Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 71 Tập 1 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 71 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 1081 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 71 Tập 1

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:

a. Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt.

b. Nó không giấu giếm với ba mẹ chuyện gì.

c. Ngày mai, lớp em sẽ đi thăm quan động Hương Tích.

d. Những bài hát bất tử ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.

đ. Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu vì bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu rất hay.

e. Tôi xin phiền Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.

Trả lời:

a.

- Lỗi sai: lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

- Sửa : Thời cơ đã chín muồi nhưng họ lại không biết nắm bắt.

b.

- Lỗi sai: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp (từ “giấu giếm” không kết hợp với từ “với”).

- Sửa : Nó không giấu giếm ba mẹ chuyện gì.

c.

- Lỗi sai: Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

+Sửa : Ngày mai, lớp em sẽ đi tham quan động Hương Tích.

d.

- Lỗi sai: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa (Từ “bất tử” chỉ dành cho con người, không dùng cho các loại hình nghệ thuật).

- Sửa: Những bài hát bất hủ ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.

đ.

- Lỗi sai: Lỗi lặp từ.

- Sửa: Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu bởi nó rất hay.

e.

- Lỗi sai: Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản. (Trong văn bản hành chính, không nên dùng từ “phiền”).

- Sửa: Tôi hi vọng Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Lựa chọn từ ngữ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.

 Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 71 Tập 1 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 71 Tập 1 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Đặt câu với các từ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng.

a. Làm bộ, làm dáng, làm cao.

b. Nhẹ nhàng, nhè nhẹ, nhẹ nhõm.

c. Nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhặt.

Trả lời:

a.

Làm bộ: chỉ sự giả vờ, không thật.

Đặt câu: Cô ấy làm bộ như không biết chuyện gì đã xảy ra.

Làm dáng: chú ý về vẻ bề ngoài, làm đẹp.

Đặt câu: Hoa biết mình đẹp nên làm dáng ghê lắm.

Làm cao: sự kiêu ngạo, chảnh.

Đặt câu: Bạn A làm cao lắm!

b.

Nhẹ nhàng: chỉ thái độ hoặc hành động hoặc tính chất nhỏ nhẹ, không gây tiếng động, tạo sự nhã nhặn, gợi sự nhàn hạ trong công việc.

Đặt câu: Bạn Lan nói năng rất nhẹ nhàng.

Nhè nhẹ: hơi nhẹ, gợi sự chuyển động lướt qua nhẹ nhàng.

Đặt câu: Gió thổi nhè nhẹ qua từng kẽ lá.

Nhẹ nhõm: cảm giác thanh thản, khoan khoái, không bị vướng bận hay nặng nề bởi thứ gì.

Đặt câu: Thi xong, B thấy nhẹ nhõm hẳn.

c.

Nho nhỏ: hơi nhỏ.

Đặt câu: Những bông hoa nho nhỏ đang tỏa ngát hương.

Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, mỏng manh.

Đặt câu: Mình còn chút vốn liếng nhỏ nhoi, bạn cầm lấy để làm việc cần thiết nhé!

Nhỏ nhen: hẹp hòi, hay chú ý đến những việc nhỏ nhặt.

Đặt câu: Anh C thật hẹp hòi.

Nhỏ nhặt: những điều không đáng kể.

Đặt câu: Việc nhỏ nhặt, có đáng gì mà bạn bận tâm. 

Từ đọc đến viết

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên và con người, trong đó có sử dụng các từ ngữ gợi cảm xúc.

Trả lời:

    Thiên nhiên chính là những sự vật có sẵn ở tự nhiên bao quanh con người mà chúng ta nhìn thấy hằng ngày: nước, đất, không khí, cây cối,.. Con người chúng ta sinh sống và tồn tại trong thiên nhiên, thiên nhiên cũng giao hòa cùng con người. Đó là một mối quan hệ gắn bó khắng khít, chặt chẽ, tương hỗ cho nhau. Thiên nhiên mang lại sự sống cho con người, là nơi con người sinh sống, phát triển. Không chỉ thế, trong văn học thiên nhiên còn đóng vai trò là một nguồn tư liệu bất tận trong các sáng tác thơ văn. Thiên nhiên có sức mạnh cảm hóa con người, nuôi dưỡng cái đẹp. Con người biết yêu thiên nhiên, quan tâm, chăm sóc, bảo tồn cũng sẽ góp phần tạo nên một hệ sinh thái xanh – sạch – đẹp. Một không gian thiên nhiên thoáng đãng, tươi xanh sẽ giúp con người khỏe mạnh, tươi trẻ và thoải mái. Chính vì vậy, khi thiên nhiên bị hủy hoại cũng chính là lúc cuộc sống con người bị đe dọa, ảnh hưởng nặng nề. Điển hình như việc biến đổi khí hậu hay thiên tai, lũ lụt hằng năm. Con người và thiên nhiên đều là một phần sự sống trên trái đất, hiện hữu và tồn tại song song nhau, tác động qua lại cho nhau. Vì vậy, con người chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, “rừng là lá phổi xanh của con người” bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ sự vật quanh ta chính là bảo vệ môi trường sống của chính mình. Hãy coi thiên nhiên như con người để bảo vệ và trân quý nó! Hãy cùng chung tay giữ vững mối quan hệ đó để tất cả đều được phát triển trong những điều kiện tốt nhất.

- Các từ ngữ gợi cảm xúc: yêu, thoải mái, tươi trẻ..

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Nắng đã hanh rồi

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ

Soạn bài Ôn tập trang 79

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 80

1 1081 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: