ văn bản sẽ đề cập đến vẻ đẹp, đặc trưng khí hậu cùng địa hình và con người ở mảnh đất rừng phương Nam.

* Đọc văn bản

1.Theo dõi: Bạn hiểu thế nào là "ăn ong"?

Trả lời:

- Theo tôi hiểu: "Ăn ong" là đi lấy mật ong bằng cách gác kèo hay đơn giản chính là là đi thu hoạch mật ong.

2.Theo dõi: Chú ý lời thoại và tính cách hai nhân vật An và Cò.

Trả lời:

- Lời thoại của An và Cò

+ “Chim đẹp quá, Cò ơi!”

+ “Thứ chim cỏ này mà đẹp gì!”

+ Ở đây, chim nhiều quá. Bữa nào tụi mình đi bắn một bữa đi”

+ “Thứ đồ bỏ, không ăn thua gì đâu. Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết…”

=> Qua lời thoại đã phần nào bộc lộ nét tính cách của hai nhân vật An và Cò:

+ An: Tinh tế, để ý.

+ Cò: Tốt bụng, thẳng tính, có phần "lên mặt" với An.

3. Suy luận: Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của ai?

Trả lời:

- Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của má nuôi An.

4. Suy luận: Vì sao tía nuôi khuyên An “không nên giết ong”?

Trả lời:

- Tía nuôi khuyên An "không nên giết ong" vì tía nuôi muốn các con ứng xử tốt với tự nhiên, đồng thời ông cũng đã có biện pháp đơn giản để đuổi ong đi.

5. Suy luận: Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau này có tác dụng gì?

Trả lời:

- Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau có tác dụng cho thấy không có nơi nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh.

- Cho thấy sự khác biệt về đặc điểm sinh sống của ong ở từng vùng miền và cách thức thu hoạch, bảo vệ thiên nhiên đầy nhân văn của vùng U Minh.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Đất rừng Phương Nam: Văn bản đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về vùng đất phương Nam với sự trù phú của tự nhiên, sự đa dạng của sinh vật và sự chân chất của con người Cà Mau. 

Soạn bài Đất rừng Phương Nam - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Tóm tắt câu chuyện được kể trong văn bản trên.

Trả lời:

Câu chuyện trong văn bản kể về một lần đi lấy mật của An với tía nuôi và thằng Cò. Trên đường đi, An đã cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: ban mai, bầy ong, đàn chim, v.v... Lúc nghỉ mệt, tía nuôi và thằng Cò đã chỉ đàn ong mật cho An. Sau đó, họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Chẳng may, thằng Cò bị ong đốt. Tía nuôi An - tía của thằng Cò đã bôi vôi lên trên vết đốt đó và ông chỉ đuổi đàn ong đi để lấy mật. Trước khi ra về, đám người bọn họ đã ăn cơm cho đỡ đói và dự định hôm sau sẽ phải mang gùi to hơn để lấy đc nhiều mật hơn. Lúc ăn cơm, An đã suy nghĩ về cách làm tổ nuôi ong trên thế giới và thấy rằng không nơi nào giống cách đặt kèo ở rừng U Minh.

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Quanh câu chuyện "đi lấy mật", cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào? Các điểm nhìn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau như thế nào? Theo bạn, điểm nhìn của ai là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Quanh câu chuyện "đi lấy mật", cuộc sống thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật: An, thằng Cò, tía và má nuôi.

- Các điểm nhìn hỗ trợ tác động qua lại lẫn nhau, tạo cái nhìn toàn diện từ nhiều đối tượng, cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống thiên nhiên và con người phương Nam.

- Theo em, điểm nhìn của An là quan trọng nhất. Vì ở đoạn trích này, An là người kể chuyện, cũng là người khách quan nhất trong câu chuyện bày tỏ suy nghĩ, hình dung của mình về mảnh đất.

Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?

Trả lời:

- Lời đối thoại giúp cho câu chuyện chân thật và gần gũi hơn.

- Tác dụng của lời đối thoại: giúp cho câu chuyện trở nên chân thật, gần gũi hơn và đa sắc màu hơn đối với người đọc.

Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Phân tích một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam.

Trả lời:

- Đoạn văn lời người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam:

“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.”

- Phân tích:

+ Yếu tố tự sự: Kể về hoạt động của các loài vật và hương thơm của hoa tràm lan ra, phảng phất khắp rừng.

+ Yếu tố miêu tả: Miêu tả tính chất của tiếng chim của màu sắc da con kì nhông, tính chất trong hành động của con Luốc,....

+ Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam: thiên nhiên: trù phú, tươi tốt, xanh thẳm;  con người: hồn hậu, phóng khoáng, thẳng thắn, chân thật.

Câu 5 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

 Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề của văn bản xoay quanh công việc thường nhật của con người phương Nam: việc đi lấy mật ong.

- Một số căn cứ để xác định chủ đề:

+ Dựa vào nhan đề văn bản.

+ Đối tượng nội dung được nhắc tới trong văn bản.

+ Kết cấu truyện xoay quanh chủ đề mật ong và đặc tính cách lấy mật.

Câu 6 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An. Theo bạn, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Trả lời:

- Điểm tương đồng:

+ Tuổi tác: còn nhỏ.

+ Tâm hồn: ngây thơ.

+ Ý thức: biết nghe lời tía và má.

+ Hành động: đối xử tốt với nhau.

- Khác biệt:

+ Cò: thẳng thắn, bộc trực, tốt tính và không để bụng.

+ An: tinh tế, nhạy cảm, có chiều sâu.

- Theo quan điểm cá nhân, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng khắc họa tính cách của con người trong tác phẩm. Con người phương Nam chính là một phần không thể thiếu mà tác phẩm muốn nhắc đến. Họ là những người tốt tính, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng rất tinh tế, nhạy cảm, có chiều sâu.

Câu 7 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

 Câu chuyện đi lấy mật giúp bạn hiểu thêm điều gì về thiên nhiên, cuộc sống, tính cách con người Nam Bộ?

Trả lời:

- Câu chuyện đi lấy mật giúp tôi hiểu thêm về thiên nhiên, cuộc sống, tính cách của con người Nam Bộ:

+ Thiên nhiên: trù phú, hoang sơ.

+ Cuộc sống: giản dị, gắn liền với thiên nhiên.

+ Con người: phóng khoáng, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng rất tình cảm, tinh tế, sâu sắc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Giang

Soạn bài Xuân Về

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 77

Soạn bài Buổi học cuối cùng

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

1 1554 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: