TOP 10 mẫu Tóm tắt Giang (2024) hay, ngắn gọn - Chân trời sáng tạo

Với Tóm tắt Giang Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Giang từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 14,081 09/01/2024
Tải về


Tóm tắt Giang - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt tác phẩm Giang (mẫu 1)

Văn bản kế lại cuộc gặp gỡ tình cờ, duyên dáng giữa anh bộ đôi và cô gái tên là Giang. Cuộc gặp gỡ vô tình nhưng để lại rất nhiều những ấn tượng sâu sắc cho cả hai người trẻ tuổi.

Tóm tắt Giang hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt tác phẩm Giang (mẫu 2)

Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố của Giang và nhân vật tôi, đằng sau nó ẩn chứa đầy ắp tình thương, tình người của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì, gian khổ nhưng huy hoàng.

Tóm tắt tác phẩm Giang (mẫu 3)

Nhân vật “tôi” là binh nhì, chiến sĩ của tiểu đoàn 5 tân binh. Vì được điểm cao nhất đại đội nên đã được thưởng hai ngày phép. Trong lần quay trở về, “tôi” đã tình cờ gặp được Giang. Trong giây phút ấy, “tôi” cảm nhận được rõ rệt sự ân cần của người con gái ấy và cô cũng ngỏ ý mời anh về nhà chơi. Khi đang chờ Giang dọn cơm, đúng lúc “tôi” đang nằm trên giường của thì bố Giang về. Để tránh khó xử giữa ba người, Giang đã giới thiệu nhân vật “tôi” là Hùng, bạn hồi cấp 3 cùng cô bây giờ mới gặp lại. Biết vậy, bố Giang có phần thoải mái hơn. Giang cũng xin phép bố dùng xe chở “tôi” lên trên đơn vị. Hai người chia tay nhau ở chân đồi Gừng trong sự tiếc nuôi của “tôi”. Thời gian sau, trong một đợt tăng cường cho chiến trường, “tôi” gặp lại bố Giang. Ông vui mừng khôn xiết, kể cho “tôi” nghe tâm trạng của Giang và còn tấm ảnh Giang nhờ ông gửi nữa. Nhưng chiến tranh đã không còn “bữa sau” ấy nữa. Cuộc gặp gỡ ấy đã nảy sinh trong trái tim hai người những tình cảm thuần khiết nhưng giờ đây lại chẳng thể gặp được nhau.

Tóm tắt tác phẩm Giang (mẫu 4)

Cuộc gặp gỡ chóng vánh với Giang và bố Giang đã để lại cho "tôi" - anh lính tân binh những kí ức sâu đậm. Theo dòng hồi tưởng, "tôi" nhớ về hồi mình còn là lính tân binh của tiểu đoàn 5. Trong một lần quay trở về đơn vị, đi đến Lương Sơn, anh nhảy xuống xe và không may trượt chân ngã. Khi đang đến bên giếng rửa mặt mũi chân tay, anh gặp Giang và được cô xâu dép, rửa chân hộ. Sau đó, Giang mời anh về nhà rồi dọn cơm, mời nước rất chu đáo. Chính lúc này, bố Giang trở về. Để cứu nguy cho anh tân binh, Giang đã nói dối và giới thiệu bố đó là bạn của mình. Ông vui mừng, dặn dò cậu về cho đúng giờ rồi để lại chiếc xe đạp cho hai đứa đi. Cơm nước xong xuôi, "tôi" chở Giang về nơi mình đóng quân. Cả hai vừa đi vừa trò chuyện rất thân tình rồi chia tay trong bịn rịn. Hai ngày sau, "tôi" gặp lại bố Giang - viên trung tá mà mình đã gặp mấy ngày trước. Khác với vẻ hồ nghi, nghiêm nghị khi trước, ông rất vui mừng và nói rằng Giang vẫn nhớ đến anh. Lúc vội vã, ông chỉ kịp hẹn anh dịp khác để đưa tấm ảnh mà Giang nhờ ông chuyển hộ. Tuy nhiên, ông đã hi sinh trong khi lâm trận. Mảng kí ức này vẫn luôn hằn sâu trong trí nhớ của anh lính ngày nào.

Tóm tắt tác phẩm Giang (mẫu 5)

"Giang" kể lại cuộc gặp gỡ đầy tình cờ nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng anh tân binh. Ngày cuối cùng của kì nghỉ phép, nhân vật "tôi" bắt xe quay trở lại đơn vị. Đến Lương Sơn, anh nhảy xuống và không may trượt ngã vì trời nhá nhem. Khi đang loay hoay để rửa ráy bên chiếc giếng thì anh bắt gặp người con gái tên Giang. Cô đã giúp anh xâu dép và rửa chân sạch sẽ. Sau một hồi trò chuyện, Giang mời anh về nhà và thiết đãi rất chu đáo. Tại đây, anh đã gặp bố của Giang - một viên trung tá quân đội. Trước những câu hỏi dồn dập mà bố Giang đặt cho "tôi", Giang đã nói dối bố đó là người bạn cũ của mình và nũng nịu ông để lại chiếc xe đạp cho cô. Chiều ý con gái, ông để lại xe và không quên dặn cậu lính phải về đúng giờ điểm danh. Ăn tối xong, hai người lai nhau về nơi đóng quân rồi chia tay trong lưu luyến. Khi đi chiến đấu, "tôi" có cơ hội gặp lại bố Giang và hay tin Giang luôn nhớ đến mình. Trong lúc vội vàng, ông chỉ kịp hẹn "tôi" có dịp sẽ đưa tấm ảnh mà Giang nhờ ông đưa cho. Thế nhưng, chỉ một thời gian sau, "tôi" biết ông đã hi sinh trong lúc lâm trận. Cuộc gặp gỡ giữa "tôi" với Giang và bố của Giang để lại cho "tôi" những kỉ niệm, dấu ấn khó phai.

Tóm tắt tác phẩm Giang (mẫu 6)

"Tôi" - anh lính tân binh của tiểu đoàn 5 trở về đơn vị sau hai ngày nghỉ phép. Trời nhá nhem tối, đến Lương Sơn thì "tôi" nhảy xuống xe rồi không may trượt chân ngã khiến người ngợm lấm lem. Anh đang toan rửa chân bên giếng thì nhìn thấy bóng dáng của cô gái đang múc nước gánh về. Anh kịp nhìn thấy tên cô in trên vành mũ: Phạm Nhật Giang, B3. Anh gọi với rồi hai người làm quen, trò chuyện cùng nhau. Giang giúp anh xâu dép và rửa chân sạch sẽ. Cô mời anh về nhà rồi dọn cơm chu đáo, nhiệt tình. Vừa lúc ấy, bố Giang trở về, ông là trung tá quân đội. Thấy có người lạ, ông liên tiếp đặt câu hỏi khiến "tôi" bối rối, sợ sệt. Thấy vậy, Giang nhanh trí giới thiệu với bố là bạn của mình rồi mời bố ăn cơm cùng. Lúc này, ông mới vui vẻ trở lại. Trước khi đi, ông không quên nhắc nhở anh tân binh về đúng giờ và dặn dò con gái đi đường cẩn thận. Bữa tối đã xong, "tôi" chở Giang trên chiếc xe Phượng Hoàng Lửa mà bố Giang để lại cho hai đứa. Cả hai vừa đi vừa trò chuyện rồi chia tay trong lưu luyến. Hai hôm sau, bố Giang và "tôi" gặp lại nhau. Ông mừng rỡ, hạnh phúc rồi chuyển lời hộ con gái. Thời gian sau, "tôi" hay tin ông đã hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Ba mươi năm sau, người lính năm nào vẫn nhớ về cuộc gặp gỡ chóng vánh với Giang và viên trung tá. Đó là những mảng kí ức đã hằn sâu trong tâm trí của "tôi".

Tóm tắt tác phẩm Giang (mẫu 7)

Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ của anh tân binh với nhân vật Giang và bố của cô ấy. Khi ấy, "tôi" là anh lính thuộc tiểu đoàn 5 tân binh. Kết thúc hai ngày phép, anh quay về đơn vị nhưng đến Lương sơn thì nhảy xuống. Trời nhá nhem tối làm anh không may trượt chân ngã và tuột tung quai dép. Anh mò mẫm tới cái giếng để rửa ráy qua loa thì gặp cô gái đang lấy nước. Giang đã giúp anh xâu lại dép và rửa chân kĩ càng. Sau một hồi trò chuyện, làm quen, Giang mời anh về nhà và mời nước, dọn cơm chu đáo. Khi đang nằm trên giường thì bố Giang trở về,"tôi" hoảng hốt, giật bắn người và ấp úng trả lời những câu hỏi của ông. Để mọi người không khó xử, Giang đã nói dối và giới thiệu với bố đó là người bạn cũ. Ông vui mừng, dặn dò cậu lính trẻ phải về đúng giờ. Đồng thời, để lại chiếc xe đạp cho Giang chở "tôi" về đơn vị trước giờ điểm danh. Ăn cơm xong, "tôi" và Giang đèo nhau về nơi "tôi" đóng quân rồi chia tay trong lưu luyến, bịn rịn. Hai hôm sau, "tôi" gặp lại bố Giang. Trong giây phút vội vàng, ông chỉ kịp nói vài câu và chuyển lời hộ con gái đến anh tân binh. Sau này, "tôi" biết tin ông đã hi sinh. Những tháng ngày về sau, "tôi" luôn nhớ về cuộc gặp gỡ chan chứa tình người ấy.

Tóm tắt tác phẩm Giang (mẫu 8)

Tác phẩm xoay quanh ba nhân vật là "tôi", Giang và bố của Giang. "Tôi" là binh nhì, chiến sĩ của tiểu đoàn 5 tân binh. Sau khi kết thúc khóa huấn luyện, "tôi" được nghỉ hai ngày phép. Khi xuống đến thị trận Lương Sơn, "tôi" không may bị trượt chân ngã khiến cả người lấm lem. Anh lò rò đi đến cái giếng gần đó để rửa chân và xâu lại dép thì bắt gặp một cô gái đang múc nước gần đó. Trong khoảnh khắc, anh đã nhìn ra tên tuổi được viết bằng mực tím trên vành mũ của cô. Cô tên là Giang, học lớp 10 B3. Sau một hồi làm quen, trò chuyện, Giang giúp anh tân binh rửa chân và xâu lại dép. Thấy được sự ân cần, chu đáo mà cô dành cho anh, "tôi" vô cùng bất ngỡ, đứng yên, sững lặng. Giang đưa anh về căn nhà nhỏ của mình. Nơi mái tranh vách đất, chỉ có một chiếc gường , ngọn đèn hoa kì, bộ ấm tích, điếu bát trên cái chõng tre. Đang lúi húi xâu dép cho "tôi", Giang sực nhớ đến nhà có cơm và nhất định dọn ra mời anh lính. Khi đang nằm trên giường thì "tôi" giật bắn mình chồm dậy vì nhìn thấy người đàn ông cấp tá. Ông liên tục đặt câu hỏi cho "tôi" làm "tôi" vô cùng bối rối. Để cứu nguy, Giang liền giới thiệu với bố đó là người bạn cũ của mình và mời ông ăn cơm cùng hai đứa. Ông vui mừng nhưng cũng không quên nhắc nhở anh lính phải về đơn vị đúng giờ. Trước lời nũng nĩu của Giang, ông nhất trí để lại chiếc xe đạp cho con rồi dặn con đi về cẩn thận. Sau khi ăn cơm xong, Giang và "tôi" đạp xe về đơn vị và chia tay trong lưu luyến, bịn rịn. Hai hôm sau, "tôi" gặp lại bố của Giang và hay tin Giang vẫn luôn nhớ về mình. Cô còn nhờ ông gửi tấm hình của mình cho anh nhưng ông quên không đem theo người. Một thời gian sau, anh biết tin ông đã hi sinh. Còn bản thân anh, anh vẫn luôn nhớ về cuộc gặp gỡ dang dở nhưng chất chứa tình người ấy.

Tác giả tác phẩm: Giang - Ngữ văn 10

I. Tác giả

- Tác giả Bảo Ninh tên thật là Hoàng Âu Phương, sinh vào tháng 10 năm 1952. Ông quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh thuộc tỉnh Quảng Bình.

- Nhà văn bắt đầu con đường sáng tác của mình ở tuổi 32, ông học tại trường viết văn Nguyễn Du trong vòng hai năm, sau đó làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ và trở thành thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam kể từ năm 1997.

- Sáng tác đầu tiên của nhà văn là Trại bảy chú lùn được xuất bản năm 1987. Cũng cùng năm đó, tác phẩm đưa tên tuổi của ông đến gần hơn với người đọc là Thân phận tình yêu, sau được đổi tên là Nỗi buồn chiến tranh chính thức ra mắt người đọc.

Giang - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Tác phẩm Giang

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Trích từ tập truyện Bảo Ninh-những truyện ngắn

- Truyện ngắn là chương 1 của tập truyện

- Truyện kể về chính những kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội

Giang - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Phương thức biểu đạt: tự sự

4. Người kể chuyện: tác giả

5. Tóm tắt tác phẩm Giang

Văn bản kế lại cuộc gặp gỡ tình cờ, duyên dáng giữa anh bộ đôi và cô gái tên là Giang. Cuộc gặp gỡ vô tình nhưng để lại rất nhiều những ấn tượng sâu sắc cho cả hai người trẻ tuổi.

6. Bố cục tác phẩm Giang

- Phần 1: từ đầu đến “ còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh”: Cuộc gặp gỡ ở giếng nước

- Phần 2: tiếp đến “ con về khuya bố không yên tâm đâu”: Cuộc gặp gỡ giữa bố Giang và nhân vật “tôi”

- Phần 3: còn lại: Cuộc chia tay giữa Giang và “ tôi”

7. Giá trị nội dung tác phẩm Giang

- Tình yêu quê hương, đất nước, tình người những đau khổ và hạnh phúc

- Ca ngợi những tâm hồn trẻ tuổi với những khao khát hồn nhiên, vô tư.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Giang

- Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng

- Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Giang

1. Nhân vật Giang

- Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.

+ “Không xối cho tôi tự gột mà cúi mình xuống một tay nghiêng gầu nước dội nhè nhẹ, một tay cô cọ bùn đất ở ngón chân, bàn chân và bắp chân tôi”

+ “Cô cọ kĩ cho tôi đôi dép đúc”

à Hành động ân cần, chu đáo, tinh tế và khéo léo, “ ân tình hồn nhiên”

- Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.

+ Dọn cơm mời anh tân binh

+ Mượn xe trở anh về

à Chu đáo, dễ thương.

- Tại chiến trường qua lời của bố Giang.

+ Luôn nhắc và nhớ đến nhân vật "tôi".

à Thủy chung, tình nghĩa

2. Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi”

- Giang đèo tôi bằng xe đạp vào tận đơn vị ở Bãi Nai

- Nhắn nhủ nếu có cơ hội hoặc Tết mời đến nhà Giang chơi

- Chiêm nghiệm của tác giả về cuộc sống chiến tranh khốn khó, nhiều mất mát đau thương

=> Cuộc chia tay đầy xúc động, bịn rịn. Bên cạnh đó là những chiêm nghiệm về nõi đau, những tổn thất quá lớn mà chiến tranh gây ra.

3. Ý nghĩa văn bản

- Nói đến những kí ức trong thời chiến tranh sẽ là những kí ức còn mãi, trở thành nỗi đau âm thầm.

- Những cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ nhưng sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xóa nhòa.

Nội dung chính Giang

Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố của Giang và nhân vật tôi, đằng sau nó ẩn chứa đầy ắp tình thương, tình người của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì, gian khổ nhưng huy hoàng.

Bố cục Giang

- Phần 1: từ đầu đến “còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh”: Cuộc gặp gỡ ở giếng nước

- Phần 2: tiếp đến “con về khuya bố không yên tâm đâu”: Cuộc gặp gỡ giữa bố Giang và nhân vật “tôi”

- Phần 3: còn lại: Cuộc chia tay giữa Giang và “ tôi”

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Xuân về

Tóm tắt Buổi học cuối cùng

Tóm tắt Hịch tướng sĩ

Tóm tắt Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Tóm tắt Đất nước

1 14,081 09/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: