Chiếc lá đầu tiên - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Chiếc lá đầu tiên Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 1515 lượt xem
Tải về


Tác giả tác phẩm: Chiếc lá đầu tiên - Ngữ văn 10

I. Tác giả

- Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, sinh ngày 7/2/1952. Quê gốc: xã ĐÔng Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1969, Hoàng Nhuận Cầm học khoa Ngữ văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. 

- Phong cách nghệ thuật: Bình dị, xúc động, trẻ trung, sôi nổi

- Tác phẩm chính: Mùi cỏ cháy (phim), Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu.

Chiếc lá đầu tiên - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Tác phẩm Chiếc lá đầu tiên

1. Thể loại: Thơ tự do

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong tập thơ “xúc xắc mùa thu”

Chiếc lá đầu tiên - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Bố cục tác phẩm Chiếc lá đầu tiên

- 2 khổ thơ đầu: nỗi nhớ tình yêu đầu tiên

- 4 khổ thơ tiếp: nỗi nhớ bạn bè và thầy cô năm xưa

- 2 khổ thơ còn lại: cảm xúc của nhân vật trữ tình

5. Giá trị nội dung tác phẩm Chiếc lá đầu tiên

- Kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò (trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm...và cả tình yêu đầu tiên của mình)

- Tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc, là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên.

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chiếc lá đầu tiên

- Từ ngữ bộc lộ cảm xúc

- Câu đặc biệt 

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chiếc lá đầu tiên

1. Nỗi nhớ về nhân vật “em”

- Nghệ thuật nhân hóa “tiếng thở”  của thời gian kết hợp từ tượng thanh “rất khẽ”

- “Hoa súng tím” “chùm phương” “cánh ve” gợi không gian mùa hè

- Hoa súng, cánh ve, phượng hồng đều là những sự vật gợi nhắc đến mùa hè và tuổi học trò. Dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình đang trôi về mùa hè năm ấy, mùa hè đầu tiên anh biết yêu.

- Hai câu thơ như dâng đầy nỗi nhớ da diết và sự tiếc nuối của tác giả về những năm tháng của quá khứ đã trôi theo dòng chảy của thời gian. Bên cạnh đó, khi đọc những vần thơ này, người đọc cũng cảm nhận được sự đồng cảm và bất giác nhớ lại những kỉ niệm đã qua của bản thân.

2. Nỗi nhớ về ngôi trường cũ

- Nghệ thuật nhân hóa “sân trường bâng khuâng” gợi ra một không gian trường học còn vô vàn những lưu luyến

- Câu thơ ngắt dòng với dấu chấm ở giữa câu “Sân trường đêm. Rụng xuống lá bàng đêm”

à Không gian tĩnh lặng bỗng xao động bởi lá bàng rơi xuống. Phải chăng lúc lá bàng rơi cũng chính là dòng cảm xúc của tác giả trôi về khoảng sân trường năm ấy với nỗi nhớ ra diết tuổi học sinh của mình.

- Điệp từ “nỗi nhớ” được lặp lại 3 là sự dồn dập của cảm xúc.

- Đoạn hội thoại xuất hiện ở khổ thơ 5 gợi về những kỉ niệm nơi lớp học

- Những kỉ niệm về ngôi trường cũ chợt ùa về trong tôi. Cảm xúc bồi hồi, xao xuyến xen lẫn những tiếc nuối về một thời học sinh đã qua. Đó là những năm tháng học trò đầy hồn nhiên và vui tươi. Vẫn mãi còn đó những hình ảnh của thầy cô, bạn bè, lớp học, sân trường và bóng cây,... Tất cả dù đã xa, song luôn là kí ức đẹp và không bao giờ phai mờ.

3. Hình ảnh "Chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ

- Hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ là một hình ảnh mang tính tượng trưng.

- Đó là tình yêu đầu, là tuổi học trò, là quãng thời gian đẹp đẽ và cũng là một con người khác của tác giả - một người của thời ngây ngô, trong sáng. 

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Tây Tiến

Tác giả tác phẩm: Dưới bóng hoàng lan

Tác giả tác phẩm: Nắng mới

Tác giả tác phẩm: Bình Ngô đại cáo

Tác giả tác phẩm: Thư lại dụ Vương Thông

1 1515 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: