Soạn bài Tây Tiến - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Tây Tiến Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 3,625 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Tây Tiến

-        Quang Dũng - 

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Bạn biết gì về vùng đất Tây Bắc và những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Hãy chia sẻ với mọi người.

Trả lời:

- Một số hiểu biết cá nhân về vùng đất Tây Bắc và những người lính trong kháng chiến trống pháp.

+ Tây Bắc là một vùng nhiều núi đồi, rừng thiêng nước độc, địa hình hiểm trở, dân cư chủ yếu thuộc người các dân tộc ít người, sống thưa thớt, tách biệt, khí hậu khắc nghiệt.

+ Người lính trong kháng chiến chống Pháp đại đa số là học sinh, sinh viên gác lại việc học để gánh trên vai trọng tránh xứ mệnh của đất nước bỏ tham gia kháng chiến giữ gìn độc lập tự do đất nước.

* Đọc văn bản

1.  Tưởng tượng: Từ láy “chơi vơi” giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ?

Trả lời:

- Từ láy “chơi vơi” gợi ta không gian vô định, giữa không chung, được tác giả dùng miêu tả nỗi nhớ gợi cảm nhận về nỗi nhớ vô định, trải dài, không có giới hạn, nỗi nhớ đến tột cùng về một nơi mà tác giả Quang Dũng từng gắn bó sâu đậm nay đã rời xa.

2.Tưởng tượng: Đoạn thơ này giúp bạn hình dung như thế nào về hình ảnh thiên nhiên rừng núi?

Trả lời:

- Hình ảnh thiên nhiên rừng núi được gợi lên qua các từ ngữ “khúc khuỷu, thăm thẳm, thác gầm thét, cọp trêu người, Mai Châu thơm nếp xôi”.

=> Thiên nhiên, núi rừng hoang dã, hiểm trở nhưng cũng đầy thơ mộng, phần nào khắc họa chặng đường hành quân đầy hiểm nguy và ý chí kiên định, dũng cảm của người lính Tây Tiến

3.Suy luận: Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lính được miêu tả trong đoạn thơ? Qua đó, tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với người lính Tây Tiến?

Trả lời:

- Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,...

=> Qua đó, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp hiên ngang, khí phách, đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh “rải tác biên cương mồ viễn xứ”. Tuy nhiên, không vì đó mà họ nhụt chí, trái tim vẫn hết thảy kiên cường cùng sự đồng lòng, quyết tâm và tình yêu nước sâu sắc. Qua đó, tác giả muốn thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn, nỗi niềm thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Tây TiếnVăn bản thơ Tây Tiến là bức tranh thiên nhiên Tây Tiến hùng vĩ hoang sơ, hiểm trở bên cạnh hình ảnh người lính Tây Tiến kiên cường, anh dũng mang vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và bi tráng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Soạn bài Tây Tiến - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Xác định bố cục bài thơ và nội dung chính của từng đoạn. Từ đó, chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ.

Trả lời:

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Khổ 1, 14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.

+ Phần 2 (khổ 2, 8 câu tiếp): Tình quân dân cá nước thơm thảo trong đêm liên hoan và cảnh sông nước mơ mộng.

+ Phần 3 (khổ 3, 8 câu tiếp): Chân dung người lính Tây Tiến.

+ Phần 4 (khổ cuối): Lời thề và lời hẹn ước của người Tây Tiến.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: là dòng thời gian.

+ Hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ Ò Trở về thực tại.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả:

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

=> Tác dụng: nhấn mạnh và làm nổi bật “nỗi nhớ” xuyên suốt qua thiên nhiên rừng núi, qua những bữa cơm khói chiều và nhớ về “Mai Châu mùa lúa chín, nếp thơm”.

- Chủ thể trữ tình: người lính Tây Tiến – nhà thơ Quang Dũng (đại đội trưởng binh đoàn Tây Tiến)

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn, hào hùng, hào hoa và bi tráng.

Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

 Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1. Chỉ ra một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ.

Trả lời:

* Bức tranh thiên nhiên trong đoạn 1 khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc :

+ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”: Sương phủ kín đường đi, lối bước, phủ kín người lính bé nhỏ khiến chặng đường hành quân trở nên mờ ảo, khó khăn, hiểm nguy. + “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”: Miêu tả địa hình khúc khuỷu, thăm thẳm như sự gập gãy của con đường dốc nối dốc, từ láy “thăm thẳm” gợi đích đến xa ngái ngàn trùng, không định hình khiến bước chân thêm phần mệt mỏi.

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời :gợi liên tưởng về tư thế hành quân của người lính. Súng trên vai, bước chân đều, đồng thời cũng hé mở cung đường, đích đến cao chót vót “súng chạm tới trời xanh”.

+ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”: Không gian núi rừng hoang sơ, bí hiểm, sự kì vĩ của thiên nhiên nơi núi rừng miền Tây qua tiếng cọp, tiếng thác gầm thét như khẳng định sự ngự trị và sức mạnh tâm linh mà bất cứ ai cũng phải nể sợ “rừng thiêng nước độc”

*Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến: anh dũng, kiên cường, ánh lên sức mạnh qua những chặng đường hành quân gian khổ.

+ “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời”: Người chiến sĩ gạt đi sự khó khăn của không gian, địa hình hiểm trở để ánh lên vẻ đẹp kiên cường. “Gục lên súng mũ” có thể là giấc ngủ gật vội vã gạt bỏ hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh, cũng có thể là sự kết thúc cuộc đời của người lính, sự hi sinh được nói giảm nói tránh nhằm giảm bớt đau thương, mất mát.

- Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc:

+ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương.

+) “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa.

* Nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ:

- Một số câu thơ dùng toàn tranh trắc hoặc thanh bằng, tạo cảm giác khúc khuỷu, hiểm trở và cảm giác yên bính.

- Sử dụng các từ láy giàu hình ảnh: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm.

- Vần: đa dạng, kết hợp giữa các vần lưng, vần chân, vần cách.

- Nhịp: chủ yếu là nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.

Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3. Vẻ đẹp của người lính trong đoạn này có gì khác so với đoạn 2?

Trả lời:

- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:

+ Điệp từ “Tây Tiến” được nhắc lại như nhấn mạnh điểm đến của nỗi nhớ, kết hợp với từ Hán Việt “đoàn binh” và cụm từ phủ định “không mọc tóc” gợi liên tưởng về sự oai phong, lẫm liệt nhưng có phần bi thương. Bởi hiện thực, “không mọc tóc” là vì những căn bệnh sốt rét rừng hoành hành đã khiến các anh trở thành đoàn binh “vệ trọc” anh dũng. Hình ảnh “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc cũng có thể chỉ những thủ thuật ẩn thân bằng lá cây để tiện tấn công phòng thủ và di chuyển.

+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn và oai nghiêm.

+ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”/ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” là tâm hồn lãng mạn của người lính khi nhớ về gia đình, người thân và cả những “em yêu” nơi thủ đô hay những mối tình chớm nở chưa trọn vẹn.

+ Lí tưởng chiến đấu cao đẹp “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như Thanh Thảo đã viết: “Những tuổi 20 ai mà chẳng tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc”.

- So sánh với đoạn 2:

+ Người lính trong đoạn 2 được sống đúng với lứa tuổi, tâm hồn và khát vọng đời thường. Nhưng sang đến đoạn 3, người lính có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thực tại, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.

Câu 5 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Bài thơ Tây Tiến giúp bạn hiểu thêm những gì về:

a. Hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp?

b. Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người cũng như trong sáng tác thơ ca?

Trả lời:

a. Bài thơ Tây Tiến giúp em hiểu thêm về cuộc sống sinh hoạt và sự gian khổ trong quá trình hành quân cùng sự khốc liệt của chiến tranh mà người lính trong kháng chiến chống Pháp đã phải chịu. Từ những cơn đau bệnh hoành hành, chặng đường hành quân đầy hiểm trở và đối mặt với nhiều khó khăn, gian lao, thử thách, những màn mưa bom bão đạn chỉ đang trực chờ mà lao đến. Qua đó, làm nổi bật phẩm chất cho nét đẹp anh hùng, dũng cảm, bất khuất của người chiến sĩ bộ đội cụ hồ.

b.

Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người: là điểm tựa của nỗi nhớ, là nơi cảm xúc dâng trào và là góc nhỏ kí ức để cả đời hoài niệm, nhớ thương, nuôi dưỡng tâm hồn trào dâng của bất cứ con người nào.

- Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong thi ca: là nguồn chất liệu phong phú, sâu sắc; giúp các thi phẩm giàu cảm xúc và tính trữ tình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Dưới bóng hoàng lan

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 15

Soạn bài Nắng mới

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học

1 3,625 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: