Để tính độ tuổi của mẫu vật bằng gỗ, người ta đo độ phóng xạ 14C6 có trong mẫu vật tại thời điểm t

Lời giải Bài 33 trang 39 SBT Toán 11 Tập 2 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 11.

1 249 lượt xem


Giải SBT Toán 11 Bài 2: Phép tính lôgarit

Bài 33 trang 39 SBT Toán 11 Tập 2: Để tính độ tuổi của mẫu vật bằng gỗ, người ta đo độ phóng xạ C614 có trong mẫu vật tại thời điểm t (năm) (so với thời điểm ban đầu t = 0), sau đó sử dụng công thức tính độ phóng xạ H=H0eλt (đơn vị là Becquerel, kí hiệu Bq) với H0 là độ phóng xa ban đầu (tại thời điểm t = 0); λ=ln2T là hằng số phóng xạ, T = 5 730 (năm) (Nguồn: Vật lí 12 Nâng cao, NXBGD Việt Nam, 2014). Khảo sát một mẫu gỗ cổ, các nhà khoa học đo được độ phóng xạ là 0,215 Bq. Biết độ phóng xạ của mẫu gỗ tươi cùng loại là 0,250 Bq. Xác định độ tuổi của mẫu gỗ cổ đó (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Lời giải:

Chất phóng xạ có chu kì bán rã là T = 5 730 (năm).

Suy ra: λ=ln25  730.

Gọi t là độ tuổi của mẫu gỗ cổ.

Vì độ phóng xạ của mẫu gỗ tươi cùng loại là 0,250 Bq nên ta có H0 = 0,250 Bq.

Khi khảo sát một mẫu gỗ cổ, các nhà khoa học đo được độ phóng xa là 0,215 Bq, suy ra ta có H = 0,215 Bq.

Ta có:

Để tính độ tuổi của mẫu vật bằng gỗ, người ta đo độ phóng xạ

Vậy độ tuổi của mẫu gỗ cổ đó xấp xỉ 1 247 năm.

1 249 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: