Lời má năm xưa - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Lời má năm xưa Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 4274 lượt xem
Tải về


Tác giả tác phẩm: Lời má năm xưa - Ngữ văn 10

I. Tác giả

- Tên: Trần Bảo Định

- Sinh năm: 1944 

- Quê quán: An Vĩnh Ngãi, Tân An, Long An

- Cựu sinh viên Văn khoa - Đại học Đà Lạt

- Các tác phẩm chính

+ Ngao du sơn thủy, thơ, 2012

+ Thầy tôi, thơ, 2013

+ Mẹ, tiếng lòng, thơ, 2013

+  Vợ tôi, thơ, 2014

Lời má năm xưa - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Tác phẩm Lời má năm xưa

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Xuất xứ: Trích Tương hợp Phật tính dân gian và môi trường sinh thái, in trong Thương những ngày…,

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Tóm tắt tác phẩm Lời má năm xưa

Câu chuyện kể lại thời tuổi thơ của nhân vật tôi khi vô tình dùng ná thun để bắn con chim chài. Sau khi bị má mắng và giải thích nhân vật tôi đã hiểu ra và đem chú chim về chăm sóc cho đến khi lành bệnh.

5. Bố cục tác phẩm Lời má năm xưa: 2 phần

- Đoạn 1: Từ đầu đến “cớ sự từ cái rình theo cuộc”: Nhân vật tôi cùng bạn bè dùng ná thun bắn con chim chài

- Đoạn 2: Còn lại: Nhân vật tôi hiểu ra và sửa chữa lỗi lầm

6. Giá trị nội dung tác phẩm Lời má năm xưa

- Thể hiện tình yêu thương các loài vật nhỏ bé.

- Sự hiểu biết về thể giới tự nhiên muôn màu, muôn vẻ

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lời má năm xưa

- Tình huống truyện độc đáo hấp dẫn

- Ngôn ngữ giản dị, mang màu sắc Nam Bộ

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lời má năm xưa

1. Câu chuyện cũ năm xưa

 - Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”:

+ Hối hận, bối rối.

+ Tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống “thú diện nhơn tâm”.

+ Không thể nào quên câu nói của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”.

+ Không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mối khi nhớ lại chuyện cũ.

- Nội dung bao quát của văn bản: Lời má dặn dò năm xưa và cảm xúc của nhân vật tôi về “câu chuyện cũ”.

2. Câu hỏi của má

- Sau khi nghe câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” đã thức tỉnh nhân vật tôi. Sau đó là một loạt hành động của nhân vật tôi chăm sóc và cứu sống chim thằng chài.

- Câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” được lặp lại hai lần trong văn bản.

- Việc lặp lại câu hỏi ấy vừa góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là chuyện được kể lại, vừa nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, nỗi nhớ không quên được về lời má dặn của nhân vật tôi.

3. Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên

- Con người, thiên nhiên và cảnh vật là những yếu tố có mối quan hệ gần gũi với nhau bởi tất cả đều luôn hiện hữu xung quanh nhau. Bởi vậy, không có lí do gì để con người phá vỡ mối quan hệ đó.

- Hãy đón nhận và xem đó giống như một đại gia đình, và những người trong gia đình luôn biết yêu thương và không hãm hại nhau.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Nắng đã hanh rồi

Tác giả tác phẩm: Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Tác giả tác phẩm: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống

Tác giả tác phẩm: Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật

Tác giả tác phẩm: Lí ngựa ô ở hai vùng đất

1 4274 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: