Sách bài tập Toán 7 (Cánh diều) Bài tập cuối chương 4

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài tập cuối chương 4.

1 4,559 30/12/2022
Tải về


Giải sách bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều

Giải SBT Toán 7 trang 114 Tập 1

Bài 29 trang 114 SBT Toán 7 Tập 1:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Số đo của góc xOt trong Hình 39 là:

A. 45°;

B. 135°;

C. 55°;

D. 90°.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Ta có xOt^+tOy^=180° (hai góc kề bù)

Nên xOt^=180°tOy^

Suy ra xOt^=180°45°=135°.

Vậy ta chọn phương án B.

Bài 30 trang 114 SBT Toán 7 Tập 1:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Hình 40 có AB và CD cắt nhau tại O, Ot là tia phân giác của góc BOC, AOC^BOC^=68°. Số đo góc BOt là:

A. 56°;

B. 62°;

C. 28°;

D. 23°.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Ta có AOC^+BOC^=180° (hai góc kề bù)

AOC^BOC^=68°

Suy ra AOC^=180°+68°2=124° BOC^=180°68°2=56°.

Vì Ot là tia phân giác của góc BOC nên ta có:

BOt^=tOC^=12BOC^=12.56°=28°.

Vậy ta chọn phương án C.

Bài 31 trang 114 SBT Toán 7 Tập 1:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Cho Hình 41A^1=B^3=60°. Kết luận nào sau đây là sai?

A. A^3=60°;

B. B^1=60°;

C. A^4=120°;

D. B^2=60°.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Ta có:

A^3=A^1=60° (hai góc đối đỉnh). Do đó A đúng.

B^3=B^1=60°(hai góc đối đỉnh). Do đó B đúng.

A^1+A^4=180° (hai góc kề bù)

Suy ra 

A^4=180°A^1=180°60°=120°.

Do đó C đúng.

B^3+B^2=180° (hai góc kề bù)

Suy ra B^2=180°B^3=180°60°=120°.

Do đó D sai.

Vậy ta chọn phương án D.

Bài 32 trang 114 SBT Toán 7 Tập 1:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Quan sát Hình 42. Tổng số đo hai góc A1 và B1 là:

A. 110°;

B. 240°;

C. 180°;

D. 220°.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

ABC^ B1^ là hai góc kề bù nên ta có:

ABC^+B^1=180°

Suy ra 

B^1=180°ABC^=180°70°=110°.

Giả sử d cắt a và b lần lượt tại D và C sao cho D^1=90°,C^1=90° (hình vẽ).

Do đó D^1=C^1 (cùng bằng 90°).

Mà hai D1 và C1 ở vị trí đồng vị nên a //b.

Suy ra A^1=B^1 (hai góc so le ngoài).

Do đó A^1=B^1=110°

Nên A^1+B^1=110°+110°=220°.

Vậy ta chọn phương án D.

Bài 33 trang 114 SBT Toán 7 Tập 1:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Quan sát Hình 43, biết MNO^=AOB^=BQM^=90°,ABO^=50°. Tìm số đo mỗi góc NMQ, BMQ, MAN.

Lời giải

Ta có ANM^+MNO^=180° (hai góc kề bù)

Suy ra 

ANM^=180°MNO^=180°90°=90°.

Do đó ANM^=AOB^ (cùng bằng 90°)

ANM^ AOB^ ở vị trí đồng vị nên MN // OB.

Suy ra:

NMO^=BQM^=90° (hai góc so le trong)

AMN^=ABO^=50° (hai góc đồng vị).

Ta có AMN^+NMQ^=AMQ^ (hai góc kề nhau).

AMQ^+BMQ^=180° (hai góc kề bù).

Do đó AMN^+NMQ^+BMQ^=180°

Suy ra 

BMQ^=180°AMN^NMQ^=180°50°90°=40°.

Ta lại có: AOB^=BQM^ (cùng bằng 90°)

AOB^ BQM^ ở vị trí đồng vị nên MQ // AO.

Suy ra MAN^=BMQ^=40° (hai góc đồng vị).

Vậy NMO^=90°,BMQ^=40° MAN^=40°.

Giải SBT Toán 7 trang 115 Tập 1

Bài 34 trang 115 SBT Toán 7 Tập 1:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Quan sát Hình 44, biết ME vuông góc với AB tại E và ME, MF lần lượt là tia phân giác của góc AMB và AMC. Vì sao hai đường thẳng MF và AB song song với nhau?

Lời giải

Vì ME, MF lần lượt là tia phân giác của góc AMB và AMC nên:

AME^=BME^=12AMB^ AMF^=CMF^=12AMC^

Mặt khác AMB^ AMC^ là hai góc kề bù nên ta có:

AMB^+AMC^=180°

Lại có AME^ AMF^ là hai góc kề nhau nên:

AME^+AMF^=EMF^

Do đó 

EMF^=AME^+AMF^=12AMB^+12AMC^

Hay

EMF^=12AMB^+AMC^=12.180°=90°.

Suy ra EMF^=BEM^ (cùng bằng 90°).

EMF^ BEM^ là hai góc so le trong nên MF // AB.

Vậy MF và AB song song với nhau.

Bài 35 trang 115 SBT Toán 7 Tập 1:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Quan sát Hình 45. Cho OD vuông góc với CC’ tại O, AOC^=160°, AOB^BOC^=120°.

a) Tính số đo mỗi góc AOB, BOC.

b) Tia OD có là tia phân giác của góc AOB hay không?

c) So sánh hai góc AOC và BOC’.

Lời giải

a) Vì AOB^ BOC^ là hai góc kề nhau nên ta có:

AOB^+BOC^=AOC^=160°

AOB^BOC^=120°.

Nên AOB^=160°+120°2=140° BOC^=160°120°2=20°.

Vậy AOB^=140° BOC^=20°.

b) Vì OD CC’ tại O nên COD^=90°

Do hai góc BOC và BOD là hai góc kề nhau nên:

BOC^+BOD^=COD^

Suy ra 

BOD^=COD^BOC^=90°20°=70°

Do hai góc AOD và COD là hai góc kề nhau nên:

AOD^+COD^=AOC^

Suy ra 

AOD^=AOC^COD^=160°90°=70°

Do đó BOD^=AOD^ (cùng bằng 70°).

Mặt khác tia OD nằm giữa hai tia OA và OB nên tia OD là tia phân giác của góc AOB.

Vậy tia OD là tia phân giác của góc AOB.

c) Ta có BOC'^+BOC^=180° (hai góc kề bù)

Suy ra 

BOC'^=180°BOC^=180°20°=160°.

Do đó AOC^=BOC'^ (cùng bằng 160°).

Vậy AOC^=BOC'^.

Bài 36 trang 115 SBT Toán 7 Tập 1:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Quan sát Hình 46, biết Ox vuông góc với Oz và Oy vuông góc với Ot.

a) Hai góc xOt và yOz có bằng nhau hay không?

b) Chứng tỏ xOy^+zOt^=180°.

c) Vẽ tia Ou là tia phân giác của góc tOz. Tia Ou có phải là tia phân giác của góc xOy hay không?

Lời giải

a) Do hai góc xOt và tOz là hai góc kề nhau nên ta có:

xOt^+tOz^=xOz^=90° (Ox Oz).

Suy ra xOt^=90°tOz^   (1)

Do hai góc yOz và tOz là hai góc kề nhau nên ta có:

yOz^+tOz^=yOt^=90° (Oy Ot).

Suy ra yOz^=90°tOz^   (2)

Từ (1) và (2) ta có xOt^=yOz^.

Vậy xOt^=yOz^.

b) Ta có hai góc xOz và yOz là hai góc kề nhau nên ta có:

xOz^+yOz^=xOy^

Khi đó

xOy^+zOt^=xOz^+yOz^+zOt^=xOz^+yOz^+zOt^=xOz^+yOt^

= 90° + 90° = 180°.

Vậy xOy^+zOt^=180°.

c)

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Do hai góc xOt và tOu là hai góc kề nhau nên ta có:

xOt^+tOu^=xOu^

Do hai góc uOz và yOz là hai góc kề nhau nên ta có:

uOz^+yOz^=uOy^

Mà Ou là tia phân giác của tOz^ nên tOu^=uOz^.

xOt^=zOy^ (theo phần a).

Suy ra xOu^=yOu^

Mặt khác tia Ou nằm giữa hai tia Ox và Oy nên Ou có phải là tia phân giác của góc xOy.

Vậy Ou có phải là tia phân giác của góc xOy.

Bài 37 trang 115 SBT Toán 7 Tập 1: Quan sát Hình 47.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

a) Vì sao hai đường thẳng a và b song song với nhau?

b) Tìm số đo góc MIK.

c) Vì sao hai đường thẳng MN và IK song song với nhau?

Lời giải

a) Ta có MQP^=QPN^ (cùng bằng 90°).

Mà hai góc MQP và QPN là hai góc ở vị trí so le trong nên a // b.

Vậy a // b.

b) Vì a // b (theo phần a) nên MIK^+IKN^=180°

Suy ra 

MIK^=180°IKN^=180°80°=100°.

Vậy MIK^=100°.

c) Do hai góc IMN và aMN là hai góc kề bù nên ta có:

IMN^+aMN^=180°

Suy ra 

aMN^=180°IMN^=180°80°=100°.

Do đó MIK^=aMN^ (cùng bằng 100°).

Mà hai góc MIN và aMN ở vị trí đồng vị nên MN // IK.

Vậy MN // IK.

Bài 38* trang 115 SBT Toán 7 Tập 1: Tìm số đo góc BCD trong Hình 48, biết AB // DE.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Kẻ Cx // AB (hình vẽ).

Do Cx // AB nên ABC^+BCx^=180° (hai góc trong cùng phía).

Suy ra 

BCx^=180°ABC^=180°130°=50°.

Do AB // DE nên ABC^+BGE^=180° (hai góc trong cùng phía)

Suy ra 

BGE^=180°ABC^=180°130°=50°.

Khi đó BCx^=BGE^ (cùng bằng 50°).

Mà hai góc BCx và BGE ở vị trí đồng vị nên Cx // GE.

Suy ra xCD^+CDE^=180° (hai góc trong cùng phía)

Do đó 

xCD^=180°CDE^=180°150°=30°.

Ta có hai góc BCx và xCD là hai góc kề nhau nên:

BCD^=BCx^+xCD^=50°+30°=80°.

Vậy BCD^=80°.

Bài 39 trang 115 SBT Toán 7 Tập 1: Quan sát Hình 49.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Chứng tỏ:

a) yy’ // zz’;

b) ut zz’;

c) xx’ // zz’.

Lời giải

a) Ta có DFE^+DFz'^=180° (hai góc kề bù)

Suy ra  

DFz'^=180°DFE^=180°100°=70°.

Do đó DFz'^=mDy'^ (cùng bằng 70°).

DFz'^ mDy'^ ở vị trí đồng vị nên yy’ // zz’.

Vậy yy’ // zz’.

b) Vì yy’ // zz’ (theo phần a) nên ta có:

uEz'^=uCy'^=90° (hai góc đồng vị).

Do đó ut zz’.

Vậy ut zz’.

c) Ta có uAx'^=uEz'^ (cùng bằng 90°).

uAx'^ uEz'^ ở vị trí đồng vị nên xx’ // zz’.

Vậy xx’ // zz’.

Giải SBT Toán 7 trang 116 Tập 1

Bài 40* trang 116 SBT Toán 7 Tập 1: Quan sát Hình 50, trong đó vết bẩn đã xóa mất đỉnh O của góc xOy. Sử dụng định lí phát biểu trong Bài tập 26b, nêu cách vẽ đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với tia phân giác của góc xOy.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Kẻ Ay’ // By, khi đó ta có xAy'^=xOy^ (hai góc đồng vị).

Vẽ tia Az là tia phân giác của góc xAy’.

Khi đó xAz^=12xAy'^=12xOy^

Vẽ tia Ot là tia phân giác của góc xOy.

Khi đó xOt^=12xOy^

Do đó xAz^=xOt^ (cùng bằng 12xOy^).

xAz^ xOt^ ở vị trí đồng vị nên Az // Ot.

Như vậy, qua điểm M kẻ đường thẳng d vuông góc với Az thì đường thẳng d là đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với tia phân giác của góc xOy (theo định lí phát biểu trong Bài tập 26b).

Bài 41 trang 116 SBT Toán 7 Tập 1: Quan sát Hình 51, biết Ox // HK, tia Ox là tia phân giác của góc yOK. Chứng minh hai góc OHK và OKH bằng nhau.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải

Vì Ox là tia phân giác của góc yOK nên xOy^=xOK^

Do Ox // HK nên ta có:

xOy^=OHK^ (hai góc đồng vị);

xOK^=OKH^ (hai góc so le trong).

Do đó OHK^=OKH^ (cùng bằng xOy^ xOK^).

Vậy OHK^=OKH^.

Bài 42* trang 116 SBT Toán 7 Tập 1: Tìm số đo góc QRS trong Hình 52, biết aa’ // cc’.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Kẻ Rb’ là tia đối của tia Rb (hình vẽ trên).

• Ta có QRb^+QRb'^=180° (hai góc kề bù)

Suy ra 

QRb'^=180°QRb^=180°150°=30°.

• Do aa’ // cc’ nên dPc'^=dQa'^=30° (hai góc đồng vị)

Khi đó dPc'^=QRb'^ (cùng bằng 30°).

dPc'^ QRb'^ ở vị trí đồng vị nên bb’ // cc’.

Suy ra SRb'^+RSc'^=180° (hai góc trong cùng phía).

Do đó 

SRb'^=180°RSc'^=180°130°=50°.

• Vì hai góc QRb’ và SRb’ là hai góc kề nhau nên:

QRS^=QRb'^+SRb'^=30°+50°=80°.

Vậy QRS^°=80°.

Bài 43* trang 116 SBT Toán 7 Tập 1: Cho Hình 53 có OC và DE cùng vuông góc với OD, BAO^=120°,AOD^=150°.Chứng tỏ rằng AB // OC // DE.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Cánh diều (ảnh 1)

Kẻ OC’ là tia đổi của tia OC (hình vẽ trên).

• Do COD^=ODE^ (cùng bằng 90°).

COD^ ODE^ ở vị trí so le trong nên OC // DE.

Suy ra DOC'^+ODE^=180° (hai góc trong cùng phía)

Do đó 

DOC'^=180°ODE^=180°90°=90°.

• Do hai góc AOC’ và DOC’ là hai góc kề nhau nên:

AOC^+DOC^=AOD^

Suy ra 

AOC^=AOD^DOC^=150°90°=60°.

• Ta có AOC^+AOC'^=180° (hai góc kề bù)

Suy ra 

AOC^=180°AOC'^=180°60°=120°.

Do đó BAO^=AOC^ (cùng bằng 120°).

BAO^ AOC^ ở vị trí so le trong nên AB // OC.

Do OC // DE và AB // OC nên AB // OC // DE (hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau).

Vậy AB // OC // DE

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 3

Bài 1: Góc ở vị trí đặc biệt

Bài 2: Tia phân giác của một góc

Bài 3: Hai đường thẳng song song

Bài 4: Định lí

Xem thêm tài liệu Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài tập ôn tập chương 4

1 4,559 30/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: