TOP 10 mẫu Tóm tắt Dục Thúy sơn (2024) hay, ngắn gọn - Chân trời sáng tạo

Với Tóm tắt Dục Thúy sơn Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Dục Thúy sơn từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 536 09/01/2024
Tải về


Tóm tắt Dục Thúy sơn - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Dục Thúy sơn (mẫu 1)

Văn bản vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lòng cảm hoài của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy.

Tóm tắt Dục Thúy sơn hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Tác phẩm Dục Thúy sơn

I. Tìm hiểu tác phẩm Dục Thúy sơn

1. Thể thơ: Ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập.

3. Tóm tắt:

Văn bản vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lòng cảm hoài của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy.

Dục Thúy sơn - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

4. Bố cục: chia bài thơ thành hai phần:

- 6 câu đầu miêu tả khung cảnh núi Dục Thúy.

- 2 câu sau thể hiện nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.

5. Giá trị nội dung:

- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên núi Dục Thúy, vẻ đẹp mĩ lệ, toàn bích.

- Thể hiện tâm trạng nỗi niềm của tác giả khi nghĩ tới người xưa.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Ngôn từ thơ giàu hình ảnh, sức gợi tả

- Tác giả sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh,…

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Dục Thúy sơn

1. Khung cảnh núi Dục Thúy.

- Vẻ đẹp của núi Dục Thúy được hình dung như một đóa hoa sen nổi trên mặt nước biển, giống cảnh tiên rơi xuống trần gian.

- Tác giả sử dụng cụm từ “tiên san” để định danh trước hết về ngọn núi. Các hình ảnh “liên hoa”, “tiên cảnh” càng làm rõ hình dung ấy.

- Núi Dục Thúy hiện lên với màu xanh, xanh của bóng tháp soi xuống mặt nước và xanh của nước phản chiếu ngọn núi.

- Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy: miêu tả dáng núi như đóa hoa sen nổi trên mặt nước, dáng tháp như cây trâm soi dưới nước, dòng nước như mái tóc dài, màu của tháp khi soi xuống nước là màu “thanh ngọc”, màu của nước phản chiếu núi là màu “thúy hoàn”.

- Tác giả liên tưởng núi Dục Thúy như một “tiên cảnh”, một đóa hoa sen. Đó vừa là liên tưởng khá xác thực – núi trên dòng sông với đoá sen trên mặt nước, màu sắc của tháp và núi phản chiếu dưới nước là màu xanh; lại vừa mang nghĩa biểu tượng: hoa sen là biểu tượng của vẻ đẹp tinh khiết, thanh cao, rất phù hợp với cảnh tiên, núi tiên.

- Tác giả còn liên tưởng cảnh núi như một dáng trâm cài đi liền với mái tóc sông biếc như gợi dáng hình của người thiếu nữ.

→ Những liên tưởng cho thấy sự say mê của con người khi ngắm nhìn thiên nhiên, tâm hồn lãng mạn, tinh tế, tươi trẻ của Nguyễn Trãi.

2. Nỗi niềm, tâm trạng của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.

- Trong “Dục Thúy sơn”, Nguyễn Trãi kết bài bằng nỗi “hữu hoài”, tức là hoài niệm quá khứ, hoài cổ quá vãng, nhìn cảnh trước mặt mà nhớ cảnh nhớ người xưa. Điều này khác biệt so với chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hay sự cô đơn trong các bài thơ cùng đề tài.

- Nỗi niềm của Nguyễn Trãi gắn với nỗi niềm của sự vận động, hưng vong của tạo hóa. Nguyễn Trãi đang sống trong điểm đầu của một triều đại, lại nhớ đến Trương Hán Siêu – một nhân vật của thời mạt triều Trần. Ông lại nghĩ đến cảnh còn người mất, ngậm ngùi nghĩ đến số phận hữu hạn của con người giữa thiên nhiên vĩnh hằng.

Nội dung chính Dục Thúy sơn

Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi.

Bố cục Dục Thúy sơn

- Đoạn 1: 6 câu đầu: miêu tả khung cảnh núi Dục Thúy.

- Đoạn 2: 2 câu sau: thể hiện nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Nguyễn Trãi – nhà ngoại giao, nhà hiển triết, nhà thơ

Tóm tắt Đất rừng phương Nam

Tóm tắt Giang

Tóm tắt Xuân về

Tóm tắt Buổi học cuối cùng

1 536 09/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: