Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 1,385 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Đề bài:

Thuyết trình về một trong những vấn đề sau (Có sử dụng kết hợp phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ):

+ Tầm quan trọng của động cơ học tập;

+ Ứng xử trên không gian mạng;

+ Quan niệm về lòng vị thay

+ Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...

Bước 1: Chuẩn bị nói

Bước chuẩn bị nói gồm: Xác định đề tài: Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói; Tìm ý và lập dàn ý; Luyện tập.

- Xác định đề tài

Bạn cần xác định rõ: Đề tài bài nói (trong trường hợp này chính là đề tài của bài viết).

- Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói

- Tìm ý, lập dàn ý

+ Tìm ý

Trong trường hợp này, ý tưởng và các thông tin, tài liệu chính đã được bạn xác định khi thực hiện bài viết. Bạn có thể sử dụng các ý tưởng, thông tin, tài liệu đã có sao cho việc nói có hiệu quả nhất. Tuy vậy, nói là trình bày giao tiếp trực tiếp với người nghe cụ thể trong không gian, thời gian xác định. Vì thế, bạn cần:

• Tìm những cách mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, nhằm gây chú ý, tạo ấn tượng đối với người nghe.

• Sử dụng công cụ hỗ trợ như: bản tóm tắt các ý chính, hình ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu,...

• Dự kiến trước một số điểm nghi vấn, băn khoăn, thắc mắc mà người nghe có thể nêu lên để tìm cách trả lời, giải đáp.

+ Lập dàn ý

Dàn ý của bài nói cơ bản cũng là dàn ý mà bạn đã chuẩn bị cho bài viết. Có thể chỉnh sửa lại dàn ý dùng cho phù hợp với bài nói của bạn.

- Luyện tập:

 Bạn có thể luyện nói theo nhiều cách:

• Tập trình bày với bạn cùng nhóm.

• Thu hình, thu âm bài nói, sau đó xem lại, tự phân tích ưu, nhược điểm từng nội dung trình bày của mình để rút kinh nghiệm lần trình bày chính thức.

Bước 2: Trình bày bài nói

• Khi trình bày, có thể dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước. Có thể sử dụng những tờ giấy nhỏ để viết, ghi chú ngắn gọn, súc tích nội dung nói dưới dạng từ, cụm từ,...

• Về trình tự, nên trình bày từ khái quát đến cụ thể; nêu các luận điểm, sau đó mới trình bày cụ thể từng luận điểm, nhằm giúp người nghe dễ dàng và chủ động hơn trong việc theo dõi phần trình bày.

• Những nội dung đã trình bày trong phần viết ở trên mang đặc điểm của ngôn ngữ viết. Vì vậy, khi chuyển thành bài nói, nên lựa chọn những từ ngữ thích hợp của ngôn ngữ nói và quen thuộc với người nghe, tránh dùng ngôn ngữ viết và đọc lại bài viết.

• Kết hợp sử dụng tranh ảnh, video clip, sơ đồ, số liệu, biểu bảng, điệu bộ sao cho phù hợp với nội dung bài nói.

• Để thuận lợi trong việc tương tác với người nghe, nên chọn vị trí đứng thuận lợi nhất, có thể di chuyển trong lúc trình bày để tiếp cận khán giả ở nhiều vị trí khác nhau. Chú ý tương tác bằng mắt, giọng điệu; cần trình bày tự tin, nói rõ ràng, rành mạch, có cảm xúc.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

- Trao đổi

• Trong vai trò là người nói: Sau khi trình bày xong, hãy lắng nghe và ghi chép những câu hỏi hoặc ý kiến góp ý của các bạn về nội dung, hình thức bài trình bày giải thích và làm rõ những điều các bạn chưa rõ hoặc có ý kiến khác với mình. Những ý kiến chưa được phản hồi trực tiếp, nếu cần, bạn có thể tiếp tục trao đổi sau buổi trình bày thông qua một số phương tiện như thư điện tử, tin nhắn, mạng xã hội,...

• Trong vai trò là người nghe: Sau khi lắng nghe bài trình bày của bạn mình, bạn có thể nêu câu hỏi hoặc ý kiến góp ý cho bạn về nội dung, hình thức của bài trình bày. Cũng có thể yêu cầu bạn giải thích và làm rõ những điều mình chưa rõ hoặc có ý kiến khác với người trình bày. Dù trong vai người nói hay người nghe thì khi trao đổi, bạn cần tôn trọng các ý kiến khác biệt.

- Đánh giá

• Trong vai trò người nói, bạn hãy tự đánh giá phần trình bày của mình.

• Trong vai trò người nghe, bạn hãy đánh giá phần trình bày của người nói.

Trong cả hai vai trò ấy, khi đánh giá, bạn có thể sử dụng các gợi ý trong bảng sau đây:

 Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài nói tham khảo

Ai cũng có thể mắc phải lỗi lầm vì không ai là hoàn hảo cả. Cuộc sống là một quá trình rèn luyện và đấu tranh để trở nên tốt đẹp hơn. Sai lầm hay lỗi lầm bởi thế cũng là một phần tất yếu của cuộc sống. Bởi thế, sống phải có lòng vị tha để sẵn sàng tha thứ cho người khác và mong muốn được tha thức. Chính lòng vị tha gắn kết chúng ta lại với nhau.

Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng. Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.

Trong công việc: Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người. Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùng đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách. Khi gặp thất bại không đỗ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng.

Trong quan hệ với mọi người: Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác. Họ luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Người có lòng vị tha dễ thông cảm à tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi bắt bẻ hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm. Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói. Không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.

Đối với bản thân: Có lòng vị tha mới được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân. Đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách. Cuộc sống luôn có những xung đột xảy ra. Hãy tha thứ cho những người đã làm bạn tổn thương. Vì đó là cách tốt nhất để kết nối tình cảm và tìm lấy sự an bình cho tâm hồn. Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn. Sống bằng lòng vị tha giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn. Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống.

Đối với xã hội: Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn. Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đích thực đóng góp cho con người. Nhà thơ Đỗ Phủ khi xưa ước mơ về ngôi nhà chung che bão tố khắp văn sĩ trên đời. Nam Cao coi tình thương đồng loại là nguyên tắc sống, là lẽ sống của con người. Trong khi tổ chức đời sống chưa hợp lí, chưa bình đẳng giữa con người thì tình yêu thương vị tha là phương cách duy nhất hữu ích để cân bằng. Yêu thương sẽ dành cho người thiệt thòi một cơ hội được học tập, vươn lên và bình đẳng nhau trong những giá trị chung tốt lành của xã hội.

Lối sống vị tha phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ sở hợp tác và chia sẻ. Mỗi dân tộc có một lối ứng xử và những chuẩn mực riêng. Càng mở rộng giao lưu, hợp tác ta càng cần rèn luyện lòng vị tha lớn hơn nữa để có thể thấu hiểu, tha thứ và tăng cường giao kết bền chặt. Có như vậy mới đảm bảo rằng mối liên hệ của bản thân và bạn bè thế giới mới trong sạch, vững mạnh.

Sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện dung túng những khuyết điểm. Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá nhân, không lệ thuộc vào người khác. Cần phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Lối sống ích kỉ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh tập thể, của động đồng. Phê phán những việc làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ tâm mà để nổi tiếng.

Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã gì cho người khác trước khi cho bản thân mình. Biết tha thứ cho người khác và cũng tha thứ cho bản thân mình. Biết lắng nghe cũng như biết chia sẻ với người khác những điều không vừa ý.
Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Vị tha không có nghĩa là sẽ tha thứ mọi lỗi lầm của người khác. Có những việc làm không thể tha thứ được. Cũng có những người ta không thể tha thứ được. Sống có lòng vị tha là phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lí. Lòng vị tha chính là viên ngọc quý không ngừng tỏa sáng trong tâm hồn của con người, rất cần phải gìn giữ cẩn thận.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Ôn tập trang 62

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 63

Soạn bài Hương Sơn Phong Cảnh

Soạn bài Thơ duyên

Soạn bài Lời má năm xưa

1 1,385 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: